Cuộc sống tất bật với mưu sinh,
chống chọi với sinh tồn đã cuốn chúng ta theo dòng thời gian mà không
còn tâm trí để nghĩ chúng ta cần làm gì để có một cuộc sống tốt đẹp hơn,
muôn màu hơn.
Theo tạp chí Psychology Today, nhà tâm lý học Deborah Khoshaba đã giải thích về tự chăm sóc đời sống cá nhân: “Tự chăm sóc đời sống cá nhân là một trạng thái nâng cao nhận thức bản thân về thể chất, tâm lý và tinh thần qua các hành động.”
42 việc nên làm mỗi ngày dưới đây sẽ
giúp bạn thực hiện các ước mơ ấp ủ của mình, và bước xa khỏi những áp
lực của cuộc sống. Đây cũng là cách chăm sóc đời sống cá nhân bạn để
cuộc sống trở nên dễ dàng hơn và gặt hái nhiều thành công.
1. Chăm sóc các mối quan hệ:
Trong cuộc sống chúng ta không thể thiếu
đi các mối quan hệ gia đình, bè bạn, xã hội,… là nguồn động lực sống
cho mỗi con người chúng ta thêm tin vui vào cuộc sống.
1. Kết nối với một người lạc quan, đầy sức sống và có lực hấp dẫn.
2. Đến thăm người hàng xóm nhà bạn.
3. Gửi một thông điệp cho gia đình hoặc bạn bè.
4. Lên kế hoạch ăn tối, hoặc cà phê với bạn bè, đồng nghiệp.
5. Xích lại gần hơn với tình yêu của bạn.
2. Chăm sóc về cảm xúc:
Cảm xúc là một phần tất yếu trong mỗi
con người chúng ta. Chúng ta càng phát triển nhận thức về mặt cảm xúc
như vui, buồn, nóng giận, sợ hãi, căng thẳng, hy vọng, tình yêu và hạnh
phúc, chúng ta càng có khả năng thích ứng và vượt qua mọi thách thức của
cuộc sống.
6. Nếu bạn không hài lòng với cuộc sống, hãy đối mặt với nó và viết ra kế hoạch hành động để thay đổi.
7. Hãy dành 10 phút tĩnh lặng mỗi ngày.
8. Hãy tha thứ cho chính mình khi chưa hoàn thiện việc nào đó. Rút kinh nghiệm lần sau làm tốt hơn!
9. Tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, đặc biệt là khi bạn đang đấu tranh về mặt cảm xúc.
10. Hãy dành 10 phút mỗi ngày cho một phương pháp giúp bạn giảm stress.
11. Liệt kê các công
việc phải hoàn tất trong ngày. Điều này sẽ giúp bạn xác định được các
việc ưu và giảm thiểu thời gian lãng phí.
12. Thực hành một thái độ lạc quan.
13. Hướng nội để nhắc bạn những điều nên và không nên làm, để giúp bạn có bước đi trong cuộc sống tốt hơn.
14. Đặt định ranh giới cho những việc không có ích hoặc không có ý nghĩa cho cuộc sống của bạn.
15. Chuyển hóa các hành vi, hành động đang gây cho bạn rắc rối.
16. Dứt khoát nói “không” với những hoạt động và con người “độc hại”.
17. Suy nghĩ tích cực với bất cứ khó khăn hay trở ngại nào trong cuộc sống.
18. Hãy vui vẻ và mỉm cười mỗi ngày.
3. Chăm sóc về tinh thần:
Đời sống về mặt tinh thần cũng rất quan
trọng. Chăm sóc về mặt tinh thần tạo cho bạn những khoảnh khắc “an
bình”, và “cân bằng” với cuộc sống đầy những lo toan và vất vả.
19. Khám phá đức tin của bạn.
20. Dành thời gian để đọc kinh, cầu nguyện và thiền định.
21. Hãy tìm một cơ hội trải nghiệm với các thách thức của cuộc sống.
22. Đến với cảnh vật thiên nhiên để tâm hồn được thư thái.
23. Làm điều gì đó biểu hiện lòng từ bi, vị tha và độ lượng.
4. Chăm sóc cho môi trường:
Hành động chăm sóc cho môi trường là thể hiện ý thức trách nhiệm của bạn đối với trái đất của chúng ta.
24. Không mua những thứ bạn không cần.
25. Đem cho hoặc từ thiện những thứ bạn không cần. Hãy tập bỏ một món đồ mỗi ngày.
5. Chăm sóc phát triển nghề nghiệp:
Chăm sóc nghề nghiệp liên quan đến thành quả trong công việc của bạn.
26. Tìm hiểu về những điểm mạnh của bạn.
27. Hãy khám phá niềm đam mê của bạn.
28. Viết ra các mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
29. Hãy thực hiện từng bước nhỏ để vươn tới ước mơ của bạn.
30. Kết nối với đồng nghiệp.
6. Chăm sóc phát triển trí tuệ:
Hẳn bạn biết đến câu tục ngữ: “Học, học nữa, học mãi”.
Đúng vậy, kho tàng kiến thức là vô tận. Bạn hãy dành một chút thời gian
của mình để mở rộng kiến thức, ngay với cả những kiến thức bạn xem là
vô bổ, nhưng một lúc nào đó sẽ có ích cho bạn!
31. Đọc một trang sách mà bạn quan tâm.
32. Học và tìm hiểu những điều cần thiết cho công việc, cuộc sống,….
33. Khám phá những lĩnh vực hay kiến thức mới với bạn.
34. Đăng ký một lớp học bổ ích cho bạn hoặc một lớp học mang tính giáo dục cộng đồng.
35. Hãy bước một bước nhỏ ra khỏi vùng “an toàn” của bạn mỗi ngày.
7. Chăm sóc về thể chất:
Với chăm sóc về mặt thể chất, bạn tối ưu được chất lượng cuộc sống và có được một lối sống lành mạnh.
36. Không nên quá để
ý đến các “điểm khiếm khuyết” của cơ thể bởi vì bạn đâu biết rằng những
người “hoàn chỉnh” có những khiếm khuyết khác.
37. Lên lịch gặp bác sĩ để được tư vấn về thể chất và tiếp thu các kiến thức cho đời sống hữu ích.
38. Ăn một loại rau có lợi cho sức khỏe.
39. Lập thực đơn mới hàng tuần để đảm bảo và duy trì sức khỏe tốt.
40. Trong lúc ăn, bạn nên tập trung vào bữa ăn.
41. Thiết lập thói
quen ngủ để có giấc ngủ ngon vào ban đêm. Thời gian ngủ tốt nhất là từ
10-11 đêm và thức dậy lúc 3-5 giờ sáng.
42. Lên một kế hoạch cụ thể cho việc từ bỏ các thói quen “xấu”, chẳng hạn thuốc lá, rượu bia, ăn ngủ không điều độ, v.v….
Khi bạn bắt đầu thực hiện những hành
động nhỏ này, bạn sẽ cảm nhận được hiệu ứng tuyệt vời mang đến cho cuộc
sống của bạn và cả các mối quan hệ xung quanh bạn. Giờ thì bạn hãy bắt
tay làm ngay nhé!
Hahna Nguyễn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét