Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Hoa cúc, giấm... hỗ trợ chữa giãn tĩnh mạch chân


TTO - Bệnh suy tĩnh mạch chân mãn tính rất thường gặp nhưng ít được người bệnh chú ý để điều trị sớm. Bệnh gặp nhiều ở phụ nữ với tỉ lệ khoảng 10-33%, riêng nam giới khoảng 10-20%. 
Tuy bệnh ít nguy hiểm tính mạng nhưng kéo dài làm giảm chất lượng cuộc sống, gây tốn kém tiền bạc và thời gian. 
Thực tế có đến 75% người có triệu chứng suy tĩnh mạch chân (nặng chân, đau bắp chân, phù chân sau một ngày đứng làm việc, vọp bẻ chân về đêm, nổi “gân xanh” ở chân, sạm da chân, loét chân) nhưng không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh là do di truyền, lớn tuổi, béo phì, thai kỳ, đứng lâu, có khi do sử dụng thuốc tránh thai và những thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh... Hiện nay nhiều tiến bộ khoa học trong điều trị đã giúp giải quyết phần lớn vấn đề của bệnh này bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật.
Tuy nhiên y học cổ truyền cũng có nhiều phương thuốc đơn giản nhưng hiệu quả hỗ trợ chúng ta khắc phục chứng giãn tĩnh mạch này.
1. Giấm táo:
  là thực phẩm giúp làm sạch cơ thể một cách tự nhiên, đồng thời giúp cải thiện tuần hoàn máu.
* Dùng ngoài: thoa đều giấm táo trên da chân tại chỗ tĩnh mạch giãn và chà xát nhẹ nhàng. Làm như vậy mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Thực hiện phương thuốc này trong một vài tháng sẽ thấy giảm tình trạng giãn tĩnh mạch chân. * Uống: chia đều uống ngày 2 lần giấm táo pha loãng với nước (gồm 2 muỗng cà phê giấm táo (10ml) pha với 100ml nước và khuấy đều). Dùng ít nhất một tháng sẽ thấy kết quả tích cực.
2. Ớt sừng đỏ:
 là một nguồn rất giàu vitamin C và bioflavonoid, làm tăng lưu thông máu, giúp giảm đau do tắc nghẽn và tĩnh mạch bị sưng. Pha một muỗng cà phê bột ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng, khuấy đều và uống hỗn hợp này ba lần một ngày trong khoảng một hoặc hai tháng.
3. Dầu ô liu: 
 làm tăng tuần hoàn máu là điều cần thiết để điều trị giãn tĩnh mạch. Xoa bóp bằng dầu ô liu có thể giúp tăng cường lưu thông, do đó làm giảm đau và sưng. Trộn một lượng bằng nhau của dầu ô liu và vitamin E, làm ấm hỗn hợp dầu này sau đó massage các tĩnh mạch với dầu ấm trong vài phút. Thực hiện mỗi ngày hai lần trong 1-2 tháng.
4. Tỏi:
là một loại thảo dược tuyệt vời cho việc giảm viêm và các triệu chứng của giãn tĩnh mạch. Nó cũng giúp loại bỏ các chất độc hại trong mạch máu và cải thiện lưu thông.
Thái mỏng khoảng 6 tép tỏi, đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch. Vắt thêm 3 quả cam lấy nước và đổ vào chai, thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, trộn đều và để yên hỗn hợp này trong 12 giờ.
Lắc đều bình và lấy vài giọt để lên bàn tay và massage các tĩnh mạch bị viêm theo chuyển động tròn trong khoảng 15 phút. Dùng một miếng vải thấm dung dịch này và bó vào chỗ sưng để yên đến sáng.
Cần kiên nhẫn áp dụng mỗi ngày trong vài tháng, đồng thời thêm một ít tỏi tươi vào chế độ ăn uống mỗi ngày.
5. Hoa cúc vạn thọ: đây cũng là nguồn giàu chất flavonoid và vitamin C giúp cải thiện lưu thông tuần hoàn mạch máu. Đun 5-6 hoa cúc vạn thọ trong 500ml nước trong 5 phút. Để ấm. Dùng một miếng vải bông nhúng ướt dung dịch và đặt ngay trên chỗ sưng. Để yên 5 phút. Làm nhiều lần trong ngày. Uống thêm trà hoa cúc tươi. Trong vài tháng sẽ thấy hiệu quả.
DS LÊ KIM PHỤNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ (Dỗ Chiêu Đức)

  Tạp Ghi và Phiếm Luận :                Những Thành Ngữ THÔNG DỤNG, LẠ TAI mà LÝ THÚ                                       Ăn x ổi  ở th ì,...