Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

5 Chất Kịch Độc Đáng Sợ Nhất Thế Giới

Khi được yêu cầu kể tên một chất độc, mọi người có thể nghĩ ngay đến xyanua, thạch tín hay chất độc thần kinh strychnine. Tuy nhiên, đây không phải các chất có độc tính mạnh nhất thế giới.
Đánh giá độc tính của các chất không phải việc dễ dàng. Trạng thái hóa học của một chất cũng như cách chúng ta hấp thụ nó ảnh hưởng rất lớn. Chẳng hạn như, nếu chúng ta nuốt chửng thủy ngân ở dạng lỏng thay vì hít hơi của nó, thủy ngân nhiều khả năng sẽ đi thẳng qua cơ thể chúng ta một cách vô hại. Song, vào năm 1996, khi một giáo sư người Mỹ chỉ bị dính 1 - 2 giọt hợp chất dimethyl thủy ngân trên găng tay cao su và sau đó là da trên cơ thể, cô đã rơi vào trạng thái hôn mê nguy hiểm chết người vài tháng sau đó.
Dưới đây là 5 chất độc mạnh nhất thế giới, với độc tính đều mạnh gấp ít nhất 100 lần so với xyanua, thạch tín hay strychnine, được các chuyên gia xếp theo mức độ tăng dần:
5. Ricin

Chất kịch độc có nguồn gốc từ thực vật này từng được sử dụng để giết chết Georgi Markov, một người chống chính quyền Bulgaria tị nạn ở London, Anh. Vào ngày 7/9/1978, khi Markov đang đứng chờ xe buýt gần cầu Waterloo, ông chợt cảm thấy đau nhói ở phía sau bắp đùi phải. Nhìn quanh, ông thấy một nam giới đang cúi gập người nhặt một chiếc ô.
Không lâu sau, Markov được đưa vào viện trong tình trạng sốt cao và qua đời 3 ngày sau đó. Kết quả khám nghiệm tử thi hé lộ một khối cầu nhỏ bằng hợp kim iridi - bạch kim trong bắp đùi của ông. Các điều tra viên xác định, quả cầu đã được dùng để đâm xuyên, đưa một lượng nhỏ chất ricin vào cơ thể Markov. Nó có thể được bắn ra từ một khẩu súng hơi giấu bên trong chiếc ô.
Theo các chuyên gia, ricin được trích lấy từ hạt của cây thầu dầu (Ricinus communis) và vẫn ở trạng thái sợi rắn. Nó là glycoprotein cản trở quá trình tổng hợp protein trong tế bào, gây ra cái chết tế bào. Nó có liều lượng gây chết trung bình (LD50) là 1 - 20mg trên mỗi kg nếu được hấp thu qua đường miệng, nhưng sẽ gây chết người với liều lượng thấp hơn nhiều nếu hít phải hoặc tiêm vào cơ thể như trong trường hợp của Markov.
4. VX
Chất độc thần kinh VX là hợp chất nhân tạo duy nhất trong danh sách 5 chất độc mạnh nhất thế giới. Nó ra đời từ nghiên cứu về thuốc trừ sâu mới của công ty ICI vào đầu những năm 1950, nhưng được chứng minh là quá độc hại cho sử dụng trong nông nghiệp. VX gây hại bằng cách cản trở sự dẫn truyền các thông điệp thần kinh giữa các tế bào, quá trình đòi hỏi một phân tử có tên gọi là acetylcholine.
Sau khi acetylcholine truyền dẫn thông điệp, nó cần phải được một chất xúc tác enzym có tên gọi acetylcholinesterase phá vỡ, nếu không sẽ tiếp tục gửi thông điệp. VX và các chất tác động thần kinh khác ngăn cản acetylcholinesterase hoạt động, dẫn đến việc co thắt cơ mất kiểm soát và người sẽ chết ngạt.
Các chất độc thần kinh được cả hai bên tạo ra trong Chiến tranh Lạnh, nhưng VX trở nên đặc biệt bổi tiếng sau khi được khắc họa trong bộ phim bom tấn "The Rock" của Hollywood. Chỉ có một người từng được ghi nhận đã thiệt mạng vì VX là một cựu thành viên giáo phái Aum Shinrikyo, dù có tới 4.000 con cừu vô tình bị chất này giết chết trong một tai nạn ở thung lũng Đầu lâu tại bang Utah, Mỹ năm 1968. VX có liều lượng gây chết trung bình (LD50) là 3 microgram (3/1.000mg) mỗi kg.
3. Batrachotoxin
chất độc, nhất thế giới
Thổ dân Anh-điêng ở Nam Mỹ nổi tiếng về việc sử dụng các ống thổi tên tẩm độc, chẳng hạn như nhựa của cây curare, để săn bắt mồi. Tuy nhiên, các chất độc mạnh nhất họ sử dụng lại được lấy từ da của các con cóc tí hon, đặc biệt là chất batrachotoxin.
Thổ dân Anh-điêng ở miền tây Colombia đã bắt các con cóc vàng Phyllobates terribilis và cóc nhiều màu Phyllobates bicolor, rồi hơ lửa để thu lấy batrachotoxin tiết ra từ da của chúng, trước khi tẩm chất độc này lên các mũi tên của họ. Liều lượng gây chết trung bình của batrachotoxin là khoảng 2 microgram (2/1.000mg) mỗi kg, tương đương lượng chất độc chỉ bằng 2 hạt muối cũng đủ giết chết mẹ.
Điều thú vị là, những cá thể thuộc hai loài cóc nói trên, nếu được sinh ra và lớn lên trong tình trạng nuôi nhốt, lại không chứa độc. Điều này hình thàn ám chỉ, chất  độc hình thành từ chế độ dinh dưỡng của chúng.
2. Maitotoxin
chất độc, nhất thế giới
Trên thế giới tồn tại rất nhiều chất độc mạnh, có nguồn gốc từ biển, chẳng hạn như saxitoxin, chất thường là nguyên nhân gây ngộ độc ở người sau khi ăn các động vật có vỏ cứng nhiễm độc. Chúng cũng thường gắn liền với các loại tảo độc hại sinh sôi phát triển ở biển.
Maitotoxin là chất độc mạnh nhất trong số này, với liều lượng gây chết trung bình thậm chí còn nhỏ hơn batrachotoxin. Là sản phẩm của trùng tảo, một sinh vật phù du ở biển, maitotoxin có cấu trúc rất phức tạp, tạo ra thách thức lớn đối với các nhà hóa học tổng hợp. Maitotoxin là chất độc tim mạch, phát huy ảnh hưởng bằng cách tăng lưu lượng ion canxi chảy qua màng cơ tim, gây suy tim.
1. Botulinum
chất độc, nhất thế giới
. Các chuyên gia đều nhất trí rằng, botulinum, chất độc do vi khuẩn kỵ khí sản sinh ra, là chất độc mạnh nhất từng được biết đến từ trước tới nay. Liều lượng gây chết trung bình của nó cực nhỏ, tối đa chỉ 1 nanogram (1/1.000.000mg) mỗi kg là đủ giết chết một người bình thường. Ngoại suy từ ảnh hưởng trên chuột, một liều chỉ 7 -10g botulinum cũng đủ cướp đi sinh mạng của một người nặng 70kg.
Botulinum lần đầu tiên được nhận diện là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, do sự cố liên quan đến việc xúc xích chế biến không đúng cách ở Đức vào cuối thế kỷ 18. Có rất nhiều chất độc botulinum, với loại A là nguy hiểm nhất. Chúng là những polypeptide, cấu tạo gồm 1.000 phân tử amino axit kết hợp với nhau. Chúng gây ra chứng liệt cơ bằng cách ngăn cản sự giải phóng chất truyền dẫn thần kinh acetylcholine.
Đặc tính gây liệt tương tự là cơ sở cho việc sử dụng lâm sàng chất độc botulinum trong sản phẩm thẩm mỹ Botox. Việc tiêm một lượng nhỏ chất độc này ngăn cản các cơ nhất định hoạt động, giúp làm giãn các cơ gây nhăn da
Tuấn Anh(Theo Tech Insider)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...