Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Vì sao Giáng sinh phải có cây thông?

Tại nhiều quốc gia trên thế giới, cây thông đại diện cho sự tái sinh, sự sống mạnh mẽ trong mùa đông lạnh giá.


Người châu Á thường dùng biểu tượng như đào, quất, mai để đón Tết thì người châu Âu và châu Mỹ, lựa chọn của họ là cây thông hoặc vân sam (thuộc họ thông).
Từ thời xưa, cây thường xanh (đại diện là thông) đã được coi là một biểu tượng của sự sống giữa mùa đông lạnh giá. Người La Mã trang trí nhà cửa với các nhánh của cây thường xanh và treo chúng trong nhà trong suốt mùa đông, theo Christianitytoday.
vi-sao-giang-sinh-phai-co-cay-thong
Cây thông trở thành biểu tượng mỗi mùa Giáng sinh.
Đầu thời Trung Cổ, huyền thoại về cây thông trang trí được phát triển khi Chúa Jesus tái sinh vào mùa đông. Đó cũng là thời điểm mà cây cối trên khắp thế giới rũ băng giá để đâm chồi nảy lộc. Người theo đạo Thiên Chúa cũng tin rằng, cây thông là biểu hiện của chúa Giáng sinh.
Tương truyền rằng thánh Boniface khi đang trên đường hành hương vô tình bắt gặp những kẻ ngoại đạo sùng bái đang tập trung quanh một cây sồi lớn. Họ dùng một đứa trẻ để tế thần.
Để cứu đứa trẻ, thánh đã hạ gục cây sồi bằng một nắm đấm. Tại nơi cây sồi đổ gục mọc lên một cây thông nhỏ. Thánh Boniface đã nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống, nó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Chúa Cứu Thế. Đó cũng là lý do vào Noel, người Đức có truyền thống trồng những cây thông nhỏ. Loài cây này cũng xuất hiện trong mọi lễ hội lớn nhỏ của họ.
Một trong những giả thuyết thuyết phục nhất về việc sử dụng cây thông là cây Giáng sinh bắt đầu từ các vở kịch thời Trung cổ. Các vở nhạc kịch này đều lấy chủ đề về Kinh Thánh. Ban đầu, các vở kịch này phục vụ nhà thờ. Nhưng vào cuối thời Trung cổ, các buổi kịch diễn ra trong không khí cởi mở hơn. Thời đó, nhiều người quan điểm đêm Giáng sinh cũng được coi là ngày lễ của Adam và Eva. Trong một số cảnh, hình ảnh một cây thông treo đầy trái cây được coi là tượng trưng cho vườn địa đàng. Và cây thông còn có tên gọi khác là "cây thiên đường".
vi-sao-giang-sinh-phai-co-cay-thong-1
Cây thông được trang trí trong lâu đài Windsor ở Anh. Ảnh: Countryliving.
Trong thế kỷ 16, những vở kịch như vậy bị cấm ở nhiều nơi. Mọi người bắt đầu trang trí "cây thiên đường" trong nhà mình để tưởng nhớ. Đây cũng là thời điểm mà cây Giáng sinh trở nên phổ biến ở Đức. Những vùng vắng bóng thông, con người tạo ra các đồ vật hình chóp từ gỗ và tô điểm bằng nhiều phụ kiện. Chẳng bao lâu sau, phong tục này lan sang các nước khác ở châu Âu.
Còn theo truyền thuyết khác, khi đạo Cơ đốc giáo chưa ra đời, những loại cây cối có màu xanh quanh năm thường mang ý nghĩa rất đặc biệt với con người trong mùa đông. Cây thông được chọn cho dịp Giáng sinh cũng vì lẽ này. Nhiều quốc gia khác còn tin rằng sắc xanh chính là thứ bùa giúp xua đuổi tà ma và bệnh tật.
Năm 1841, nữ hoàng Anh Victoria cùng chồng, hoàng tử Albert lần đầu trang trí cây thông tại lâu đài Windsor bằng nến, nhiều loại bánh kẹo, bánh mì gừng. Hoạt động này sau đó trở thành thời thượng ở Anh và được các gia đình giàu có dùng những đồ vật quý giá để trang trí. Sau khi tồn tại ở Anh, phong tục này trở nên phổ biến khắp các thuộc địa của đế chế này và còn tới cả vùng đất mới lúc bấy giờ là Canada.

Anh Minh (vnexpress)

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...