Dân trí
Lo âu không phải là điều dễ chịu. Nó làm bạn mất ngủ, khó tập trung, mệt mỏi và cáu kỉnh. Nhưng tin tốt là việc kiềm chế sự lo âu có thể dễ dàng hơn bạn tưởng rất nhiều.
Sự lo âu dễ khiến chúng ta thu mình lại, trở nên hướng nội hơn và do đó ít giao tiếp hơn. Trước đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những người chú trọng bản thân nhiều hơn dễ có mức độ lo âu cao hơn.
Hai nhà tâm lý học tại Đại học British Columbia đã quyết định kiểm tra xem liệu những hành động tử tế, đã được chứng mình là làm tăng hạnh phúc của một người, có giúp làm giảm chứng lo âu xã hội hay không.
Trong bài báo công bố trên tạp chí Motivation and Emotion, Jennifer Trew và Lynn Alden đã mô tả nghiên cứu trên 115 sinh viên đại học bị chứng lo âu xã hội. Hai nhà nghiên cứu chia các đối tượng thành ba nhóm. Nhóm đầu tiên được đề nghị thực hiện ba hành động tử tế mỗi ngày, 2 ngày/tuần, trong 4 tuần. Ví dụ về các hành động tử tế của đối tượng bao gồm rửa bát cho bạn cùng phòng, cắt cỏ hộ nhà hàng xóm và quyên góp cho tổ chức từ thiện.
Nhóm thứ hai được yêu cầu tự tham gia, hoặc bộc lộ bản thân với các hoàn cảnh xã hội, cũng trong thời gian 4 tuần. Những tình huống này bao gồm hỏi giờ người lạ, nói chuyện với hàng xóm, và mời người khác ăn trưa. Các đối tượng cũng được hướng dẫn tập thở sâu trước để khiến nhiệm vụ của họ dễ thực hiện hơn.
Nhóm thứ ba – nhóm đối chứng – chỉ được yêu cầu ghi nhật ký về các sự kiện cá nhân.
Kết quả: Nhóm đầu tiên - những “người tử tế” - ít né tránh các tình huống xã hội do lo lắng bị từ chối hoặc xung đột hơn.
Trew và Alden kết luận rằng "n sự tham gia về mặt xã hội, và mở rộng mạng lưới xã hội".
"Chúng tôi thấy rằng mọi loại hành động tử tế đều có vẻ mang lại cùng một lợi ích, ngay cả những cử chỉ nhỏ như mở cửa cho ai đó hay nói “cảm ơn” với tài xế xe buýt".
Lạc quan sẽ ít lo lắng
Hướng ngoại và tham gia vào những hành động tử tế cũng liên quan với sự lạc quan. Trong một nghiên cứu khác gần đây, các nhà khoa học đã liên hệ khối lượng chất xám ở vỏ não trán ổ mắt trái, vùng nằm ngay sau mắt trái, để tăng sự lạc quan và giảm lo âu. Càng có nhiều chất xám ở vùng này, người đó càng lạc quan, và càng lạc quan thì càng ít lo lắng.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng giải phẫu não có thể thay đổi để đáp ứng với sự bi quan. Khi các nhà khoa học Nhật Bản đã theo dõi những thay đổi trong giải phẫu não của người lớn trẻ sau trận động đất và sóng thần ở nước này năm 2011, họ phát hiện ra rằng vỏ não trán ổ mắt ở nhiều đối tượng đã bị teo nhỏ. Những người bị giảm thể tích nhiều nhất vỏ não trán ở mắt ở bán cầu trái dễ có chẩn đoán rối loạn stress sau chấn thương hơn.
Trong nghiên cứu mới nhất, được công bố trên tạp chí Social, Cognitive and Affective Neuroscience, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Illinois, Urbana-Champaign đã xem xét giải phẫu não của 61 thanh niên khỏe mạnh và sau đó thực hiện một loạt các bài kiểm tra tâm lý. Bằng cách tính toán thể tích chất xám trong một số cấu trúc não so với toàn bộ thể tích não, họ thấy rằng những đối tượng lạc quan nhất và ít lo âu nhất cũng biểu hiện thể tích tế bào thần kinh lớn nhất ở nửa trái của vỏ não trán ổ mắt.
Các nhà khoa học hy vọng có thể thiết kế những liệu pháp nhận thức để thúc đẩy sự lạc quan ở những người lo lắng nhiều, nhờ đó làm giảm gánh nặng cảm xúc của họ.
Cẩm Tú
Theo Independent
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét