Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Những đợt thủy triều đỏ kinh hoàng trong lịch sử thế giới

Thủy triều đỏ (Hồng triều) là từ chỉ các đợt tảo biển bùng nổ trên diện rộng, có thể khiến mặt nước đổi màu, có màu đỏ hoặc nâu hoặc xanh.

Khi hiện tượng thủy triều đỏ xảy ra, tùy vào loại tảo sẽ sinh ra các độc tố tự nhiên, giảm lượng oxy trong nước biển, khiến các loài sinh vật biển chết hàng loạt. 
Thủy triều đỏ, giáp xác, ngư trường, tảo độc, hồng triều
Hiện tượng thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, Canada, Malaysia, Trung Quốc.
Thủy triều đỏ lần đầu được ghi nhận là vào năm 1793, tại British Columbia, Canada. 
 Theo trang LP, Thuyền trưởng George Vancouver cho lái tàu đi qua khu vực bờ biển, một số người trong thủy thủ đoàn đã dùng các con trai cho bữa sáng. Chỉ sau vài phút, họ bị ngộ độc, tay và chân bị liệt, nôn mửa. Một người sau đó tử vong. Phải gần hai thế kỷ sau đó, người ta mới xác minh được nguyên nhân của căn bệnh lạ, chính là do con trai đã bị nhiễm tảo độc.
Thủy triều đỏ, giáp xác, ngư trường, tảo độc, hồng triều
Thủy triều đỏ gây ra cá chết hàng loạt tại Vịnh Oman.
Thủy triều độc ở New England (Mỹ) vào năm 1972.
  Đợt thủy triều đỏ này do tảo độc dinoflagellate gonyaulax gây ra. Loại tảo này có độc tính cao, được tìm thấy trong các loại tôm, cua, trai, sò. Nếu ăn phải hải sản có nhiễm tảo, nạn nhân có thể bị ngộ độc, tê liệt và tử vong.
Thủy triều đỏ, giáp xác, ngư trường, tảo độc, hồng triều
Thủy triều đỏ ở California, Mỹ.
Thảm họa cá chết năm 2005.
Đợt tảo độc bùng nổ năm 2005 đã khiến ngành công nghiệp cá tại New England đóng cửa, và tốn 5 triệu USD trong quỹ hỗ trợ thảm họa liên bang. Có nơi, tảo độc trải dài hơn 30 dặm. Dọc bờ biển Florida, 30 con lợn biển bị chết. Độc tố gây nguy hiểm đến mức – chỉ một con sò nhiễm độc cũng gây chết người.
Thủy triều đỏ, giáp xác, ngư trường, tảo độc, hồng triều
Thủy triều đỏ gây thiệt hại nghiêm trọng ở HongKong

Thủy triều đỏ dị thường ở HongKong năm 1998.
Tại HongKong, thủy triều đỏ xuất hiện tháng 3-4/1998 đã gây tổn thất chưa từng cho trong lịch sử nuôi trồng thủy hải sản tại đây. Sự kiện này được cho là bất thường, kể cả về mức độ bao phủ lẫn chiều hướng xuất hiện. 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá bị ảnh hưởng, hủy hoại hơn 80% dự trữ cá thường trực. Thảm họa này do một loại tảo mới xuất hiện trong vùng. Theo nghiên cứu năm 2003, nguyên nhân dẫn đến việc cá chết không phải do thiếu oxy, vì vùng biển có cá chết vẫn có oxy.
Thủy triều đỏ, giáp xác, ngư trường, tảo độc, hồng triều
Thủy triều đỏ tại Trung Quốc năm 2014
Tháng 11/2014, thủy triều đỏ xuất hiện tại vùng biển Dameisha, Trung Quốc. 
Các nhà chức trách ra lệnh cấm bơi, đánh bắt cá.
Tử vong ở Malaysia.
Tháng 1/2013, một đợt thủy triều đỏ xảy ra một lần nữa tại bờ biển Đông thuộc bang Sabah nằm trên đảo Borneo của Malaysia. Hai trường hợp tử vong sau khi ăn hải sản đã bị nhiễm độc tố từ thủy triều đỏ.
Thiệt hại du lịch ở Florida. Đợt thủy triều đỏ xảy ra ở bãi biển Sarasota - chủ yếu tại chuỗi đảo Siesta Key, Florida vào tháng 1/2013 khiến hàng loạt cá chết. Du lịch bị ảnh hưởng vì du khách gặp vấn đề về đường hô hấp.
Thủy triều đỏ, giáp xác, ngư trường, tảo độc, hồng triều
Thủy triều đỏ tại Mỹ.
Thảm họa thủy triều đỏ tại Florida 2014.
Vào tháng 8 một đợt thủy triều đỏ không lồ xảy ra tại Florida có độ dài 90 145km và rộng 96km. Đây là hiện tượng thủy triều đỏ diện rộng nhất từng được ghi nhận.
Thủy triều đỏ không nhất thiết giết các loài giáp xác, nhưng chất độc tích tụ trong chúng có thể chuyển qua người, gây ngộ độc. Việc đóng cửa ngư trường khai thác sò ở bang Washington gây tổn thất 9,2 triệu USD, và ngành công nghiệp cua thiệt hại 84 triệu USD.
Một chuyên nhóm dân sự đã nỗ lực tuyên tryền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về thủy triều đỏ, cùng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cần thiết.
Lê Thu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...