Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016

Chủ Nghĩa Mơ Hồ Của Trung Quốc ở Biển Đông


Bất chấp việc Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 thụ lý vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông (12/7/2017) đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách ngang ngược, vô căn cứ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông, Trung Quốc tiếp tục sử dụng các luận điệu mơ hồ để hợp lý hóa cho cái gọi là “chủ quyền lịch sử” của nước này trên Biển Đông Mới đây, truyền thông nhà nước Trung Quốc loan tin về cái gọi là “lời tuyên bố chủ quyền” của Trung Quốc trên Biển Đông đang được định hình. “Lời tuyên bố chủ quyền” mà truyền thông Trung Quốc nhắc đến ở đây là bảo tàng quốc gia về Biển Đông mà nước này đang xây dựng tại thị trấn Đàm Môn, huyện Quỳnh Hải, tỉnh Hải Nam. Trung Quốc đã chi tới 150 triệu đô-la Mỹ để xây dựng bảo tàng này. Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc tuyên bố đã thu thập được trên 70.000 hiện vật khẳng định cái gọi là “chủ quyền Biển Đông” của nước này để phục vụ cho hoạt động trưng bày sau khi bảo tàng được khai trương, dự kiến vào đầu năm 2017.
Tuy nhiên, Trung Quốc không thể ngờ rằng chiến dịch thu thập và tuyên truyền rầm rộ cho các “bằng chứng” nêu trên đã vô tình trở thành con dao hai lưỡi, vạch trần chân tướng của các yêu sách vô căn cứ của nước này đối với chủ quyền trên Biển Đông. Đỉnh điểm của trò hề chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc là quyển sách “Genglubu” mà truyền thông Trung Quốc tốn khá nhiều giấy mực để o bế, tuyên truyền. Số là, phía Trung Quốc rêu rao răng Genglubu là quyển sách có tuổi đời trên 600 năm, được ngư dân Trung Quốc (mà cụ thể là ngư dân Đàm Môn – khu vực nơi Trung Quốc đang xây bảo tàng Biển Đông) sử dụng liên tục để tiến hành hoạt động đánh bắt cá trên Biển Đông. Đài Truyền hình trung ương Trung Quốc thậm chí còn làm hẳn một phóng sự quy mô bằng cả tiếng Anh và tiếng Trung để tuyên truyền cho Genglubu, khẳng định đây là “bằng chứng thép” về chủ quyền “không thể tranh cãi” của Trung Quốc trên Biển Đông. Báo chí trong nước Trung Quốc đua nhau đăng tải lại phóng sự trên và cổ súy cho cái gọi là “bằng chứng lịch sử” về chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự thật đằng sau chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc đã bị truyền thông quốc tế vạch trần.
Tháng 6/2016, hãng tin BBC của Anh đã thực hiện một phóng sự điều tra bác bỏ hoàn toàn tuyên truyền của Trung Quốc về cuốn sách Genglubu. Trong phóng sự của BBC, Su Chengfen – người mà truyền thông Trung Quốc miêu tả là chủ nhân của cuốn sách đã không chứng minh được sự tồn tại của cuốn sách với phóng viên, cho biết rằng cuốn sách đã bị hỏng do quá cũ. Truyền thông quốc tế khi đó đã dẫn lại phóng sự của BBC và cho rằng “bằng chứng thép” của TQ về chủ quyền BĐ chỉ là “trò chơi khăm” nhắm vào cộng đồng quốc tế. Việc đem một cuốn sách đi biển như Genglubu, vốn dĩ khá phổ biến ở các quốc gia ven Biển Đông như Việt Nam hay Philippines, để “khẳng định chủ quyền” cho thấy Trung Quốc đang chơi trò đánh tráo khái niệm giữa hoạt động của ngư dân và chủ quyền quốc gia, đồng thời cho thấy nước này đang rơi vào thế bí khi thiếu đi các bằng chứng xác đáng chứng minh cho “chủ quyền” trên Biển Đông.

Sự bác bỏ của truyền thống quốc tế là lời khẳng định rằng Trung Quốc không thể dự trên các bằng chứng mơ hồ để biện hộ cho âm mưu độc chiếm Biển Đông của mình. Sự việc lần này một lần nữa cho thấy Trung Quốc vẫn không có vẻ gì thể hiện được vị thế nước lớn của mình dù đã vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ. Và kỳ vọng của cộng đồng quốc tế về một nước Trung Quốc đóng vai trò đảm bảo an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực dường như đang này một xa vời./. Sinh Tồn

Nguyễn Sơn

1 nhận xét:

Tạp Ghi và Phiếm Luận: Chữ TÂM - Đỗ Chiêu Đức

Tạp Ghi và Phiếm Luận :                                      Chữ TÂM   TÂM 心 là Trái Tim, mà trái tim nằm ở trong lòng ngực của cơ thể, nên...