***
Cùng ăn một bữa trưa với các em nhỏ Nhật Bản, tôi thấy đó là một sự khác biệt quá lớn. Có lẽ, chúng tôi đã thua ngay từ vạch xuất phát.
Một bát cơm, một tô súp, vài miếng thịt và thêm một ít rau.
Tuy bữa trưa rất đơn giản, chế biến không có gì phức tạp nhưng mọi người đều cảm thấy ngon miệng vì thức ăn rất tự nhiên và cơm thì đặc biệt ngon. Khi chúng tôi vừa đến căng-tin thấy một vài em nhỏ mặc áo khoác trắng, đeo khẩu trang và đội mũ trắng; đang khiêng thùng sữa bò. Tôi vô cùng ngạc nhiên vội hỏi phiên dịch:
“Bọn trẻ đang làm gì thế?”.
Phiên dịch nói:
“Mấy em là những học sinh làm bếp, mỗi ngày đều có một lớp đến phụ giúp, bất kể là học sinh nhỏ tuổi hay lớn tuổi đều phải tham gia, chủ yếu là phụ giúp nhà bếp làm cơm, chuẩn bị dụng cụ và những công việc vặt khác”.
Đến phòng học …Những bạn nhỏ Nhật Bản đã hoàn thành xong công việc nhưng không ăn cơm trước
mà đợi cho đến khi những học sinh của chúng tôi đều ngồi xuống rồi mấy em mới cầm đũa.
Đây là những món quà mà học sinh Nhật Bản gửi tặng chúng tôi,
là những bức tranh mà các em đã vẽ và làm thành cái mũ nhỏ đặt ở trên bàn.
Chúng tôi đến trước một bé gái rất đáng yêu,
rất lễ phép cô bé giúp tôi tháo dây thừng trên lọ sữa bò ra.
Ngay sau đó, cô bé phân dây thừng và túi bóng bọc trên miệng bình thành hai phần,
cho vào hai bình khác nhau.
Lúc các bạn học sinh trong đoàn của chúng tôi mở nắp bình thì ngay lập tức
có bạn nhỏ Nhật Bản đến giúp đỡ mở dây cột và giấy bóng phủ ở trên ra.
Rác được phân loại ra, tại sao những đồ nhỏ bé này lại cần phân ra?
Ban đầu, bao bì ni lông cho vào thùng rác bên trái, nắp giấy ở bên phải cho vào bên phải.
Đây chính là cách dạy phân loại rác, và học sinh phải áp dụng cách phân loại rác này ngay từ tiểu học.
Trong khi ăn cơm, tôi thấy các em học sinh Nhật Bản rất cố gắng tập trung, một miếng cơm thừa cũng không thấy.Các bạn học sinh trong đoàn của chúng tôi hỏi: “Các bạn cảm thấy vui không?”Tất cả đều đồng thanh trả lời: “Vui”.Nhưng …
Khi các bạn nhỏ Nhật Bản hỏi lại chúng tôi câu hỏi đó, tất cả chúng tôi đều trầm lặng, có một tiếng trả lời rất nhỏ: “Không vui”.Lúc này, phiên dịch của chúng tôi nói một câu tiếng Nhật gì đó, rất nhiều em hào hứng giơ tay lên. Sau đó, các em học sinh Nhật Bản
chạy về phía trước xếp thành một vòng tròn chơi đoán số và oẳn tù tì.
Từng bạn từng bạn bị loại ra, cuối cùng chỉ còn lại vài bạn thắng, những bạn này vô cùng mừng rỡ hớn hở chạy đến chỗ cái thùng
lấy một bình sữa uống. Những bình sữa lúc nãy còn thừa chưa phát hết, các em đã dùng các chơi trò chơi xem ai thắng thua để phân phát.
mà đợi cho đến khi những học sinh của chúng tôi đều ngồi xuống rồi mấy em mới cầm đũa.
Đây là những món quà mà học sinh Nhật Bản gửi tặng chúng tôi,
là những bức tranh mà các em đã vẽ và làm thành cái mũ nhỏ đặt ở trên bàn.
Chúng tôi đến trước một bé gái rất đáng yêu,
rất lễ phép cô bé giúp tôi tháo dây thừng trên lọ sữa bò ra.
Ngay sau đó, cô bé phân dây thừng và túi bóng bọc trên miệng bình thành hai phần,
cho vào hai bình khác nhau.
Lúc các bạn học sinh trong đoàn của chúng tôi mở nắp bình thì ngay lập tức
có bạn nhỏ Nhật Bản đến giúp đỡ mở dây cột và giấy bóng phủ ở trên ra.
Rác được phân loại ra, tại sao những đồ nhỏ bé này lại cần phân ra?
Ban đầu, bao bì ni lông cho vào thùng rác bên trái, nắp giấy ở bên phải cho vào bên phải.
Đây chính là cách dạy phân loại rác, và học sinh phải áp dụng cách phân loại rác này ngay từ tiểu học.
Trong khi ăn cơm, tôi thấy các em học sinh Nhật Bản rất cố gắng tập trung, một miếng cơm thừa cũng không thấy.Các bạn học sinh trong đoàn của chúng tôi hỏi: “Các bạn cảm thấy vui không?”Tất cả đều đồng thanh trả lời: “Vui”.Nhưng …
Khi các bạn nhỏ Nhật Bản hỏi lại chúng tôi câu hỏi đó, tất cả chúng tôi đều trầm lặng, có một tiếng trả lời rất nhỏ: “Không vui”.Lúc này, phiên dịch của chúng tôi nói một câu tiếng Nhật gì đó, rất nhiều em hào hứng giơ tay lên. Sau đó, các em học sinh Nhật Bản
chạy về phía trước xếp thành một vòng tròn chơi đoán số và oẳn tù tì.
Từng bạn từng bạn bị loại ra, cuối cùng chỉ còn lại vài bạn thắng, những bạn này vô cùng mừng rỡ hớn hở chạy đến chỗ cái thùng
lấy một bình sữa uống. Những bình sữa lúc nãy còn thừa chưa phát hết, các em đã dùng các chơi trò chơi xem ai thắng thua để phân phát.
Đây là kết quả sau bữa ăn của các em nhỏ Nhật Bản.
Bạn nhỏ này vừa thắng được bình sữa bò thứ hai, uống xong bạn bỏ vào trong khay thức ăn của mình. Những chi tiết nhỏ này cho chúng tôi thấy học sinh Nhật Bản đã được giáo dục rất nghiêm túc về vấn đề coi trọng những tiểu tiết trong cuộc sống. Uống sữa xong, các bình sữa đều được để nằm xuống, như thế này thì khi bê khay cơm đi bình sẽ không bị đổ
.Và đây là những học sinh trong đoàn của chúng tôi. Bởi vì trong nền giáo của chúng tôi, không triệt để quan tâm đến những chi tiết này.Cơm thừa được phân loại cho vào thùng, phải xếp hàng theo thứ tự để cho dụng cụ ăn vào chỗ cũ.
Sau khi đã xếp dụng cụ vào đúng vị trí, các bạn nhỏ Nhật Bản ngay lập tức đi đánh răng, trong căng-tin có nhiều vòi nước rất tiện lợi.
Điều này đã trở thành thói quen ngay từ khi các em còn nhỏ. Mặc dù, không có giám sát và cũng không có quản lý
nhưng các bạn học sinh Nhật Bản đều tự giác lau bàn và dọn dẹp. Có bạn phụ trách xếp khay cơm, đĩa,… rất ngăn nắp và gọn gàng
.
Một bé gái lau từng bàn, từng bàn rất chăm chỉ.
Hai em học sinh Nhật Bản đang khiêng khay vỏ chai sữa.
Một bé gái thu dọn bát.
Một bé gái tự giác khiêng một cái nồi lớn xếp gọn lên giá.
Các bạn nhỏ này đang thu dọn bát.
Tôi tin rằng, nhìn những học sinh Nhật Bản lao động chăm chỉ và vui vẻ này, phụ huynh các nước khác thực sự sẽ rất xúc động.
***
Giáo
dục Nhật Bản là cả một quá trình và cũng rất toàn diện. Bên cạnh phổ
cập kiến thức cơ bản, các kỹ năng sống cũng rất được coi trọng và được
lồng ghép vào những hoạt động tưởng như vô cùng đời thường. Chính từ nền
giáo dục toàn diện ấy, người dân Nhật Bản mới có tinh thần trách nhiệm
cao và sức cống hiến hết mình, tạo dựng một cường quốc Châu Á như ngày
nay.
Lê Hiếu dịch từ Cmone
giáo dục phải như vậy chứ
Trả lờiXóa