Chu Vỉnh Khang (trái) và con là Chu Tân
Gần đây, trang mạng của Ủy ban
Kỷ luật Trung ương TQ.đăng bài “10 điều cần quan tâm, không nên bao bọc con
cái”. Trong đó mục “Chính sự” điểm lại sự kiện nhiều quan to ngã ngựa
do vấn đề gia đình: Con trưởng của Chu Vĩnh Khang kiếm tiền nhờ mua bán
chức quan, Quách Bá Hùng từng than thở Quách Chính Cương là hiểm họa sau
này, còn sự nghiệp của Lệnh Kế Hoạch thì sụp đổ xuất phát từ vụ tai nạn
xe của người con Lệnh Cốc.
Chu Vĩnh Khang
Ngày 29/7/2014, ông Chu Vĩnh Khang bị
lập án điều tra, trở thành quan chức to nhất bị xử lý trong lịch sử xây
dựng chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước đó, cuối năm 2013,
cả con trai Chu Tân và con dâu Hoàng Uyển của ông này đều bị bắt để điều
tra.
Mục “Chính sự” chú ý đến Chu Tân dựa vào Chu Vĩnh Khang dựng lên tập đoàn hủ bại khổng lồ.
Chu Tân từng học tại Đại học Dầu khí Tứ
Nam ở Tứ Xuyên, khi đó Chu Vĩnh Khang là lãnh đạo cấp cao của Tổng công
ty Dầu khí. Năm 2001, Chu Tân đến Tứ Xuyên tìm cơ hội kinh doanh. Khi đó
Chu Vĩnh Khang đã được điều đến nhậm chức Bí thư tỉnh Tứ Xuyên. Ban đầu
Chu Vĩnh Khang không muốn cho Chu Tân làm kinh doanh, vì thế hai cha
con họ Chu từng một thời mâu thuẫn.
Nhưng việc “làm ăn” của Chu Tân ngày
càng phát triển, theo đó bắt đầu xây dựng quan hệ với Lưu Hán. Theo
thông tin, Lưu Hán từng cho biết, Chu Vĩnh Khang từng gọi điện nhờ “chăm sóc Chu Tân cẩn thận”.
Chu Tân lợi dụng quan hệ với những thuộc
cấp của Chu Vĩnh Khang để xây dựng mạng lưới kinh doanh trên nhiều lĩnh
vực: dầu khí, đất đai, khí mỏ…
Nửa đầu năm 2013, nhiều quan to trong
PetroChina như Tưởng Khiết Mẫn, Vương Vĩnh Xuân, Vương Đạo Phú, Nhiễm
Tân Quyền… bị điều tra, vì nằm trong đường dây giúp Chu Tân trục lợi từ
hoạt động khai thác dầu.
Mục “Chính sự” trong Hồ sơ án của Chu
Vĩnh Khang nhắc đến việc ông này lạm dụng chức quyền yêu cầu Tưởng Khiết
Mẫn, Lý Xuân Thành… hỗ trợ Chu Tân và Chu Phong trong kinh doanh, qua
đó họ cũng trục lợi số tiền phi pháp 21,36 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3,3 tỷ
Đô la Mỹ) và gây thất thoát tài sản công khoảng 14,86 tỷ Nhân dân tệ.
Sau khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, một người con khác của Chu Vĩnh Khang là Chu Hàm cũng bị chú ý.
Tháng 3/2014 có thông tin chỉ ra, Chu
Hàm vì nghi Chu Vĩnh Khang giết hại mẹ mình nên đoạn tuyệt quan hệ với
Chu Vĩnh Khang, vì thế mà thoát tội liên lụy trong vụ án Chu Vĩnh Khang.
Vào cuối năm 2013, Chu Hàm mang theo vợ con đi Mỹ, định cư tại Houston.
Theo tờ Tin sáng Hoa Nam ở Hồng Kông đưa
tin ngày 11/5/2015, một người cung cấp thông tin cho biết, Chu Tân và
Chu Hàm đã bị bắt giữ.
Theo đó nhiều nguồn tin ở Trung Quốc Đại
Lục cho rằng Chu Hàm tuy không kiếm chác được như Chu Tân nhưng cũng
chưa bao giờ tách khỏi là cái bóng của Chu Vĩnh Khang, có thể phát tài
được là nhờ những thân tín của Chu Vĩnh Khang chiếu cố giúp đỡ.
Tháng 6/2000, Chu Hàm tốt nghiệp Đại học
Camden County ở New Jersey (Mỹ), sau khi về nước được vào làm tại Công
ty Dầu và Khí đốt thiên nhiên Bắc Kinh. Ba tháng sau Chu Tân đi “thực
tập” tại Viện Nghiên cứu Thăm dò địa chất thuộc Ban Quản lý Dầu khí Tứ
Xuyên, tháng 9/2006 trở thành Kiến Trúc sư, giữ chức Phó trưởng ban quản
lý. Sau khi Chu Vĩnh Khang nhậm chức Bí thư Ban Chính trị và Pháp luật,
trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, Chu Hàm từ Tứ
Xuyên chuyển đến Bắc Kinh nhậm chức Phó ban Thông tin và Tự động hóa của
Trung tâm Quản lý khí đốt Bắc Kinh thuộc PetroChina.
Báo mạng Tài Tân từng đưa tin tiết lộ,
Chu Hàm đã “mất tích” từ cuối năm 2013, chức vụ khi bị “mất tích” là Chủ
nhiệm Văn phòng Đảng ủy Trung tâm Quản lý Dầu khí Bắc Kinh của
PetroChina.
Quách Bá Hùng
Vừa qua, quá trình điều tra án ông Quách
Bá Hùng đã kết thúc và được chuyển đến tòa để xét xử. Người phụ trách
cơ quan kiểm sát quân sự khi trả lời phỏng vấn về vụ án ông Quách Bá
Hùng đã cho biết, người nhà và những thuộc cấp liên quan trong vụ án ông
Quách Bá Hùng sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
Người nhà được nhắc đến ở đây bao gồm người con Quách Chính Cương của ông này, vừa ngã ngựa vào hồi tháng Ba năm ngoái.
Trước “lưỡng hội” Trung Quốc năm ngoái,
trên trang thông tin của cơ quan quân sự Trung Quốc đưa tin, Phó Chính
ủy Quách Chính Cương của Quân khu tỉnh Chiết Giang bị tình nghi phạm
pháp, bị Viện Kiểm sát Quân sự lập án điều tra từ tháng 2/2015.
Mục “Chính sự”chú ý đến việc Quách Chính Cương là con một của Quách Bá Hùng, vì thế luôn là “tâm bệnh” của ông này.
Theo truyền thông đưa tin, ông Quách Bá Hùng từng chia sẻ với một thân tín rằng “đứa con này không biết cầu tiến, sau này là phiền phức lớn”.
Quả thực Quách Chính Cương sống tùy hứng, không thích ràng buộc, từng phát biểu rằng “chống tham nhũng muốn là làm được”.
Theo thông tin, khi Quách Chính Cương
làm việc tại Khu Cảnh giới Châu Sơn, nhiều người ở bộ phận cấp dưới còn
không được thấy mặt; thường xuyên xảy ra cảnh đồng sự phải cầm văn bản
đi tìm anh ta; khi tham gia hội nghị thường tùy ý bỏ đi. Quách Chính
Cương không thích nói chuyện với cấp dưới, khi cấp dưới gặp mặt chào hỏi
thì chỉ nhận được cái liếc xéo của anh ta.
Chuyện hôn nhân của Quách Chính Cương cũng là đề tài khiến nhiều người bàn tán.
Người vợ hai của Quách tên Ngô Phương
Phương, đã gần 50 tuổi. Khi họ chuẩn bị kết hôn, bà Ngô Phương Phương
thân bụng to, dẫn theo mẹ già đến văn phòng của Quách đề nghị nói chuyện
lý lẽ sau đó mới kết hôn. Theo thông tin, gia đình Quách Chính Cương
không thừa nhận bà Ngô Phương Phương là con dâu.
Hoạt động kinh doanh của bà Ngô Phương
Phương cũng xảy ra nhiều vấn đề, từ cuối năm 2013 thường xuyên xảy ra sự
cố kiện cáo. Những người đầu tư làm ăn kinh doanh cùng bà này tố cáo họ
bị lừa đảo, nhiều lần họ tập trung trước Quân khu tỉnh Chiết Giang
kháng nghị, thậm chí còn hô to “Quách Chính Cương trả lại tiền”.
Lệnh Kế Hoạch
Vi phạm kỷ luật vì xử lý vụ tai nạn của con trai
Trong kỳ 1/1015, tạp chí “Nhân vật toàn cầu” từng có bài “Sự suy tàn của ông Lệnh Kế Hoạch”.
Theo nội dung bài viết, vào 4 giờ sáng ngày 18/3/2012, người con trai
duy nhất của ông Lệnh Kế Hoạch bị tai nạn xe Ferrari ở Bắc Kinh và thiệt
mạng. Theo đó, trong quá trình xử lý câu chuyện rắc rối cho con, ông
Lệnh Kế Hoạch đã vi phạm kỷ luật.
Nhưng ngày hôm sau (19/3/2012), ông Lệnh
Kế Hoạch vẫn xuất hiện tại Hội nghị Dân chính Toàn quốc lần thứ 13 với
thần thái ung dung. Trong 2 ngày sau đó vẫn đi dự hội nghị, thị sát,
phát biểu…. Từ những cảnh quay ghi lại cho thấy không ai nhận ra vẻ khác
thường nào của ông Lệnh Kế Hoạch. Vì thế những tin đồn đoán về con
người này “có vấn đề” ngày càng nhiều.
Mục “Chính sự” chú ý đến khi xảy ra tai nạn, Lệnh Cốc mới 24 tuổi và đang là Nghiên cứu sinh Học viện Giáo dục Đại học Bắc Kinh.
Theo tạp chí Nhân vật Toàn cầu, Lệnh Cốc
học tại Học viện Quan hệ Quốc tế Bắc Kinh từ 2007 – 2011. Dùng bí danh
Vương Tử Vân, nhưng tin vỉa hè được lan truyền rất nhanh, vì thế ai sau
đó ai cũng biết là con trai của Lệnh Kế Hoạch. Thỉnh thoảng Lệnh Cốc lại
chạy xe sang trọng đến trường và gặp gỡ chào hỏi bạn bè. Anh ta còn tổ
chức thành lập “Ban Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế” dùng để giao lưu giữa các “thái tử”. Sau khi tốt nghiệp đại học, Lệnh Cốc không tham gia chụp ảnh lưu niệm tốt nghiệp, vì anh ta “không muốn chụp ảnh chung”.
Cho dù kết quả học tập chỉ vào loại tầm thường, nhưng năm 2011 vẫn được
cử đi làm Nghiên cứu sinh tại Học viện Giáo dục Bắc Kinh.
Trước tháng 11/2012, Lệnh Kế Hoạch từng 3
lần mở tiệc, mở rộng số người tham gia cả bên ngoài “hội Tây Sơn”, đây
là bước ngoặc cho số phận thành viên “hội Tây Sơn”. Những bữa tiệc này
liên quan đến “giải quyết hậu quả” vụ tai nạn xe Ferrari của con trai
ông ta.
Thế nhưng vào “ngày Đông chí” 22/12/2014, Lệnh Kế Hoạch đã bị điều tra.
Chu Bản Thuận
Ông Chu Bản Thuận bị bắt khi vừa đến
tham gia họp tại một Hội nghị ở Bắc Kinh, trở thành Bí thư Tỉnh ủy ngã
ngựa đầu tiên kể từ sau Đại hội 18.
Cùng ngày, người con Chu Tĩnh của ông Chu Bản Thuận cũng bị bắt tại một công ty ô tô ở Trường Sa.
Theo thông tin, do công việc quá bận rộn
nên ông Chu Bản Thuận buông lỏng quản lý con, còn người vợ thì nuông
chiều con, việc học hành bê bối, khả năng ngoại ngữ kém.
Mục “Chính sự” chú ý đến sự kiện, khi
ông Chu Bản Thuận nhậm chức tại Sở Công an tỉnh Hồ Nam và Ban Chính trị –
Pháp luật Trung ương, người con Chu Tĩnh của ông này đã kết thân với
Triệu Tấn (con Triệu Thiếu Lân – cựu Bí thư tỉnh Giang Tô), người xây
dựng những con tàu thương mại lớn liên quan đến các công trình công
cộng, bất động sản, bán xe, đầu tư tài chính. Chu Tĩnh từng tuyên bố, ở
Trường Sa không có Triệu Tấn thì không làm được việc gì.
Tháng 6/2014, Triệu Tấn bị bắt, sau đó
hai tháng thì người cha Triệu Thiếu Lân cũng bị khai trừ khỏi Đảng.
Trong “hồ sơ cha con hủ bại”, hai cha con nhà này cũng thuộc loại nổi
tiếng.
Theo người phụ trách doanh nghiệp Trung ương tỉnh Hồ Nam cho biết, sau khi Chu Tĩnh biết Triệu Tấn bị bắt đã rất hoảng sợ. “Chu Tĩnh chạy tới hỏi tôi liệu có công ty nào muốn tham gia vào các hạng mục bất động sản của Triệu Tấn nữa hay không”.
Chu Tĩnh còn thường xuyên gọi điện cho
người cha Chu Bản Thuận nhờ giúp đỡ, nhưng Chu Bản Thuận không cho phép
con mình được phép cầu xin chuyện “cứu người”, đề nghị Chu Tĩnh làm ngơ,
không nên để liên lụy vào vụ án Triệu Tấn.
Nhưng Chu Tĩnh không nghe theo Chu Bản
Thuận mà vẫn tích cực hành động vì Triệu Tấn. Khi biết chuyện con mình,
Chu Bản Thuận dù không vui nhưng không thể ngăn chặn được.
Triệu Thiếu Lân
Như kể trên, cha con Triệu Tấn và Triệu
Thiếu Lân nổi tiếng trong “hồ sơ cha con hủ bại” bị ngã ngựa. Người cha
Triệu Thiếu Lân không chỉ dung túng cho người còn mà còn phối hợp ăn hối
lộ cùng người con, sau khi Triệu Tấn bị bắt thì chính Triệu Thiếu Lân
phải ra tay thu dọn.
Mục “Chính sự” chú ý đến Triệu Tấn có
vòng tròn bạn bè đặc biệt rộng rãi: Hà Gia Thành, Viện phó Viện Hành
chính Quốc gia; Vương Mẫn, cựu Bí thư thành phố Tế Nam; Dương Vệ Trạch,
cựu Bí thư thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô; Võ Trường Thuận, cựu Sở
trưởng Công an Thiên Tân…
Theo thông tin, khi làm ăn ở Bắc Kinh,
Triệu Tấn đã làm môi giới tình dục cho những quan chức trong vòng tròn
bạn bè và âm thầm quay camera để uy hiếp. Tháng 12/2014, ông Vương Mẫn –
Bí thư thành phố Tế Nam ngã ngựa là vì video quay lén của Triệu Tấn lọt
vào tay Ủy ban Kỷ luật Trung ương.
Tháng 6/2014, Triệu Tấn bị điều tra. Sau
sự cố, đích thân Triệu Thiếu Lân đến Thiên Tân thu dọn tàn cuộc, thực
hiện kế hoạch cắt giảm biên chế, để lại những thân tín nòng cốt để chờ
ngày phục hận, ông ta còn đích thân phụ trách các địa bàn Thiên Tân, Nam
Kinh và Tế Nam.
Nhưng sau đó không lâu thì chính Triệu Thiếu Lân cũng ngã ngựa.
Theo Secretchina
Minh Tâm biên dịch
Minh Tâm biên dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét