Có thể nói, trong lĩnh vực điện
hạt nhân thì Trung Quốc là bá chủ. Bất kể dùng cách tính toán nào thì
tốc độ xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc luôn là “con số
thiên văn”.
Vào 20 năm trước, một nửa số lò phản ứng
trên toàn cầu được xây dựng ở Trung Quốc, và hiện nay vẫn còn 22 lò
phản ứng đang xây dựng, 42 lò phản ứng đang trong dự tính xây dựng.
Nhưng vì chính quyền Trung Quốc luôn giữ bí mật về công tác xây dựng nhà
máy điện hạt nhân, vì thế vấn đề an toàn trong lĩnh vực này ở Trung
Quốc Đại Lục luôn là dấu hỏi lớn.
Khó có cơ hội tìm hiểu
Tờ “Thông tin nước Mỹ” (US News) đưa tin, nguyên nhân của thảm họa hạt nhân Chernobyl
ở Liên Xô cũ vào 30 năm trước vì lỗ hổng trong thiết kế. Moscow biết
lỗi này nhưng đã không đưa ra công khai. Tương tự, hiện nay nếu ngoại
giới muốn tìm hiểu về công tác an toàn nhà máy điện hạt nhân ở Trung
Quốc là vô cùng khó khăn, vì không thể nào nhìn xuyên qua những mảng bê
tông dày cộp bọc ngoài của lò phản ứng để thấy được bên trong.
Ông Lê Quảng Đức, Chủ tịch The
Professional Commons của Hồng Kông chia sẻ với VOA rằng, chính quyền
Trung Quốc không công khai vấn đề này, hiện nay những thông tin chúng ta
được biết toàn do người Pháp cung cấp.
Tại Pháp, có đến 3/4 lượng điện cung cấp
đến từ nhà máy điện hạt nhân, họ đã xuất khẩu kỹ thuật này từ lâu. Vào
năm 2007, người Pháp đã giúp Trung Quốc xây dựng hai lò phản ứng ở Đài
Sơn, Quảng Đông. Có 3 lò phản ứng tương tự được xây dựng ở Phần Lan và
Pháp.
Bị lỗi kỹ thuật vẫn tiếp tục triển khai
Theo US News, trong quá trình xây dựng
lò phản ứng ở 3 nước, nổi lên vấn đề ở Trung Quốc: Khi bộ phận quản lý
giám sát phát hiện có vấn đề kỹ thuật đối với lò phản ứng ở Pháp và Phần
Lan thì hai nước này đã phải tạm ngưng thi công, nhưng ở Trung Quốc thì
công trình vẫn đang tiếp tục xúc tiến. Vào năm ngoái, cơ quan quản lý
giám sát của Pháp cảnh báo, nhà máy điện hạt nhân ở Đài Sơn có công suất
lớn nhất thế giới có thể cũng gặp nguy hiểm tương tự, vì áp dụng thiết
kế như nhau (tương tự các cơ sở ở Phần Lan và Pháp).
Ông Lê Quảng Đức cho biết, nếu như Pháp không thông báo cho Trung Quốc thì sự việc sẽ như thế nào? “Nhiên
liệu sẽ được đưa vào nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sẽ hoàn thành và
đưa vào hoạt động trong trạng thái có vấn đề về kỹ thuật”.
Tốc độ thi công nhanh chóng mặt
Trong Sách Trắng công nghệ hạt nhân do
Trung Quốc phát hành vào tháng Một vừa qua đã thừa nhận, Trung Quốc
không đủ khả năng xử lý vấn đề cấp bách này. Trước đó, vào tháng 7/2010,
Cơ quan Nguyên tử Quốc tế đã đến thăm Trung Quốc và phát hiện hàng chục
vấn đề về an toàn.
Nhà phân tích độc lập về chính sách năng
lượng hạt nhân Mike Schneider ở Paris chia sẻ với US News rằng, tốc độ
xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc nhanh chóng mặt. Mike
Schneider nói, Trung Quốc điều số lượng nhân viên kỹ thuật hạt nhân có
hạn tham gia vào hàng chục dự án khác nhau, trong khi tình trạng nhiều
nhà máy đang ở giai đoạn nguy hiểm cao.
Đường cong nguy hiểm đối với nhà máy
điện hạt nhân là: Tính nguy hiểm cao nhất vào giai đoạn đầu và cuối vận
hành nhà máy: Giai đoạn đầu là lúc nhân viên làm việc đang học để quen
với các thao tác kỹ thuật; nhưng vào giai đoạn cuối, công trình bắt đầu
không còn kiên cố. Khi xảy ra thảm họa hạt nhân Chernobyl không phải ở
giai đoạn lão hóa, mà chỉ sau hai năm khi nó bắt đầu đưa vào hoạt động
thương mại.
Ở Trung Quốc hiện nay có rất nhiều nhà
máy điện hạt nhân đang ở thời đầu đưa vào hoạt động thương mại, đây là
giai đoạn nguy hiểm cao nhất.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét