Hoàng Linh
Nuôi heo bằng phương pháp công nghiệp tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc |
Đừng chỉ “đồ
sát” người nông dân vì họ không tự sản xuất ra chất cấm để làm bẩn thực phẩm,
đầu độc đồng loại. Vậy ai là người đứng sau thực phẩm bẩn?
Thực phẩm
bẩn đang ở tầm quốc gia, tràn lan, khắp đồng khắp chợ, có ai ngạc nhiên về tính
bao trùm này không?
Đơn cử như
thịt heo, ai đã chỉ cho ai mà một nông dân ở Hóc Môn, Củ Chi cũng như nông dân
ở Đồng Nai, Bình Dương hoặc địa phương khác đều biết cách pha chế để vật nuôi
vẫn còn “thở” cho đến miệng người tiêu dùng.
Nếu chậm
xuất chuồng trên 2 tuần, heo cứ thế mục xương mà chết. Cách làm đó, quy trình
đó khá chi tiết, ông nông dân, bà nông dân khó có thể nghĩ ra được. Vậy ai đã
hướng dẫn họ?
Cuối năm
2008 tôi đã phát hiện ra chuyện động trời này và báo cho nhiều cơ quan báo chí
nhưng đều nhận được cái lắc đầu.
Hôm đó tôi
mua vài kg thịt heo về, chuẩn bị kho ăn cả tuần vì một thân một mình làm biếng
bày vẽ nhiều món. Bất ngờ có người bạn rủ đi câu cá ở Lâm Đồng.Tôi bỏ quên cục
thịt và một tuần sau mới quay về.
Cục thịt còn
tươi chong, đỏ au, chó mèo, chuột không dám đụng tới, như phim kinh dị.
Tôi mang hỏi
một chủ trang trại có quy mô trên 1.000 con heo, anh nói:
- Đây là heo
xuất phát từ một tỉnh miền Đông, chủ trại cho ăn chất tạo nạc hoặc Salbutamol.
Heo ngáy như người, ủn ỉn như tiếng người, ăn xong, ngủ, ngủ xong ăn tiếp, lớn
như thổi.
Nhiều nhân
viên tiếp thị của các nhà máy thức ăn gia súc đã đến hướng dẫn tôi cách nuôi,
xuất chuồng sớm hơn hai tuần nhưng tôi không chịu.
Tôi là bác
sĩ thú y tôi biết tác hại khủng khiếp của các hoạt chất này. Nhưng nói cho bạn
biết tôi cầm cự chừng 3 năm nữa là sẽ phá sản, còn nếu muốn không phá sản thì
sẽ trở thành một thứ khốn kiếp giết hại đồng loại của mình.
Nhận diện 2 "kẻ giết
người" ẩn nấp trong thịt
Nguồn ảnh:
Tuổi trẻ
Salbutamol: Là một loại
thuốc kích thích chọn lọc các thụ thể beta - 2 (ở cơ trơn phế quản...)
Khi ăn thịt heo có salbutamol cũng
giống như uống thuốc này. Salbutamol còn trong thịt heo bao nhiêu là con người
sử dụng bấy nhiêu.
Trong khi salbutamol chỉ dùng để cấp
cứu bệnh nhân hen lên cơn co thắt phế quản không thở được. Nếu không cắt cơn
hen bệnh nhân sẽ chết. Chỉ có giữa cái sống và cái chết mới phải sử dụng
salbutamol vì đây là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Salbutamol là chất bị ngành nông
nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như một loại hoocmôn tăng trưởng. Tại Việt
Nam, chất này đã bị cấm sử dụng từ năm 2002.
Clenbuterol: (Spiropent,
Ventipulmin), dùng để tạo nạc, là một amin giao cảm được sử dụng bởi người bị
chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản.
Những người có rối loạn hô hấp mãn
tính như hen suyễn sử dụng như một thuốc giãn phế quản để làm cho việc thở dễ
dàng hơn.
Thuốc phổ biến nhất có sẵn dưới dạng
hydrochloride hydrochloride các muối clenbuterol. Ngoài ra Clenbuterol là loại
chất kích thích tuyến thượng thận, điều tiết sinh trưởng động vật, thúc đẩy quá
trình phát triển cơ bắp và tác dụng phân giải lipid.
- Vậy một
vài nhà máy bán luôn chất cấm?
- Không, họ
không ngu như vậy đâu, hồi đó nhân viên tiếp thị chỉ hướng dẫn và nói luôn là
lên Đồng Nai, khu Long Khánh, Gia Kiệm hỏi chỗ bán ai cũng biết. Không chỉ
Salbutamol không đâu còn có Clenbuterol và Rachtopamine nữa.
Tôi không
nói chúng sẽ gây ung thư chung chung để cho anh thấy tính gây bệnh, tính nguy
hiểm tức thời của các chất cấm này. Ung thư chỉ là giai đoạn cuối cùng. Đây là
những chất giết người.
- Nhưng ai
sẽ có lợi trong cuộc đầu độc quy mô quốc gia này?
- Tôi nghĩ,
lợi nhuận ở người chăn nuôi là yếu tố kích thích để lây lan cách chăn nuôi
“siêu lời” bằng cách dùng chất cấm nhưng lợi nhuận của những người tổ chức bán
chất cấm thì tôi không rõ, chỉ hồ nghi là phá hoại mà thôi, không có cách giải
thích khác.
Mà đúng như
vậy. Sau đó, anh này thua lỗ quá nên bán trại bán chuồng giải nghệ luôn.
Nhưng một
vài tòa soạn đều từ chối điều tra mà không nói lý do. Một tòa soạn giải thích:
- Phóng viên
đã đi tìm hiểu, có phần giống như anh nói. Nhưng nhạy cảm quá, mình đăng báo
nông dân sẽ chết vì không bán được lợn, nước ngoài thì tẩy chay vì dùng chất
cấm trong chăn nuôi.
Giống như vụ
tôm có dư lượng kháng sinh cũng vậy, báo đăng lên và đã bị chỉ trích phá hoại
xuất khẩu.
Nói tóm lại
là “nhạy cảm” anh Linh à.
Tôi hỏi thêm
2, 3 phóng viên trực tiếp đi làm, mấy anh nói:
- Cực quá
anh Linh ơi, lấy mẫu cám, thức ăn gia súc rồi gửi đi kiểm nghiệm, rồi tìm đầu
mối bán, mà hình như ở đâu cũng có bán, làm rất lâu mà không biết có được đăng
không?
Nhiều người
ở trong một tâm thế như vậy, nên bây giờ mà tôi có “toi” vì thực phẩm bẩn cũng
xứng đáng thôi.
Nhưng mà tôi
biết một điều, một mình người nông dân không thể nâng tầm thực phẩm bẩn lên cấp
quốc gia. Mà tôi cũng chỉ biết có mỗi thịt heo, còn bao nhiêu loại thực phẩm
bẩn khác mà mỗi ngày chúng ta đều đọc được trên báo chí.
Như vậy vậy
thì ai là tác giả, ai là người phải chịu trách nhiệm?
Việc điều
tra, xử lý các chủ trang trại, người nuôi heo sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
là cần thiết nhưng tránh khuynh hướng “dồn tội”, “đồ sát” người nông dân, người
chăn nuôi mà bỏ lọt những kẻ đã “công nghiệp hóa” việc chăn nuôi bẩn.
Trước mắt
các cơ quan chức năng hãy làm rõ 9 tấn Salbutamol mà ngành y tế nhập đã đi về
đâu, cũng làm như vậy với các chất cấm cùng loại xem đường vào của nó từ đâu và
được sử dụng trong chăn nuôi thế nào?
Nguồn: Theo SOHA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét