Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Nấm mồ mới chôn thảm họa Chernobyl 30 năm trước

Ba mươi năm sau thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới, bao quanh nhà máy hạt nhân Chernobyl là cảnh hoang tàn và hoạt động thu gom chất thải phóng xạ, gợi liên tưởng về quá khứ đổ nát và tương lai khó khăn.

26/4/1986 Thảm họa Chernobyl
 
Theo SF Gate, nhà máy hạt nhân đang bị bỏ hoang. Sau khi lò phản ứng số 4 phát nổ vào sáng sớm ngày 26/4/1986, những lò phản ứng khác dần ngừng hoạt động và khu tổ hợp không sản xuất điện từ năm 2000. Ảnh: AP.
 
 
Sau khi vụ nổ và hỏa hoạn phun ra đám mây hình nấm bao trùm phần lớn phía bắc châu Âu, các công nhân Xô Viết xây dựng tường vách bao phủ tòa nhà đặt lò phản ứng, một cấu trúc bằng xi măng cốt thép nhằm ngăn chất thải rò rỉ vào không khí. Ảnh: Wikipedia.
 
 
Công trình xây vội này hoàn thành chỉ sau 5 tháng, được thiết kế để tồn tại khoảng 30 năm và đang có dấu hiệu xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Wikipedia.
 
 
Cách nơi này gần nửa kilomet, hàng trăm công nhân đang khẩn trương xây dựng công trình khổng lồ, bước đầu tiên để dọn nhiều tấn chất thải phóng xạ còn sót lại. Ảnh: AP.
 
 
Dự án Vỏ bọc an toàn mới (New Safe Confinement) trị giá 2,3 tỷ USD do Ngân hàng Kiến thiết và Phát triển châu Âu cùng các tổ chức quốc tế gây quỹ, là cuộc đua ngược với thới gian. Vỏ bọc an toàn mới dự kiến hoàn thành vào năm 2017, sẽ là nấm mồ mới ngăn chất phóng xạ rò rỉ ra môi trường xung quanh. Ảnh: Wikipedia.
 
 
"Bức tường an toàn mới có chiều cao, chiều rộng và chiều dài tương ứng là 108 m, 250 m và 150 m. Nó sẽ đóng vai trò như tường ngăn an toàn bao phủ lò phản ứng số 4 và dự kiến tồn tại trong 100 năm, cho phép Ukraine tháo dỡ lò phản ứng số 4 và khiến nơi đây trở nên an toàn mãi mãi", David Driscoll, giám đốc phụ trách an toàn ở tập đoàn Novarka của Pháp, đơn vị thi công công trình, chia sẻ. Ảnh: Wikipedia.
 
 
Ở không xa khu vực thi công, tiếng động cơ xe tải và thiết bị xây dựng nhỏ dần trong sự tĩnh lặng bao trùm thị trấn ma Pripyat. Trong hình là biểu tượng chữ thập và biển cảnh báo có chất phóng xạ ở lối vào thị trấn. Ảnh: Quotesvil.
 
 
Kho lưu trữ chất thải hạt nhân từ vụ nổ lò phản ứng số 4 ở nhà máy điện Chernobyl.
Nằm cách nhà máy điện hạt nhân 4 km, Pripyat ra đời nhằm phục vụ các công nhân nhà máy. Thành lập năm 1970, đây là mô hình lý tưởng ở Xô Viết với những khu căn hộ cao chọc trời. Khoảng 50.000 người từng sinh sống ở đây phải vội vã sơ tán sau vụ nổ. Ngày nay, âm thanh thuộc về con người duy nhất hiện diện ở đây đến từ những đoàn du khách đến tham quan. Ảnh: AP.
 
 
Một công nhân kiểm tra mức phóng xạ trên thùng chứa chất thải hạt nhân.
Sau thảm họa, các nhà chức trách thiết lập Khu vực Phong tỏa quanh nhà máy, kéo theo một vùng rộng 2.600 km2 không có người sinh sống. Tuy nhiên, những công nhân bảo dưỡng và giám sát nhà máy vẫn sinh sống ngắn ngày tại đây. Thông thường, họ ở lại hai tuần và sau đó rời đi hai tuần để giảm thiểu tiếp xúc với bụi phóng xạ. Vài trăm người đã sơ tán khỏi khu vực cũng dần quay trở lại vì sự gắn bó với ngôi nhà của họ lớn hơn mối quan tâm đối với chất phóng xạ. Ảnh: AP.
 
 
Nếu cảnh tượng hoang tàn của Chernobyl rất dễ thấy, những gì người dân phải chịu đựng sau tai nạn khó nhận biết hơn. Khoảng 600 người trở thành công nhân dọn dẹp, thỉnh thoảng họ phải vội vã đưa ngay những chiếc xe nhiễm độc đến bãi đổ rác. Ảnh: AP.
 
 
Một nhân viên phòng thí nghiệm kiểm tra mức phóng xạ lấy từ lò phản ứng số 4 trong nhà máy điện Chernobyl.
Những công nhân dọn dẹp vẫn còn sống sau 30 năm phải chịu nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo báo cáo của Bộ Y tế Ukraine, chỉ khoảng 5% trong số họ có thể được xem là thực sự khỏe mạnh. Ảnh: AP.
 
Phương Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...