Cát
Lái, Rạch Chiếc, Gò Vấp, Hàng Xanh, Thanh Đa... là những địa danh quen
thuộc ở Sài Gòn nhưng được cho là bị viết sai so với ban đầu.
Hàng Xanh
Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP HCM, Hàng Xanh
là địa danh rất quen thuộc với người Sài Gòn. Vùng Hàng Xanh, bao gồm
một phần địa bàn các phường 24, 25 (quận Bình Thạnh), còn có chợ Hàng
Xanh, ngã tư Hàng Xanh.
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Lợi (trong quyển Sài Gòn - Đất và Người) qua nhiều tài liệu cũ, địa danh này viết đúng phải là Hàng Sanh. Theo sách Đại Nam quốc âm tự vị
của nhà ngôn ngữ học Huỳnh Tịnh Của, Sanh "là thứ cây lớn, nhánh có
tua, về loại cây da, mà lá nhỏ". Ngày trước, dọc theo hai bên đường nay
là Bạch Đằng có 2 hàng cây sanh, dân thường gọi là Hàng Sanh. Nên có thể
kết luận, Hàng Xanh do đọc chệch từ Hàng Sanh mà ra.
Cát Lái
Hiện, tại TP HCM có các địa danh: ngã ba Cát Lái, phường Cát Lái, bến
phà Cát Lái, sông Cát Lái... (quận 2) và rạch Cát Lái Lớn, rạch Cát Lái
Bé (xã Lý Nhơn, huyện Nhà Bè). Theo các nhà nghiên cứu viết như thế là
vô nghĩa.
Theo các nhà nghiên cứu, phải gọi là bến phà Các Lái thì mới đúng
với nguồn gốc tên gọi ban đầu, còn tên gọi Cát Lái là vô nghĩa. Ảnh: H.C
|
Nguyên các vùng kể trên ngày xưa lái buôn tụ về buôn bán nên dân gian gọi là vùng của các lái. Trong
dân gian vẫn còn lưu truyền những bài vè về các lái buôn ghe bầu từ
miền Trung vào Gia Định với hai bài Vè Lái vô và Vè Lái ra. Vì vậy phải viết là Các Lái mới có nghĩa.
Gò Vấp
Là tên gọi của quận vùng ven tại TP HCM. Theo các nhà nghiên cứu, đúng
ra phải là Gò Vắp vì đây vốn là vùng đất cao có trồng nhiều cây vắp.
Loại cây thân gỗ rất cứng thuộc họ măng cụt, hiện vẫn trồng nhiều nơi
tại TP HCM như khuôn viên vườn Tao Đàn, khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu,
Hồ Xuân Hương gần đó.
Thanh Đa
Người Sài Gòn từ lâu đã quen với các địa danh như Kinh Thanh Đa, cư xá Thanh Đa, chợ Thanh Đa... ở phường 26 và 27 của quận Bình Thạnh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, địa danh này có nguồn gốc từ tên gọi Thạnh Đa.(có dấu nặng)
Thôn Thạnh Đa thuộc tổng Bình Trị (sau thuộc Bình Trị Thượng), huyện
Bình Dương, có từ năm 1818. Trong sách Gia Định Thành Thông Chí của
Trịnh Hoài Đức và Monographie de la provine de Gia Định (Chuyên khảo về
Gia Định, xuất bản năm 1902 tại Sài Gòn) đều có ghi tên thôn Thạnh Đa.
Về sau, do bỏ dấu khi in trên bản đồ thời Pháp, nên địa danh Thạnh Đa
biến thành Thanh Đa như hiện nay.
Rạch Chiếc
Cầu Rạch Chiếc ở cửa ngõ phía Đông TP HCM. Ảnh: H.C
|
Rạch Chiếc là con rạch nằm trên địa bàn phường Phước Bình (quận 9) nối
sông Sài Gòn với sông Đồng Nai ở phía đông bằng tắt Đồng Nhiên, bắt đầu
từ rạch Trao Trảo đến sông Sài Gòn, cắt ngang xa lộ Hà Nội, dài khoảng
6.000 m. Cầu Rạch Chiếc nổi tiếng với trận đánh giải phóng Sài Gòn hồi
tháng 4/1975.
Theo các nhà nghiên cứu địa danh học, viết Rạch Chiếc là không đúng mà
phải là Rạch Chiết, do xưa rạch này có nhiều cây chiết là "thứ cây mọc
hoang, thấp nhỏ, lá lớn, hay mọc hai bên mé sông, thường ra lá non, mùi
chát chát có thể ăn như rau". Nếu viết là Rạch Chiếc thì không có ý
nghĩa.
Chí Hòa và Kỳ Hòa
Ở TP HCM hiện tồn tại đồng thời hai địa danh được cho là giống nhau đó
là Chí Hòa và Kỳ Hòa. Theo các nhà nghiên cứu, Chí Hòa nguyên là tên một
làng ở Gia Định, đã được lấy để đặt cho một đại đồn của quân đội ta xây
nên để chống Pháp. Khi quân Pháp dồn lực lượng tấn công, đại đồn Chí
Hòa thất thủ.
Về địa điểm của đại đồn Chí Hòa, nhà văn Sơn Nam cho biết: "Tướng
Tôn Thất Hiệp rồi tướng Nguyễn Tri Phương đều chọn lựa cuộc đất nằm
trong địa phận làng Chí Hòa Phú Thọ dọc theo rạch Nhiêu Lộc, lấy con
đường đi Tây Ninh (Cách Mạng Tháng Tám ngày nay) làm trung tâm để xây
đồn lũy...". Như vậy, Chí Hòa ban đầu là tên làng, mà hiện nay vẫn còn
tên gọi như đình Chí Hòa, nhà thờ Chí Hòa... Về sau, Chí Hòa đã trở
thành tên một cái đồn được xây dựng tại đó để chống Pháp...
Còn tên Kỳ Hòa xuất hiện vào thời điểm nào? Theo tác giả Trần Trọng Kim trong quyền Việt Nam Sử Lược, thì
Kỳ Hòa là cách gọi của người Việt, Chí Hòa là cách gọi của người Pháp.
Nhưng tác giả lại không nêu cứ liệu. Còn theo nhà văn Sơn Nam trong
quyển Địa danh TP HCM thì Chí Hòa mới là âm gốc, Kỳ Hòa là cách
gọi sai lạc vì ngày nay còn địa danh Chí Hòa và ở Nam Bộ không có địa
danh mang yếu tố Kỳ ở trước.
Bên cạnh các địa danh xưa, nhiều tên đường tại TP HCM hiện cũng bị viết sai mà
các nhà nghiên cứu, nhà văn như: Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Nguyễn Đình
Đầu, Lê Trung Hoa... đã đề cập đến, hoặc đã được nêu lên trong những
công trình biên soạn về Sài Gòn - TP HCM mấy chục năm qua.
Đường Lương Nhữ Học ở quận 5, TP HCM được cho là đang viết sai. Ảnh: H.C
|
Chẳng hạn như đường Sương Nguyệt Ánh ở quận 1, đúng ra phải là
Sương Nguyệt Anh. Tuy nhiên, bao lâu nay trên các biển hiệu cũng như
trong giao dịch, làm việc, người ta vẫn ghi là "Ánh" thay vì "Anh".
Nguyên ban đầu chỉ có hai chữ Nguyệt Anh (con gái thứ 5 của cụ Nguyễn
Đình Chiểu có sắc đẹp và tài làm thơ) đến sau ngày chồng qua đời bà thêm
chữ Sương tức "người đàn bà góa chồng" đứng trước để thành biệt hiệu
Sương Nguyệt Anh. Bà làm chủ bút tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản ở Sài
Gòn năm 1918 là tờ Nữ giới chung (tiếng chuông của giới nữ).
Đường Lương Nhữ Học nằm trên địa bàn quận 5, thuộc khu vực Chợ Lớn, TP
HCM cũng được cho là bị viết sai. Tên chính xác của vị danh nhân này
phải là Lương Như Hộc - là quan, danh sĩ thời hậu Lê. Ông cũng là
người hai lần làm sứ giả sang Trung Quốc và có công truyền lại nghề khắc
bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục (tỉnh Hải Dương ngày nay)
khiến nghề in nơi đây trở nên phát triển. Chính vì vậy ông được tôn xưng
là "ông tổ" nghề khắc ván in.
Một con đường khác cũng bị viết sai là Kha Vạn Cân. Kỹ sư Kha
Vạng Cân, nguyên là Bộ trưởng Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước Việt Nam
Dân Chủ Cộng Hòa, còn là một nhân sĩ trí thức nổi tiếng của miền Nam,
từng tham gia kháng chiến chống Pháp và hoạt động cách mạng từ trước năm
1945. Vậy mà không biết vì lý do gì khi đặt tên ông cho một con đường
lớn ở quận Thủ Đức, người ta lại viết thành Kha Vạn Cân.
Đường Trương Quốc Dung trên địa bàn quận Phú Nhuận cũng được đặt tên
không chính xác vì đúng phải là Trương Quốc Dụng (có dấu nặng)
. Trong lịch sử Việt Nam
không có vị danh nhân nào như tên con đường đang có. Chỉ có ông Trương
Quốc Dụng, là nhà văn, nhà sử học, nhà thiên văn nổi tiếng của Việt Nam
và là người có công chấn hưng lịch pháp thời nhà Nguyễn.
Trung Sơ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét