Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

RadioFM974:Ý Đại Lợi: Mồ Hôi Và Nước Mắt Của Người Di Dân Trên Những Cánh Đồng Cà Chua ở Foggia


Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 18/12/2017

   Nằm trên vùng Puglia, miền nam nước Ý, dãy bờ đá thăm thẳm dài vương ra tới biển Adriatic, nơi có những bải biển thơ mộng yên lành, níu chân không biết bao nhiêu là du khách từ xa tới,  ở đây cũng là một trung tâm nông nghiệp trọng yếu của Ý,  là nước có cà chua bán trên khắp thế giới và một phần ba số lượng đó được sản xuất ở vùng này, tỉnh Foggia.  
   Nhưng ở một phía xa mờ sau lưng các bải biển thơ mộng đầy người này, lác đác từng những khu nhà trại nhỏ, tồi tàn, lụp sụp dựng lên bằng tôn thiếc, thùng giấy cạt – tông cũ mốc bạc màu mà người Ý địa phương biết tới như là các khu ổ chuột cho những người lao động di dân, những người đã trồng và gặt hái cà chua từ bao năm qua sống. Tổ chức nghiệp đoàn lớn nất nước Ý, CGIL, ước lượng có khoảng tới 12 ngàn người di dân hiện sống tại các khu nhà trại này, thiếu thốn đủ đủ điều, có nhiểu chỗ, họ không có nước máy, không có điện hay hệ thống cống rảnh ô nhiểm thường xuyên gây ra bệnh tật, báo chí Ý tường thuật đã có bốn người di dân chết tại đây trong năm qua. Các khu nhà trại này là chỗ ở của cả hai người di dân hợp pháp và di dân không có giấy tờ từ khắp nơi trên thế giới tới, trong đó bao gồm dân của các nước trong khối liên hiệp Âu châu, thường là dân Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi rồi A Phú Hản và Tây Hồi nhưng phần lớn là người dân từ Phi châu. Họ đến Foggia tìm việc làm lao động tay chân nhưng theo tổ chức nghiệp đoàn và chính quyền trung ương cũng như địa phương thì, hầu hết đều bị đám chủ nhân nhẩn tâm bốc lột, giờ giấc làm việc nhiều hơn và lâu hơn nhưng tiền lương thì dưới mức lương trung bình quy định.
   Khi chủ nhân các nông trại cần tìm người làm rẻ, có ngay tức thì, họ trực tiếp mướn những người di dân này, qua đám người trung gian, gọi là “Caporali, trùm các băng đảng”, các “Caporali” này sẽ có số tiền hoa hồng trích từ tiền lương công nhân và thu tiền lệ phí chuyên chở tới nông trại cũng như tiền thực phẩm, tiền nước uống, nước xài hàng ngày trong thời gian làm việc ở đó. Raffaele Falcone, một luật sư làm việc cho nghiệp đoàn CGIL, đưa ra một thí dụ nhỏ, thực tiển về việc này, một anh trùm băng đảng từ Ma – Rốc, người có mười chiếc xe buýt hạng trung và mướn tài xế từ các khu nhà trại ổ chuột, cứ mỗi 300 ký lô cà chua mà người di dân hái được, chủ nông trại trả cho tên trùm này 5 đồng Âu châu, tên này lấy phần mình rồi đưa cho người di dân 3 đồng, người di dân phải trả tiền xe cộ 5 đồng, đôi khi thêm 5 đồng nữa cho tiền thức ăn. Mức lương trung bình trả cho người lao động, do chính quyền Ý ấn định là 53 đồng Âu châu một ngày, giờ làm việc giới hạn 6 tiếng rưỡi, ba tiếng tối đa làm thêm nếu có.
   Từ tháng 9 năm nay, luật sư Falcone đã nộp cho tòa án 34 hồ sơ về sự bốc lột sức lao động và nạn tống tiền mà người di dân phải chịu khi làm việc tại các khu nông trại, dưới tay bọn băng đảng, không có khế ước lao động và 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, có nhiều trường hợp có bạo động võ lực, theo Falcone, lý do tại sao những người lao động di dân này không dám nói ra, vì các khu nhà trại ổ chuột mà họ ở, không có bóng dáng công lực nào cả, mọi sự đều do đám băng đảng thao túng, họ có sức mạnh trong tay, cho hay không cho việc làm và gây thương tích cho bất cứ người di dân nào chống lại. Aly Muhammad, 19 tuổi, rời bỏ quê nhà xứ Mali năm 16 tuổi, hiện sống tại một khu nhà trại người lao dộng di dân gần vùng Borgo Mezzanone, một cái ấp vùng nông thôn chừng 500 người, khu nhà này dựng lại trên một phi trường quân sự bỏ hoang, chấp vá bằng các tấm tôn, tấm nhựa và giấy cạt – tông cứng, được biết tới với cái tên “trại trốn chạy”, chia ra từng khu riêng rẽ cho các nhóm dân khác biệt nhau, họ có nhà thờ, đền thờ riêng, có tiệm bán hàng, tiệm thịt và ngay cả câu lạc bộ.  Muhammad nói rằng, trong những năm anh ta ở Libya, trước khi trên tới Ý, anh đã bị dân vệ quân ở Tripoli bắt giam và hành hạ cho đến khi gia đình anh gởi số tiền 600 đồng Âu châu, trả cho bọn này để được thả ra, nhưng anh cảm thấy sự đối đải mà mình nhận được ở Ý làm anh giận hơn, anh tự hỏi “làm thế nào mà người ta lại sống như vầy tại một nước gọi là giàu có tiến bộ”.
   Qua một số hồ sơ của tòa án, người ta tìm thấy có một hệ thống đưa người di dân lậu trực tiếp từ Tunisia của những chủ nông trại Ý để có người làm công rẻ mạt. Cứ mỗi vài tuần, đám trùm băng đảng cho dời người công nhân di dân từ khu nhà trại này qua khu nhà trại khác cũng như thay đổi nông trại ở các tỉnh xa bao gồm Foggia, cách nhau hàng mấy trăm cây số với mục đích không cho các nhóm di dân liên lạc nhau được. Giới chủ nhân nông trại lên tiếng cho là, những quy định mới về việc chống bốc lột sức lao động nhắm vào họ không công bằng cho lắm. Họ cho biết, nông trại cần có một lực lượng lao động uyển chuyển, vì họ không nói cũng như hiểu về văn hóa của người lao động di dân nên cách tốt nhất là thuê mướn qua những người trung gian. Phản đối các quy định mới này, ông Enzo Smacchia, chủ nhân của 40 mẫu trồng cà chua ở Puglia nói là ông trả cho người làm của ông số lương công bằng, giờ bị luật pháp đối xử như bọn băng đảng, tại sao chính quyền không tập trung vào các vụ tội phạm hình sự và đỉ điếm đang lan tràn ở các khu nhà trại ổ chuột.
   Ông Smacchia cảm thấy rằng những người làm chủ nông trại hạng trung bình như ông, là nạn nhân của bọn buôn bán lẻ, họ đã tìm cách hạ giá cà chua xuống, cho nên người lao dộng di dân phải bị ảnh hưởng vì chủ nhân buộc phải giảm tiền lương bằng cách này hay cách khác. Công tố viên của tỉnh Foggia, Francesca Pirrelli cũng đồng ý với Smacchia, vì không có trung tâm tìm kiếm việc làm ở Foggia và vì tỉnh này là một tỉnh nghèo nên đã xảy ra tình huống như thế đó, Pirrelli hiện là người đứng đầu của một lực lượng đặc nhiệm mới được thành lập chống mạng lưới băng đảng, bà cũng nói thêm, họ sẽ thi hành một cuộc càn quét vào mùa xuân năm tới khi mùa gặt hái thu hoạch bắt đầu.
   Luật pháp hiện tại cho phép toán đặc nhiệm này tịch thu đất nông trại nào được xem là nơi có mặt loại tội hình sự này, bộ trưởng bộ nội vụ Ý cũng đã cam đoan là sẽ cho thi hành mọi biện pháp bảo vệ nhân chứng cho cả giới chủ nhân và người lao động, những người đồng ý trình báo các sự bốc lột, tống tiền mà họ gặp phải, mặt khác, chính quyền địa phương sẽ hành động cứng rắn, theo dõi, lưu ý tới các khu nhà trại ổ chuột của di dân ở thường xuyên vì các nơi này giờ gián tiếp bị kiểm soát bởi các nhóm băng đảng hình sự, là thành phần chủ chốt tổ chức nạn mãi dâm, buôn bán ma túy. Đã có nhiều người di dân bị đưa ra khỏi một số khu nhà trại ổ chuột, và sẽ còn nhiều người tiếp theo trong những ngày tới đây, những người này có thể đến ở tại các trung tâm tạm cư do chính phủ lập ra, được ăn uống miễn phí và hưởng mọi dịch vụ vệ sinh cần thiết, sống ở đây họ không còn sợ bị bốc lột, tống tiền từ bọn băng đảng.
   Hiện chỉ có khoảng 1000 giường ngủ tại mấy trung tâm tạm cư đang có, do chính quyền tỉnh Foggia lập ra nhưng họ đang có kế hoạch lập thêm nữa trong mùa thu hoạch cà chua năm sau. Mùa đông tới, không còn nhiều người làm trên những cánh đồng cà chua, một số đã đi xa xuống phía nam hái cam, số khác lại ngược lên những thành phố có hảng xưởng phía bắc, phần còn lại trong các khu nhà trại ổ chuột, dự phần vào các chuyện làm ăn bất hợp pháp để sống còn, hệ thống sưỡi ấm cũ kỹ được dùng tới nhiều hơn dễ gây ra hỏa hoạn nguy hiểm nhưng cái lạnh buốt thấu xương lại là cái đáng sợ đối với họ hơn là ngọn lửa.
   Một nhóm khá đông người lao dộng di dân bàn chyện sẽ cùng nhau đi tới thủ đô La Mã, biểu tình đòi chấm dứt việc bốc lột sức lao động và nói lên quyền của một người công nhân cũng như có chổ ở hẳn hoi, nhưng họ cũng đành phải nhìn nhận rằng, cho tới khi nào họ có được các thứ đó thì mọi thứ thật sự vẫn sẽ không có gì thay đổi, có nghĩa là “mồ hôi nước mắt của họ, người di dân khốn khổ xa nhà, sẽ còn tiếp tục đổ ra trên những cánh đồng cà chua bát ngát ở Foggia và các nơi khác trên đất Ý”.
   
Thuyên Huy

Monday 18.12.2017

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...