HOÀNG HẠC LÂU
Đối với các thi sĩ Việt Nam ...
Năm Quý Dậu (1813) Khi NGUYỄN DU được thăng Cần Chánh điện Đại Học Sĩ và được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh. Năm 1814 ông đi sứ về, được thăng Hữu Tham Tri bộ Lễ (hàm Tam phẩm). Chính thời gian đi sứ sang nhà Thanh nầy, khi đi ngang qua lầu Hoàng Hạc Nguyễn Du cũng không bỏ lở cơ hội ghé qua ngôi lầu nổi tiếng cổ kim nầy, và cũng chính vì thế mà ta lại được đọc thêm một bài thơ vịnh Hoàng Hạc Lâu bất hũ sau đây :
黃鶴樓 Hoàng Hạc lâu
阮攸 Nguyễn Du
何處神仙經紀時 ? Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì?
猶留仙跡此江楣 . Do lưu tiên tích thử giang mi.
今來古往盧生夢, Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng,
鶴去樓空崔顥詩 . Hạc khứ lầu không Thôi Hiệu thi.
軒外煙波空渺渺, Hiên ngoại yên ba không miểumiểu,
眼中草樹尚依依 . Nhãn trung thảo thụ thượng y y.
衷情無限凴誰訴 ? Trung tình vô hạn bằng thùy tố
明月清風也不知 ! Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
CHÚ THÍCH :
1. KINH KỶ 經紀 : là Kinh Doanh, tính toán làm ăn, buôn bán. Ví dụ : KINH KỶ NHÂN 經紀人 : Người Kinh Doanh. KINH KỶ GIA 經紀家 : là Nhà Kinh Doanh. Từ KINH KỶ trong câu thơ chỉ Hoàng Hạc Lâu từng là nơi kinh doanh buôn bán rượu được tiên giúp đở theo các truyền thuyết sau đây :
1. KINH KỶ 經紀 : là Kinh Doanh, tính toán làm ăn, buôn bán. Ví dụ : KINH KỶ NHÂN 經紀人 : Người Kinh Doanh. KINH KỶ GIA 經紀家 : là Nhà Kinh Doanh. Từ KINH KỶ trong câu thơ chỉ Hoàng Hạc Lâu từng là nơi kinh doanh buôn bán rượu được tiên giúp đở theo các truyền thuyết sau đây :
Có ba truyền thuyết về Hoàng Hạc Lâu như sau :
A. Theo "Nam Tề thư Châu Quận Chí": Thời cổ đại, có tiên ông Hoàng Tử An thường cởi hạc vàng bay ngang qua lầu nầy, nên mới lấy tên là HOÀNG HẠC LÂU.
B. Theo sách Đồ Kinh": Xưa Phí Vĩ lên tiên, thường cởi hạc vàng nghỉ ngơi ở lầu nầy, nên có tên là HOÀNG HẠC LÂU. Nhưng...
Theo sách "Thái Bình Hoàn Vũ Kí" thì ghi rằng: Người nước Thục là Phí Văn Vĩ tu thành tiên, thường cởi hạc vàng và nghỉ ngơi ở lầu nầy, nên mới đặt tên lầu là "HOÀNG HẠC LÂU."
C. Theo "Báo Ứng Lục": Dòng họ Tân Thị mở quán bán rượu. Một hôm, có một đạo sĩ tướng mạo khôi ngô, nhưng áo quần lam lũ, đến hỏi một cách thẳng thắng rằng: "Có thể cho bần đạo uống chịu được không?" Tân Thị ưng thuận. Đạo sĩ uống bằng ly lớn và uống rất nhiều. Cứ thế, kéo dài nửa năm, Tân Thị vẫn thản nhiên không lộ vẻ khó chịu. Một hôm, đạo sĩ nói với Tân Thị rằng: "Thiếu nhiều tiền rượu quá, không gì đền đáp!", bèn lấy miếng vỏ quít trên bàn vẽ hình một con hạc lên vách, vì vẽ bằng vỏ quít nên con hạc có màu vàng. Điều thần kì là hễ Tân Thị vổ tay thì hạc từ trên vách bay xuống múa may chào khách theo đúng âm luật nhịp nhàng, nên khách đến uống rượu rất đông. Ròng rã suốt mười năm trường, Tân Thị đã giàu có ức vạn. Một hôm, đạo sĩ trở lại,Tân Thị tiếp đón vô cùng niềm nở, tỏ Ý sẽ thỏa mãn mọi yêu cầu của đạo sĩ. Đạo sĩ chỉ cười, lấy trong tay áo ra một ống sáo, thổi lên mấy hồi réo rắc. Bỗng thấy mây trắng từ trên cao bay xuống và hạc vàng cũng từ trong vách bay ra. Đạo sĩ cưởi hạc cưởi mây mà bay đi mất dạng. Vì vậy mà Tân Thị mới dùng tiền kiếm được xây quán thành lầu và đặt tên là "HOÀNG HẠC LÂU" từ đó, nên...
Câu thơ số 1 "Hà xứ thần tiên kinh kỉ thì?" có nghĩa: Nơi đâu
là nơi mà có lúc thần tiên đã (giúp đỡ cho việc) kinh doanh buôn bán?
2. TIÊN TÍCH 仙跡 : Vết tích của Thần Tiên. GIANG MY 江楣 : là Cửa Sông, Ngã Ba Sông. Nên câu 2 "Do lưu tiên tích thử giang mi." có nghĩa...
Còn lưu lại dấu vết của thần tiên ở cửa sông nầy!
3. LƯ SINH MỘNG 盧生夢: Giấc mộng của Lư Sinh, còn gọi là Giấc mộng Hoàng Lương hay là Giấc Kê Vàng. Theo tích: Lư Sinh người đất Hàm Đan, thi rớt, gặp một đạo sĩ họ Lã (Lữ) trong quán rượu, chuyện trò rất tâm đắc. Sinh than thở cho cuộc đời bất đắc chí của mình, đạo sĩ cười ,lấy một chiếc gối bằng sành đưa cho Lư Sinh, bảo chàng gối đầu lên đó mà ngủ một giấc sẽ được toại nguyện. Lư Sinh bèn làm theo lời đạo sĩ, lúc đó, chủ quán vừa bắt nồi hoàng lương (hạt kê màu vàng như hạt bắp) lên nấu....
Lư Sinh mộng thấy mình trở về quê, cưới được con gái nhà giàu
là Thôi Thị làm vợ, sống cuộc đời giàu có. Năm sau, đi thi lại đỗ ngay
Tiến Sĩ Hoàng Giáp, được phong Hiệu Thư Lang, làm Huyện Úy của Huyện Vị
Nam, sau lại được phong làm Giám Sát Ngự Sử. Cách năm lại qua Thiểm Châu
phụ trách công trình thủy lợi, giúp dân khai mở trên 80 dặm kinh đào
xuyên qua Thiểm Tây, dân chúng lập bia ghi lại công đức. Mấy năm sau,
được triệu về kinh làm Kinh Triệu Doãn, vừa gặp lúc Thổ Phồn làm loạn,
Thần Võ Hoàng Đế phong cho làm tướng soái đánh tan 7 vạn quân Phiên, mở
mang thêm 900 dặm bờ cõi, được dựng bia đá ghi công. Mấy năm sau được
chuyển về kinh, quan phong Ngự Sử Đại Phu, Lại Bộ Thị Lang. Nhưng vì có
lời xúc phạm đến Tể Tướng đương triều, nên bị biếm làm Ngự Sử Đoan Châu.
Ba năm sau được triệu về kinh làm Trung bộ Thị Lang, bị tước hết binh
quyền, lại bị những bạn đồng liêu hãm hại, vu cho cấu kết với các tướng ở
biên cương, mưu đồ làm phản, nên cả nhà đều phải lãnh án tru di. Sinh
buồn khóc với vợ là Thôi Thị, phải biết trước thì không ra làm quan,
định tự vẫn, may nhờ có quới nhân bảo trợ mới khỏi tội chém đầu, cả nhà
đều vào đại lao thọ án. Mấy năm sau,Vua biết là bị hàm oan, nên cho phục
chức Trung Thư Lệnh, phong Triệu Quốc Công. 5 đứa con trai đều đậu đạt
và đăng đàn bái tướng. Con cháu đầy đàn, thông gia đều là những gia đình
quyền quí. Ruộng đất vạn khoảnh, gia bộc đầy nhà, vinh hoa phú quí suốt
30 năm trường. Khi già bệnh thì lương Y khắp nơi được mời về điều trị,
nhưng sinh lão bệnh tử nào ai tránh khỏi, nên cuối cùng cũng nhắm mắt
lìa đời...
Đây cũng là lúc Lư Sinh vừa tỉnh mộng, đạo sĩ họ Lữ còn ngồi đó,
và nồi kê vàng của chủ quán còn nấu chưa chín để bán cho khách!... Nên,
câu 3 "Kim lai cổ vãng Lư sinh mộng" có nghĩa...
Tất cả những việc từ xưa đến nay cũng giống như là giấc mộng của Lư Sinh mà thôi!
Tất cả những việc từ xưa đến nay cũng giống như là giấc mộng của Lư Sinh mà thôi!
Câu 4. "Hạc khứ lầu không Thôi Hiệu thi" có nghĩa: Hạc đã bay đi
rồi, lầu đã trống không rồi, chỉ còn lại có bài thơ của Thôi Hiệu mà
thôi.
Câu 5. "Hiên ngoại yên ba không miểu miểu" có nghĩa: Ngoài hiên lầu, khói sóng trên sông vẫn mênh mông bát ngát.
Câu 6. "Nhãn trung thảo thụ thượng y y." có nghĩa: Trong mắt ta, cỏ cây hoa lá như vẫn bịn rịn luyến lưu.
Câu 7. "Trung tình vô hạn bằng thùy tố?" có nghĩa: Nỗi cảm xúc vô vàn ở trong lòng này biết tỏ cùng ai đây?
Câu 8. "Minh nguyệt thanh phong dã bất tri!" có nghĩa: Trăng trong gió mát cũng không biết được nỗi lòng này của ta!
Câu 5. "Hiên ngoại yên ba không miểu miểu" có nghĩa: Ngoài hiên lầu, khói sóng trên sông vẫn mênh mông bát ngát.
Câu 6. "Nhãn trung thảo thụ thượng y y." có nghĩa: Trong mắt ta, cỏ cây hoa lá như vẫn bịn rịn luyến lưu.
Câu 7. "Trung tình vô hạn bằng thùy tố?" có nghĩa: Nỗi cảm xúc vô vàn ở trong lòng này biết tỏ cùng ai đây?
Câu 8. "Minh nguyệt thanh phong dã bất tri!" có nghĩa: Trăng trong gió mát cũng không biết được nỗi lòng này của ta!
DIỄN NÔM :
LẦU HOÀNG HẠC
Nơi nào tiên thánh đã kinh thương,
Lưu dấu cửa sông mấy dặm đường.
Tháng lại ngày qua như giấc mộng,
Hạc bay lầu vắng chỉ thơ vương.
Ngoài hiên bát ngát sông mây khói,
Trước mắt mơ hồ hoa cỏ hương.
Muốn tỏ nỗi lòng ai thấu hiểu?
Trăng thanh gió mát cũng xem thường!
Lục bát :
Nơi nào tiên đã từng qua,
Còn lưu vết tích chưa nhòa cửa sông.
Lư Sinh giấc mộng như không,
Lời thơ Thôi Hiệu mây lồng hạc xa.
Ngoài hiên sóng nước bao la,
Luyến lưu cây cỏ la đà ven sông.
Biết ai bày tỏ nỗi lòng?
Trăng thanh gió mát sầu không ai màng!
Đỗ Chiêu Đức
bài rất hay
Trả lờiXóa