Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

* Rừng mưa Amazon - Amazon rainforest


    Khu rừng già Amazon rộng lớn luôn ẩn chứa những điều bí ẩn chưa được khám phá, khiến chuyến đi vào rừng đầy rẫy hiểm nguy nhưng không kém phần thú vị và kích thích trí tò mò.
 

1. Bóng tối.

Tán cây che hết ánh sáng mặt trời khiến mặt đất luôn luôn tối đen.
 
    Ở những nơi rậm rạp nhất Amazon, tán rừng rất dày và che mất 99% ánh sáng mặt trời, khiến mặt đất tối đen và trở thành nơi sinh sống của các động thực vật độc đáo. Đồng thời, với hiện tượng này, Amazon và các khu rừng nhiệt đới khác giúp điều hòa nhiệt độ của trái đất.
 

2. Diện tích Amazon tương đương châu Úc.

 
Amazon có diện tích rộng lớn, tương đương Châu Úc.
 
    Nhìn trên bản đồ, bạn sẽ thấy độ rộng lớn tới khó tin của Amazon. Với diện tích 5,5 triệu km2, rừng Amazon bằng nửa tổng lãnh thổ của Liên bang Mỹ (gồm cả Alaska và Hawaii) và gần bằng diện tích của Australia (7,7 triệu km2).
 
3. Vùng trũng Bodele.


Vùng trũng Bodele
 
    Các nhà khoa học vừa phát hiện ra mối liên hệ lạ thường giữa sa mạc lớn nhất thế giới (Sahara) và khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới (Amazon) nhờ vào cùng trũng Bodele. Theo đó, gió thổi qua Đại Tây Dương đem bụi đất từ vùng trũng Bodele, một sa mạc ở Cộng hòa Chad, tới Amazon khiến khu rừng trở nên màu mỡ. Nếu không có sa mạc này, Amazon không tồn tại.
 

4. Sông ngầm Rio Hamza.

 



Rio Hamza là một dòng sông ngầm rộng hơn nhiều so với sông Amazon.
 
    Mọi người đều biết sông Amazon, nhưng còn một dòng sông khác không kém phần quan trọng ở khu rừng này. Tiếc là bạn sẽ không thể thấy nó trên bản đồ. Rio Hamza là một dòng sông ngầm rộng hơn nhiều so với sông Amazon, với lưu lượng nước gấp 40 lần sông Thames ở Anh.
 

5. Bộ lạc tách biệt với văn minh thế giới.

 
Tồn tại nhiều bộ tộc chưa ai biết tới đang sống rải rác trong rừng.
 

    Người ta đã phát hiện bộ lạc này sống tại Thung lũng Javari gần biên giới với Peru. Bộ lạc mới được phát hiện có thể thuộc cộng đồng ngôn ngữ Pano, hiện đang sống tại khu vực này. Thung lũng Javari được xem là có “mật độ tập trung các nhóm bộ lạc biệt lập cao nhất trong vùng rừng Amazon và thế giới” và có thể là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người bản địa từ ít nhất 14 bộ lạc.

 

6. Thực vật bí ẩn.

 
Nhiều loại thực vật bí ẩn vẫn chưa được các nhà khoa học nghiên cứu.
 
    Một kilômét vuông đất rừng mưa Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Vì thế, người ta thống kê được còn khoảng 99% loài thực vật trong khu rừng này chưa được các nhà khoa học nghiên cứu.
 

7. Cây Sandbox.

 
Cây Sandbox còn có tên gọi khác là cây thuốc nổ.
 
    Đây là loại cây trong rừng nhiệt đới Nam, Bắc Mỹ và rừng Amazon. Người dân chài dùng cây sandbox để đầu độc cá trên sông. Còn những người thợ săn ở Caribbe thì tẩm chất độc lên đầu mũi tên. Quả của cây sẽ nổ tung khi chín để phát tán hạt trong khoảng cách tới 45m nên loại cây này còn có tên gọi khác là cây thuốc nổ.
 

8. Cá candiru.

 
Cá candiru là loài cá nhỏ bé tưởng chừng như vô hại này nhưng lại là một trong những ký sinh trùng đáng sợ nhất hành tinh.
 
    Đây có lẽ là loài động vật nước ngọt đáng sợ nhất, dù kích thước của nó khá bé nhỏ. Về bản chất, candiru thuộc vào họ cá da trơn nhưng chúng luôn sống bằng cách ăn thịt những con cá lớn hơn ở Amazon. Chúng cũng rất hiếu chiến và sẵn sàng cắn người nếu tình cờ đụng độ.
 

9. Lươn điện.

 
Lươn điện có khả năng phóng điện làm tê liệt con mồi, và thắp sáng dưới mặt nước để nhìn được xung quang.
 
    Thực ra đây là một giống cá Knife, nhưng chúng có vẻ ngoài và cách bơi giống lươn. Theo các nhà sinh vật học, nhờ một hệ thống nội tạng đặc biệt, lươn điện có thể phát ra dòng điện mạnh hơn 500 volt, đủ để gây chết người. Chúng chủ yếu săn động vật không xương sống, dù một số con lớn có thể ăn cả cá và động vật có vú nhỏ. Lươn điện chỉ tấn công người nếu bị quấy rối.
 

10. Ếch phi tiêu độc.

 
Ếch phi tiêu độc có màu sắc rực rỡ để cảnh báo những con vật khác về độ nguy hiểm của chúng.
 
    Loài ếch này được mệnh danh là "sát thủ sắc màu" - tên gọi được bắt nguồn từ việc thổ dân da đỏ vùng Trung – Nam Mỹ lấy chất độc của chúng tẩm vào đầu cái mũi phi tiêu và phục vụ cho quá trình săn bắn. Màu sắc và sự phô trương của loài ếch phi tiêu độc này chính là một cách tuyên bố ngầm với kẻ thù về một chiến thuật tự bảo vệ và chiến đấu được gọi tên: xua đuổi bằng sắc màu.
 

11. Ếch thủy tinh.

 
Với lớp da trong suốt nên bạn có thể nhìn thấy cơ quan nội tạng của loài ếch thủy tinh.
 
    Ếch thủy tinh (glass frog) thuộc họ lưỡng cư Centrolenidae, có tên khoa học là Hyalinobatrachium valerioi. Kích thước của ếch thủy tinh không lớn, chúng thường dài từ 3 đến 7,5 cm. Chúng chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Hiện giới khoa học chưa biết loài ếch này ăn gì, nhưng họ cho rằng chúng có thể ăn côn trùng nhỏ. Lớp da dưới bụng của loài ếch này khá trong nên có thể nhìn thấy tim, gan, đường tiêu hóa của chúng.
 

12. Thằn lằn Jesus.

 
Thằn lằn Jesus chạy trên mặt nước.
 
    Đây là loài thằn lằn phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, nhất là trong khu rừng Amazon rộng lớn. Chúng sinh sống trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể. Khi giật mình bởi kẻ thù, những con thằn lằn này thường nhảy xuống suối hoặc dòng sông để tẩu thoát. Chúng chạy rất nhanh, có thể đạt được tốc độ từ 15 đến 16 dặm một giờ. Nếu như chúng có kích thước lớn như con người thì vận tốc đó sẽ là 800 dặm một giờ. Vì sự nhanh nhẹn trên, chúng có thể chạy trên mặt nước như bay.
 

13. Trăn Anaconda.

 
Trăn Anaconda là loài rắn lớn nhất thế giới.
 
    Thuộc vào nhóm những loài rắn lớn nhất thế giới, trăn anaconda sống ở lưu vực sông và các vùng đất ẩm thuộc Nam Mỹ. Theo các nhà sinh vật học, tên gọi anaconda xuất phát từ tiếng Tamil có nghĩa là Kẻ giết voi. Trăn Nam Mỹ ăn cá, chim, bò sát và các loài động vật có vú nhỏ, dù đôi khi chúng có thể tấn công lẫn nhau. Trăn anaconda không có nọc độc và thường giết con mồi bằng cách siết cho ngạt thở và gãy hết xương trước khi nuốt chửng.
 

14. Cá heo hồng.

 
Cá heo hồng.
 
    Cá heo hồng – Pink Dolphin hay Batos – được biết là loài cá heo thông minh nhất trong số các loài. Não chúng lớn hơn não người 40%. Chúng thân thiện, nhạy cảm và sống hòa hợp với con người trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay các chuyên gia nói chúng đối mặt với nạn tuyệt chủng ở một số nhánh sông.
 

15. Cá mập bò.

 
Cá mập bò
 
    Cá mập bò thường sống ở khu vực nước ngọt và được tìm thấy ở những vùng nước sâu thuộc nhánh sông Amazon như Iquitos ở Peru, cách cửa biển 4.000 km. Đây là loài cá có thể cảm nhận được sự thay đổi độ mặn của nước xung quanh và có thể thích nghi tùy theo môi trường mới. 

    Loại cá này có chiều dài khoảng 3,3 m, nặng 312 kg. Giống như các loài cá mập khác, chúng có vô số răng nhọn hình tam giác và bộ hàm rất khỏe với lực cắn lên tới 589 kg. Cá mập bò được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất thế giới.
 
 16. Cá sấuđen Caiman .
 
 
Cá sấu đen Caiman
 
    Loài cá sấu sống ở sông Amazon này có chiều dài 6 m và cân nặng 300 kg. Chúng có thể săn khỉ, hươu và thậm chí cả trăn Nam Mỹ. Ngoài khả năng rình mồi và lớp ngụy trang hoàn hảo, cá sấu Black Caiman còn có lực hàm cực mạnh. Chúng thường đớp rồi lôi con mồi xuống nước, lộn tròn để xé xác. Năm 2010, nhà sinh vật học Deise Nishimura bị con cá sấu ẩn dưới thuyền hàng tháng trời tấn công. Cô may mắn thoát chết nhưng mất một chân.
 
17. Cá Arapaima.

 
Cá Arapaima
 
    Cá Arapaima Là một sinh vật khổng lồ khác của Amazon, cá Arapaima có thể dài tới 2 m, nặng tới 100 kg với lớp vảy dày và cứng để chống lại kẻ thù. Chúng sống được ở những vùng có cá piranha mà không hề hấn gì.  Khi tấn công, Arapaima thường lao thẳng tới kẻ địch. Chúng có thể làm lật thuyền và khiến con người bị thương nặng. Năm 2002, phóng viên truyền hình Jeremy Wade đã bị một con tấn công gây thương tích nghiêm trọng.
 
18. Rắn san hô.
 
 Rắn san hô: Quy tắc “Đỏ và vàng có thể giết chết người. Đen và đỏ là bạn tử thần” có thể áp dụng với một số loài rắn ở Bắc Mỹ, nhưng ở Amazon thì không. Nhiều loại rắn san hô có màu trung tính và dễ dàng hòa lẫn với môi trường xung quanh. Loài rắn này thường tránh xa con người, nhưng nếu bị dẫm phải hay đánh động, chúng sẽ tấn công. Nọc của chúng có chứa chất độc thần kinh khiến bạn ngừng thở và mất mạng trong vòng vài tiếng đồng hồ.
Rắn San hô

    Quy tắc “Đỏ và vàng có thể giết chết người. Đen và đỏ là bạn tử thần” có thể áp dụng với một số loài rắn ở Bắc Mỹ, nhưng ở Amazon thì không. Nhiều loại rắn san hô có màu trung tính và dễ dàng hòa lẫn với môi trường xung quanh. Loài rắn này thường tránh xa con người, nhưng nếu bị dẫm phải hay đánh động, chúng sẽ tấn công. Nọc của chúng có chứa chất độc thần kinh khiến bạn ngừng thở và mất mạng trong vòng vài tiếng đồng hồ.
 
18. Rắn Fer-de-lance.
 
 
Rắn Fer-de-Lance
 
    Loài rắn này có thể vô cớ tấn công với nọc độc gây nôn, bất tỉnh, thối cơ, chảy máu trong, thậm chí là mất trí nhớ tạm thời hay vĩnh viễn. Người địa phương gọi chúng là “rắn ba bước”, nghĩa là bị cắn thì chỉ đi ba bước là chết. Dù có tầm tấn công hẹp, Fer-de-lance di chuyển nhanh hơn mắt thường có thể nhìn thấy. Ngay cả cầy mangut, loài nổi tiếng với khả năng săn rắn hổ mang chúa, cũng chỉ có cơ hội sống sót 50-50 khi đối mặt với loài rắn này.
 
19. Nhện Brazilian Wandering Brazil
 
 
 Nhện Brasilian Wandering Brasil

    Loài nhện độc nhất thế giới này là loài đặc hữu của Amazon và sẽ tấn công người nếu bị kích động. Nọc của chúng gây mất kiểm soát cơ và ngạt thở. Chúng không chăng tơ hay làm tổ mà chỉ lang thang khắp nơi, trú ở những nơi mát mẻ vào ban ngày và di chuyển trên mặt đất vào ban đêm. Ngoài ra, vết cắn của chúng còn dẫn tới tình trạng cương cứng suốt 4 tiếng ở nam giới.
 
20. Kiến đầu đạn.
 
 
Kiến đầu đạn
 
    Người khổng lồ trong thế giới loài kiến này có thể dài tới 2,5 cm, với ngoại hình khá đáng sợ và dữ dằn. Chúng khá hiền lành nhưng không ngần ngại tấn công nếu bị kích động. Từ tổ trên cây, chúng thả người xuống và cắn nạn nhân. Vết cắn của chúng được mô tả là “như đi trên than hồng với đinh cắm trong gót chân” và cơn đau sẽ kéo dài tới 24 tiếng. Bạn sẽ mất mạng nếu bị sốc phản vệ, còn thường thì sẽ chỉ bị nôn và tê liệt tạm thời. Điều đáng sợ là một con có thể cắn nhiều lần một giây và sẽ tiết ra một chất khiến những con khác tấn công nạn nhân.
 
21. Bọ sát thủ.
 
 
Bọ sát thủ
 
    Ngoài vết cắn gây đau đớn, chúng còn truyền ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây bệnh trùng mũi khoan. Ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, bệnh này gây ra cái chết cho 12.500 người mỗi năm.
(H.Phi chuyen)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...