Bà
chỉ là một y tá bình thường nhưng đã cứu mạng hơn 2.500 đứa trẻ từ bàn
tay của Đức Quốc xã, khi còn sống bà luôn khiển trách bản thân: "Những gì tôi làm không hề đủ, bởi vì có lẽ tôi đã có thể cứu được nhiều người hơn nữa."
Bà
Irena Sendler sinh ra tại Warsaw, Ba Lan vào năm 1910. Cha là bác sĩ
duy nhất ở một trấn nhỏ, đã qua đời năm bà 7 tuổi do bị nhiễm bệnh khi
chữa cho một người bị thương hàn. Sinh thời cha bà đã từng nói với bà: "Nếu như nhìn thấy người chết đuối, dù cho có không biết bơi thì con cũng phải cố gắng cứu người đó."
Chính câu nói đơn giản này cùng tinh thần xả thân cứu người của cha đã ảnh hưởng đến bà Sendler cả một đời.
Tháng
9/1939, Đức Quốc xã tiến vào Warsaw, Ba Lan, 450.000 người Do Thái
chiếm hơn 1/3 người dân trong thành phố bị cách ly ở một nơi rất lớn
giống như công viên trung tâm New York. Khi đó Sendler là một y tá, bà
có thẻ thông hành được ra vào nơi cách ly người Do Thái, vì thế bà đã
dùng chức vụ làm bia đỡ, liên tục cung cấp quần áo, thức ăn và thuốc cho
người Do Thái.
Ba
năm sau, tình hình bỗng trở nên cực kỳ gay go, mỗi ngày có hàng ngàn
người Do Thái bị đưa vào các trại tập trung giết chóc, đối mặt với tình
thế gay gắt này, bà Sendler không thể ngồi yên được nữa, bà lập tức cùng
đồng nghiệp tạo ra “mạng lưới” giải thoát trẻ con Do Thái, đồng lời
dùng thân phận công tác xã hội của mình để vào trong khu vực người Do
Thái.
Liên tục 18 tháng, mỗi ngày bà phải mạo hiểm tính mạng, ra vào khu tập trung che chắn cho vài đứa trẻ trốn thoát.
Dù vậy, có rất nhiều gia đình Do Thái không dám để bà Sendler cùng đồng nghiệp đưa con mình đi.
Câu đầu tiên mà họ hỏi chính là: Có gì đảm bảo con họ sẽ được sống?
Bà chỉ có thể trả lời thật lòng: Không có. Bởi vì đến cả chính bà cũng không biết ngày hôm nay bà có còn sống mà rời khỏi nơi tập trung hay không.
Trong
tình thế mạo hiểm tính mạng mà lại không có bất cứ sự bảo đảm nào như
vậy, bà Sendler đã giấu được hơn 2.500 em nhỏ người Do Thái dưới các
băng ca, vali xách tay, hòm, thậm chí bắt các em giả trang thành những
người bị bệnh truyền nhiễm, rồi âm thầm đưa ra khỏi khu tập trung đến
nhà thờ bằng những chiếc xe cứu thương.
60 năm sau, bà Sendler vẫn còn gặp ác mộng bởi những gì trải qua năm đó, bà nhớ lại: Có
gia đình để chúng tôi đưa con đi, có người lại bảo chúng tôi vài ngày
sau quay lại, nhưng khi quay lại thì rất nhiều gia đình đã bị đưa đến
trại tử hình rồi.
Những
đứa trẻ dù đã may mắn được cứu ra ngoài nhưng vẫn đối mặt với cái chết
bất cứ lúc nào, bởi vì những người trong thành phố Warsaw lúc bấy giờ ai
nấy cũng đều lo cho sự an toàn của mình, khắp nơi đều là những kẻ tố
giác lạnh lùng vô tình, mỗi ngày Gestapo đều lục soát khắp nơi để tìm
cho ra những người Do Thái bỏ trốn khỏi khu cách ly.
Gestapo là cảnh sát chìm của Đức Quốc xã.
Để
bảo vệ các em nhỏ phải gian nan mới cứu ra được này, bà Sendler và đồng
nghiệp ngày đêm nhanh chóng làm ra hơn 3.000 giấy tờ giả, bao gồm giấy
khai sinh có chữ ký của mục sư và chứng minh thư có chữ ký của quan chức
cấp cao.
Dù
vậy thì chỉ có những giấy tờ này là hoàn toàn không đủ, bà bắt các em
nhỏ học thuộc tên mới của mình hàng trăm, thậm chí hàng nghìn lần, dạy
các em những câu cầu nguyện, để tránh bị lộ khi Gestapo kiểm tra. Mỗi
đứa trẻ đi trên đường đều có thể bị tra hỏi bất cứ lúc nào, nếu như
không biết cầu nguyện thì sẽ lập tức bị giết.
Người
Do Thái không theo đạo Thiên Chúa, vì vậy nên cũng không biết cầu
nguyện, đây cũng chính là cách để đoán ra được đó có phải là trẻ em Do
Thái hay không, bà Sendler dạy các em cầu nguyện là để bảo vệ chúng.
Ở
Warsaw lúc đó, che giấu người Do Thái là bị tội chết, cả người nhà cũng
sẽ bị giết, thậm chí còn nặng hơn cả tội danh in “báo phản động”, vận
chuyển vũ khí để lật đổ Đức Quốc xã.
Chính
trong hoàn cảnh vô cùng áp lực này, vào năm 1943, bà Sendler bị phát
hiện và bắt giữ, Gestapo tra tấn bà, đánh gãy chân bà, nhưng cũng không
hề moi được bất cứ tin tức nào giá trị từ bà.
Đức
Quốc xã cực kỳ tức giận đã quyết định xử tử bà, may mắn là tổ chức ngầm
ở Ba Lan đã chi nhiều tiền mua giấy thông hành quân đội nên mới cứu
được bà.
Dù
được cứu ra ngoài, bà Sendler không hề dừng lại, bà tiếp tục bí mật cứu
người Do Thái, còn ghi chép cẩn thận lại thông tin của các em nhỏ từng
được cứu, chôn những chiếc bình chứa bảng tên dưới gốc cây nhà hàng xóm
để sau chiến tranh các em nhỏ có thể đoàn tụ với gia đình.
Năm
1945, Đức Quốc xã rời khỏi Ba Lan, bà Sendler đào số bảng tên lên, trả
các em nhỏ về cho những phụ huynh còn sống, đáng tiếc là hầu như tất cả
đều đã bị sát hại hoặc mất tích, chỉ có vài đứa trẻ tìm lại được cha mẹ.
Từ đó trở đi, bà sống như một người bình thường suốt 54 năm, không hề nói về việc mình từng cứu hơn 2.500 đứa trẻ.
Cho
đến 54 năm sau, vào năm 1999, có bốn học sinh trung học ở Kansas, Mỹ đã
phát hiện ra cái tên Irena Sendler trong bài báo “Một Schindler khác”
khi làm đề tài lịch sử, trong đó chỉ có một câu đơn giản: Bà đã cứu hơn
2.500 đứa trẻ.
“Không
thể nào đâu? Schindler đã cứu 1.100 người Do Thái, nếu Sendler cứu
2.500 người, vậy sao chúng ta chưa từng được nghe qua tên của bà ấy? Hay
là in nhầm 250 thành 2.500 rồi?”
Họ
vội vàng lên mạng tìm tên Irena Sendler, chỉ có dòng chữ, toàn bộ là từ
cùng một trang mạng. Tổ chức gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi thư xác
nhận có phải in lầm số hay không, nhưng cũng không có bất cứ tin tức
nào của bà Sendler.
Mấy
tháng sau đó, vài học sinh trung học nhân kỳ nghỉ và cuối tuần chạy đến
thư viện và viện tư liệu tìm các tài liệu có liên quan đến Thế chiến
thứ II, thậm chí họ còn tìm xem tất cả các bảng tên ở tất cả các đài kỉ
niệm trong Thế chiến thứ II nhằm hy vọng tìm được nơi an nghỉ cuối cùng
của bà Sendler nhưng cũng không biết được gì.
Cuối
cùng, Hội gây quỹ Do Thái chính nghĩa đã gửi đến một tin tức khiến
người ta không thể tin nổi: Bà Sendler vẫn còn sống, hiện sinh sống ở
Warsaw, Ba Lan, bà đã 90 tuổi.
Nhờ vậy, với sự tìm kiếm của bốn bạn học sinh này mà câu chuyện năm xưa của bà Sendler mới được nhắc lại.
Sự
dũng cảm và trí tuệ của bà Sendler không chỉ khiến người Mỹ cảm động,
mà cũng giúp cho Warsaw phát hiện ra được người anh hùng của họ.
Tại
một viện dưỡng lão ở Warsaw, rất nhiều người cao tuổi ngồi xe lăn, đi
lại khó khăn, tổng thống Ba Lan và phu nhân đã đích thân đến viện dưỡng
lão thăm bà.
Vị anh hùng tuổi xế chiều cũng đã nhận được rất nhiều những lời vinh danh muộn màng.
Năm 2003, Đức Giáo hoàng Paul Đệ nhị đích thân viết thư cho bà Sendler, tán dương sự nỗ lực phi thường của bà trong thời chiến.
Tháng
10/2003, bà được trao tặng huy chương Đại Bàng Trắng (Order of the
White Eagle), hình ảnh của bà cũng được in trên đồng tiền kỷ niệm của Ba
Lan năm 2009.
Ngày
30/7/2006, bà Sendler 96 tuổi được nhận huy chương vinh dự tại Lễ tưởng
niệm được tổ chức ở Munich, Đức, rất nhiều người đến tham dự đều là
những trẻ em mà bà cứu năm đó.
Elzbieta Ficowska từng là một đứa bé sơ sinh được bà Sendler cứu, cô nói: “Bà Sendler chẳng những đã cứu chúng tôi mà còn cứu thế hệ con cháu của chúng tôi nữa”.
Tháng 10/2006, bà Sendler 96 tuổi đã được xướng tên trong lễ trao giải thưởng Nobel Hòa Bình.
Ngày 12/5/2008, bà Irena Sendler lặng lẽ trút hơi thở cuối cùng tại Ba Lan, hưởng thọ 98 tuổi.
Lời bà nói trước khi ra đi khiến nhiều người xúc động: “Tôi
chưa từng xem bản thân là anh hùng, những đứa trẻ Do Thái được cứu sống
đã chứng minh giá trị của tôi trên đời, thế nhưng đây hoàn toàn không
phải là lý do để xứng đáng được tán dương. Ngược lại, tôi luôn tự trách
mình, những gì tôi làm hoàn toàn không đủ, có lẽ tôi đã có thể cứu được
nhiều người hơn, sự tiếc nuối này sẽ theo tôi đến cuối đời”.
Theo SecretchinaThanh Tâm
quá tuyệt vời
Trả lờiXóa