Nằm gần cao nguyên Tây Tạng là
Vương quốc Mustang ẩn mình tại một nơi hẻo lánh trên dãy núi Himalaya
huyền thoại. Đây từng là một quốc gia Phật Giáo độc lập cho đến khi được
sáp nhập với Nepal vào thế kỷ thứ 18.
Cho đến
trước năm 1992, khu vực này cấm khách du lịch và người ngoại quốc vì nằm
tại vị trí nhạy cảm trên đường biên giới. Do vậy, vương quốc này vẫn
còn bảo tồn được rât nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa cổ đại gắn kết chặt
chẽ với nền văn minh Tây Tạng.
Có khoảng 10.000 hang động bí ẩn tọa lạc tại vương quốc này.
Có lẽ
dòng sông Kali Gandaki tại đây đã trợ giúp để ‘nhào nặn’ nên những khối
đá dị thường và mang tính nghệ thuật ‘điêu khắc’ quanh vách núi với cả
chục ngàn cái hang động – một cảnh quan kỳ thú và vô cùng hiếm thấy tại
Nepal.
Một
trong những hang động nơi này an vị tại độ cao gần 50 mét cách mặt đất
khiến nhiều người băn khoăn không hiểu ai đã đào chúng và bằng cách nào
mà họ có thể leo lên tới đó. Tuy nhiên, dấu hỏi lớn nhất mà chưa ai giải
mã được là bằng cách nào mà người xưa có thể vượt qua vách núi dựng
đứng và ra vào các hang động cao vút này. Chỉ cần ngắm nhìn vách núi
thôi cũng có thể khiến những tay leo núi cự phách nhất phải bỏ cuộc ngay
từ đầu.
Đến ngày nay, cách thức mà những hang động này được hình thành vẫn là một bí ẩn với các nhà nghiên cứu.
Rất nhiều hang động nằm cách xa lòng thung lũng tới 50 mét.
Một số hang động nằm tại vị trí ‘bất khả xâm phạm’.
Những hang động này đã từng là nhà của các cư dân cổ đại trong vòng 1000 năm về trước.
Một số hang động được sử dụng làm nơi chôn cất người quá cố.
Mặc dù phần lớn những hang động tại đây
đều trống trải, tuy nhiên một số cái vẫn có vài vết tích về sự định cư
trong hang như nhà kho và không gian ngủ. Ngoài ra, một số hang động
cũng từng được sử dụng để làm nơi chôn cất. Các nhà nghiên cứu đã tìm
thấy một số xác người trong hang có độ tuổi lên tới 2.000 năm. Người
chết nằm trong chiếc giường gỗ, được trang trí bởi phụ kiện làm bằng
đồng.
Một số
cái khác có vẻ như đã từng được sử dụng làm tu viện. Những bức tranh
được vẽ lại trên tường mô tả khá sống động về văn hóa của cư dân thời
đó.
Theo một
khám phá mới nhất từ các nhà khảo cổ học, quần thể hang động tại vương
quốc Mustang từng được sử dụng trong 3 thời kỳ chính. Lần đầu tiên là
cách đây 3.000 năm về trước và khi đó nó được sử dụng làm nơi chôn cất.
1.000 năm sau trở thành nơi định cư và cuối cùng vào những năm 1.400s nó
đã trở thành nơi tu luyện của các cư sĩ Phật Giáo. Một số tu viện trong
hang động khá nổi tiếng và có tên gọi riêng, bao gồm: Luri Gompa,
Chungsi và Nyiphuk.
Tu viện Luri Gompa được biết đến rộng rãi nhất trong công chúng.
Phong cảnh dưới thung lũng, nơi các hang động an vị bên trên.
Tu viện
Luri Gompa nằm tại độ cao khoảng 30 mét cách mặt đất, được canh gác bởi
những vách núi hiểm trở, dựng đứng. Chỉ có một con đường độc đạo và một
lối vào duy nhất dẫn tới 2 căn phòng liền nhau phía bên trong hang.
Buồng
bên ngoài là sảnh chính của tu viện và phòng bên trong chính là nơi tu
học của các tu sĩ Phật Giáo thưở xưa. Điểm nhấn độc đáo tại đây là bức
tranh thể hiện những vị Đại Giác Giả Ấn Độ. Những vị Thánh này được tin
là những người đã đạt được thành tựu tối hậu trong quá trình tu luyện –
chứng ngộ và có sức mạnh phi thường nhờ thiền định.
Bích họa trên trần nhà tại tu viện Luri Gompa.
Vẫn còn
rất nhiều điều ‘bí ẩn’ về vương quốc Mustang hiện vẫn chưa được khám
phá. Hầu như không hề có bât kỳ tư liệu hay phóng sự nào về quá trình
khám phá những tu viện này – bạn chỉ có thể nhìn và cảm nhận nơi đây để
thấu hiểu sự đặc biệt của nó.
Theo Elite Readers
Bình An
Bình An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét