Như thường lệ, trước khi vào bài viết mới, ta giải đáp câu đố của bài viết cũ trước.
此字不奇怪, Thử tự bất kỳ quái,
芬芳又自在, Phân phương hựu tự tại.
七人頭上草, Thất nhân đầu thượng thảo,
大家都喜愛. Đại gia đô hỉ ái .
Có nghĩa :
Chữ nầy không kỳ quái,
Thơm tho lại thoải mái.
Bảy người đầu đội cỏ,
Mọi người đều ưu ái!
Giải Đáp :
Chữ không kỳ quái là chữ đơn giản thông thường, lại...
Thơm tho thoải mái là chữ có liên quan đến Hoa Cỏ.
Bảy người, THẤT NHÂN là chữ THẤT 七 và chữ NHÂN đứng 亻ngang nhau thành chữ HÓA 化, trên đầu đội cỏ, là chồng thêm cái THẢO ĐẦU 艹 lên, thì thành chữ HOA 花 là BÔNG, mà ...
Bông hoa thì mọi người đều ưu ái, ưa thích!
Giải đáp cuối cùng, final answer, là chữ HOA 花.
Hoa trong văn chương thường được dùng để chỉ người đẹp và những gì của
người đẹp, như HOA HẬU 花后, HOA KHÔI 花魁 là những người đẹp nhất trong các
người đẹp, các kỹ nữ thích trang điểm cho đẹp nên gọi là HOA NƯƠNG 花娘,
Các cô đào hát gọi là HOA ĐÁN 花旦. Chị em đẹp gọi là TỈ MUỘI HOA 姊妹花,
ngay cả nô tì đẹp cũng được gọi là HOA NÔ 花奴... Về diện mạo thì được
diễn tả là "Mặt HOA da phấn" HOA DUNG NGUYỆT MẠO 花容月貌, HOA nhường nguyệt
thẹn, ăn nói thì "HOA cười ngọc thốt"... Thi Tiên Lý Bạch trong bài
Thanh Bình Điệu tả vẻ đẹp của Dương Qúy Phi đã ngơ ngẩn mơ hồ:
Vân tưởng y thường HOA tưởng dung,
雲想衣裳花想容。
雲想衣裳花想容。
(Mây ngỡ xiêm y mặt ngỡ HOA)
... còn Bạch Cư Dị trong bài Trường Hận Ca thì so sánh thẳng:
Phù dung như diện liễu như my.
芙蓉如面柳如眉。
芙蓉如面柳如眉。
(Mặt tựa phù dung mày tựa liễu)
... đến Hoàng Phủ Nhiễm thì mặt đẹp như HOA chỉ được thể hiện ở đôi mày như Ôn Như Hầu đã viết: "Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu!" bằng bài Ngũ ngôn Tứ tuyệt như sau:
花 枝 出 建 章, Hoa chi xuất Kiến Chương,
鳳 管 發 昭 陽; Phụng quản phát Chiêu Dương.
借 問 承 恩 者, Tá vấn thừa ân giả,
雙 蛾 幾 許 長。 Song nga kỷ hứa trường?
鳳 管 發 昭 陽; Phụng quản phát Chiêu Dương.
借 問 承 恩 者, Tá vấn thừa ân giả,
雙 蛾 幾 許 長。 Song nga kỷ hứa trường?
...mà Lam Giang đã diễn nôm rất hay là:
Cành hoa nở đẹp Kiến Chương,
Xa nghe sáo phụng Chiêu Dương rộn ràng.
Hỏi ai yêu dấu nhà vàng,
Đã dài được mấy hai hàng mày nga?!
Vân tưởng y thường hoa tưởng dung
20.BỘ: CHÍ 至 :
CHÍ 至 : là ĐẾN. CHÍ 至 là chữ thuộc Tượng Hình Chỉ Sự, dùng hình tượng để chỉ sự việc, theo diễn tiến của chữ viết như sau:
Giáp Cốt Văn Kim Văn Tiểu Triện Lệ Thư
甲骨文 | 金文 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Tứ Giáp Cốt Văn, Kim Văn cho đến Tiểu Triện đều là hình tượng của
một con chim bay lộn đầu xuống đất đưa đuôi lên trời, không phải bay đi
mà là bay tới, còn bên dưới là bộ THỔ 土, nên CHÍ là ĐẾN, là TỚI Nơi. Ta
thường gặp các cách nói như:
TỰ CỔ CHÍ KIM 自古至今 : là Từ xưa ĐẾN nay.
TỰ THUỶ CHÍ CHUNG 自始至終: là Từ đầu ĐẾN cuối. Từ bắt đầu cho đến kết
thúc. Xin được nói thêm về 2 chữ THUỶ CHUNG 始終 : THỦY (còn được đọc là
THỈ) là KHỞI THỦY 起始 là Bắt Đầu. CHUNG là CHUNG KẾT 終結 là Cuối Cùng, là
kết thúc, nên THUỶ CHUNG là: Bắt đầt và Kết thúc, là Đầu Đuôi, là Trước
Sau... Con Người Thuỷ Chung là Con người có đầu có đuôi, có trước có
sau, đầu như thế nào thì đuôi cũng như thế ấy. Lòng Chung Thuỷ là tấm
lòng Trước sau như một không hề thay đổi, mở đầu như thế nào thì kết cục
cũng vẫn như thế ấy.
ĐÔNG CHÍ 冬至 : là Một trong 24 tiết trong năm, nằm ở giữa tháng 11
và đầu tháng Chạp Âm lịch , và trong khoảng từ 21 đến 23 tháng 12 Dương
lịch. Đông Chí là ngày có Đêm dài nhất, ngược với HẠ CHÍ là ngày có đêm
ngắn nhất trong năm, ứng với câu nói dân gian của Ông Bà ta để lại là: "Tháng Năm chưa nằm đã sáng, Tháng Mười chưa cười đã tối." Trong Kiều cụ Nguyễn Du cũng đã viết câu chuyển mùa như sau:
Sen tàn cúc lại nở hoa,
Sầu dài ngày vắn đông đà sang xuân.
ĐÔNG CHÍ là Lễ Tiết lớn ở cuối năm. Người miền Bắc Trung Hoa thì
ăn bánh xếp nước, còn người miền Nam thì ăn Chè ỉ, còn người Hoa ở Việt
Nam thì nấu chè Xôi Nước (Miền Bắc gọi là Trôi Nước). Nấu chè để cúng
ông bà mừng cho năm hết Tết đến. Ăn chè để vui vẻ mà nhận thêm mỗi người
một tuổi nữa!
CHÍ 至 còn là Liên Từ dùng để nhấn mạnh, như CHÍ VU 至于 : Ta
nói là Chí Như là Đến Như... THẬM CHÍ 甚至 : là Cho Đến như, DĨ CHÍ 以至 là
Cho đến nỗi...
CHÍ là Hình Dung Từ có nghĩa như Rất, Tuyệt, Nhất... Như:
CHÍ LÝ 至理 là Rất có lý; CHÍ HẢO 至好 là Tuyệt Hảo, CHÍ THIỂU 至少 là Ít
nhất; CHÍ HIẾU 至孝 là Có hiếu nhất. Tương tự, ta có CHÍ TÌNH 至情, CHÍ
NGHĨA 至義, CHÍ THÂN 至親, CHÍ CÔNG VÔ TƯ 至公無私, CHí CAO VÔ THƯỢNG 至高無上 ...
CHÍ còn hiện diện trong rất nhiều thành ngữ, như:
PHÚC CHÍ TÂM LINH 福至心靈: là Khi phước phần đến thì lòng cũng linh
động thêm ra. Ý nói: Con người ta khi vận may đến, khi gặp thời, thì tự
nhiên cũng trở nên ứng phó giỏi hơn, linh động hơn lúc bình thường
nhiều.
TINH THÀNH SỞ CHÍ, KIM THẠCH VI KHAI 精誠所至,金石為開: là Đem hết lòng
rất thành thật của mình mà đối đãi với người khác, thì dù cho họ có sắt
đá đến đâu cũng phải cảm động mà thôi!
Câu "NHO" mà các cụ đồ ngày trước hay đem ra răn dạy con cháu là:
Phước bất trùng lai, Họa vô đơn CHÍ.
福 不 重 來, 禍 無 單 至。
Có nghĩa :
Phước thì không có đến thêm lần nữa, nhưng Họa thì không đến một
cách đơn độc. Ý muốn nói: Chuyện vui, chuyện hên, chuyện may mắn thì
không có đến một cách dồn dập, còn chuyện xui, chuyện rủi, chuyện bất
hạnh thì thường xảy ra một cách liên tục.
Nhớ hồi nhỏ trong xóm, thường hay nghe "người lớn" nói trại đi để cười chơi như thế nầy:
"Cuốc đất trồng khoai, Qụa vô ăn bí!"
Câu nói "Phước bất trùng lai, Họa vô đơn chí" là cách nói thuần tuý
của người Việt Nam ta, còn người Hoa họ lại nói là: PHƯỚC VÔ SONG CHÍ,
HỌA BẤT ĐƠN HÀNH 福無雙至,禍不單行。Cách nói có khác, nhưng ý nghĩa thì cũng như
nhau mà thôi!... và họ lại đặt thành một câu đối "lấy hên" như sau:
Phước vô song chí kim triêu chí,
福無雙至今朝至,
福無雙至今朝至,
Họa bất đơn hành tạc dạ hành! 禍不單行昨夜行。
Có nghĩa :
Phước chẳng đến có đôi, nhưng sáng nay lại đến (có đôi).
Họa không đi đơn độc, nhưng tối qua nó đã đi mất tiêu rồi!
Phước vô song chí, Họa bất đơn hành.
Có tất cả 9 chữ được ghép bởi bộ CHÍ nầy, tiêu biểu là:
TRÍ 致 : là Làm cho, là Đưa đến, là Dẫn đến, như:
TRÍ MỆNH 致命: là Làm cho mất mạng. Ta thường nghe nói: Giáng cho
những đòn TRÍ MẠNG, có nghĩa Đánh những đòn thật hiễm có thể làm cho mất
mạng được. Tương tự, ta có các từ TRÍ TỬ 致死 là đưa đến chết chóc; TRÍ
BỆNH 致病 là Đưa đến bệnh tật. TRÍ PHÚ 致富 là Dẫn đến giàu sang, như câu
CẦN LAO TRÍ PHÚ 勤勞致富: là Cần kiệm lao động sẽ đưa đến giàu sang.
TRÍ còn có nghĩa là Đưa cho, Ban cho, Chia sẻ, như :
TRÍ AI 致哀 : là Chia sẻ nỗi Bi ai, ta nói là Chia Buồn.
TRÍ TỪ 致辭 : là Những lời phát biểu để Khích lệ, động viên, Chia buồn, Cảm tạ, Chúc mừng...
TRÍ SĨ 致仕: là Cho về làm kẻ sĩ. Bây giờ ta nói là Hưu Trí, là Về Hưu. Chữ Nho gọi là THOÁI HƯU 退休.
TRÍ còn chỉ Tổng quát, tình huống, như :
ĐẠI TRÍ 大致 : là Đại Khái, là Bao quát.
CẢNH TRÍ 景致 " là Cảnh vật chung quanh, là Phong Cảnh chung.
TRÍ còn có nghĩa là Tinh xảo, tỉ mỉ, khéo léo, như :
TINH TRÍ 精致 : là Tinh xảo, khéo léo từng chút một.
Ta nhớ trước đây, trong thập niên năm mươi của thế kỷ trước, ta có
môn học CÁCH TRÍ 格致 là viết gọn lại của 4 chữ CÁCH VẬT TRÍ TRI 格物致知. Bỏ
qua các mặt về Triết học, chỉ hiểu theo nghĩa thông thường đơn giản
nhất. CÁCH VẬT 格物 là Phân tích sự vật một cách tỉ mỉ; TRÍ TRI 致知 là Hiểu
biết về sự vật một cách thấu đáo. Nên môn học CÁCH TRÍ 格致 qua thập niên
sáu mươi được đổi thành môn KHOA HỌC THƯỜNG THỨC 科學常識, và cũng môn học
nầy lên Trung học được chia làm 3 môn VẬT LÝ 物理, HOÁ HỌC 化學 và VẠN VẬT
HỌC 萬物學. Sau năm 1975, Vạn Vật Học lại bị đổi tên thành môn SINH VẬT HỌC
生物學...
Cách Vật Trí Tri
Câu nói trên có xuất xứ từ sách Lễ Ký , Đại Học 禮記·大學》 trong Tứ Thư, nguyên văn như sau: 格物、致知、誠意、正心、修身、齊家、治國、平天下. Cách vật, Trí tri, Thành ý, Chánh tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ (no table: miễn bàn).
Câu nói trên có xuất xứ từ sách Lễ Ký , Đại Học 禮記·大學》 trong Tứ Thư, nguyên văn như sau: 格物、致知、誠意、正心、修身、齊家、治國、平天下. Cách vật, Trí tri, Thành ý, Chánh tâm, Tu thân, Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ (no table: miễn bàn).
21. BỘ CHU ( CHÂU ) 舟 :
CHU 舟 : là XUỒNG, GHE. CHU 舟 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau :
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn cho đến Kim Văn và Đại Tiểu Triện đều giống như
hình của chiếc "xuồng ba lá" chia làm ba khoang, nên CHU là Xuồng là Ghe
là Tàu. Trước đời Tần thường dùng chữ CHU nầy, sau đời Hán thì dần dần
dùng chữ THUYỀN 船 thay thế cho chữ CHU 舟.
CHU là THUYỀN, THUYỀN là CHU, tùy nghi sử dụng, như LONG CHU hay
LONG THUYỀN đều như nhau, nhưng CHU thường dùng cho Văn Ngôn (Văn Viết -
Cổ Văn), THUYỀN thường dùng trong Bạch Thọai (Văn Nói - Kim Văn), như
trong bài Tiền Xích Bích Phú, Tô Đông Pha đã mở đầu bằng câu:
" 壬戌之秋,七月既望,蘇子與客泛舟, 遊於赤壁之下...
Nhâm Tuất chi thu, thất nguyệt ký vọng, Tô tử dữ khách PHIẾM CHU, du ư Xích Bích chi hạ..."có nghĩa là:
Nhâm Tuất chi thu, thất nguyệt ký vọng, Tô tử dữ khách PHIẾM CHU, du ư Xích Bích chi hạ..."có nghĩa là:
"Mùa thu năm Nhâm Tuất, ngày rằm tháng bảy, ông Tô và khách đã THẢ THUYỀN dạo chơi ở hạ lưu sông Xích Bích..."
Trong truyện Kiều đoạn nói về Đam Tiên, cụ Nguyễn Du cũng đã
thoát dịch 2 câu thơ cổ " 一片情舟方到岸, 瓶沉花折已多時. Nhất phiến TÌNH CHU phương
đáo ngạn, Bình trầm hoa chiết dĩ đa thời" rất hay là:
THUYỀN TÌNH vừa ghé đến nơi,
Thì đà trâm gãy bình rơi bao giờ!
Người Việt ta nói là "Đồng Hội Đồng Thuyền", thì người Hoa nói
là "Đồng Chu Cộng Tế 同舟共濟 (Cùng thuyền nên cùng thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau)"; Ta nói là "Ván Đã Đóng Thuyền, thì người Hoa nói là Mộc Dĩ Thành
Chu 木已成舟 (Cây đã thành... xuồng); Ta nói là "Ngược Dòng Bến Đổ", thì
các chú Ba nói là "Nghịch Thủy Hành Chu 逆水行舟 (Đi thuyền ngược nước); Ta
nói là "Thuận Buồm Xuôi Gió" thì Họ nói là "Thuận Thủy Thôi Châu 順水推舟
(Xuôi Nước Đẩy Thuyền)... Khi đã ép được Kiều chiụ lấy Bạc Hạnh thì:
Thành thân mới rước xuống thuyền,
Thuận buồm một lá xuôi miền Châu Thai!
Một câu nói nổi tiếng có hơi hám của Triết học là =:
Thủy khả tải chu, diệc khả phúc chu.
水 可 載 舟, 亦 可 覆 舟。
Có nghĩa :
Nước có thể chở thuyền, mà cũng có thể nhấn chìm thuyền.
Đây là câu nói của Khổng Tử trong Khổng Tử Gia Ngữ, do Tuân Tử kể
lại lời đối đáp giữa Khổng Tử và Lổ Ai Công:
"夫君者舟也,人者水也。水可載舟,亦可覆舟。君以此思危,則可知也。Phù Quân giả chu dã, nhân giả thủy giả.
Thủy khả tải chu, diệc khả phúc chu. Quân dĩ thử tư nguy, tắc khả tri
dã."
Có nghĩa :
"Phàm Vua là thuyền, còn Dân là nước. Nước có thể chở thuyền
mà cũng có thể làm lật thuyền. Vua có thể lấy việc đó suy nghiệm để biết
được sự nguy hại đến cở nào."
Có tất cả 79 chữ được ghép bởi bộ CHU 舟 nầy, ngoài chữ THUYỀN 船 ra, ta còn có chữ :
ĐĨNH 艇 : Nhỏ hơn Thuyền, như TIỂU ĐĨNH 小艇: là Chiếc Xuồng
con. DU ĐĨNH 游艇: là Du thuyền nhỏ. Trong quân đội thì có: TIỀM THỦY ĐĨNH
潜水艇: Ta gọi là Tàu Lặn. NGƯ LÔI ĐĨNH 漁雷艇: là Tàu Phóng Ngư Lôi.
HẠM 艦 : Lớn hơn Thuyền, như QUÂN HẠM 軍艦: là Tàu lớn dùng trong quân
đội. HẠM ĐỘI 艦隊: Tàu lớn chở lính chiến đấu. HÀNG KHÔNG MẪU HẠM 航空母艦:
Quân hạn khổng lồ chở cả máy bay chiến đấu và có cả sân bay trên đó như
là một pháo đài khổng lồ biết di chuyển.
Hàng Không Mẫu Hạm
甲骨文 | 金文 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là hình tượng của cái cổ áo và hai tay áo ở phía
trên, đường giữa là đường nút áo. Đến Kim Văn và Tiểu Triện thì phần
dưới giống như là hai vạt áo khép vào nhau, nên Y 衣 là ÁO.
Ta có từ Y PHỤC 衣服: là Quần Áo. (PHỤC 服 cũng có nghĩa là Quần Áo.
Như: Trang Phục 裝服, Sắc Phục 色服, Đồng Phục 同服...), nên Y PHỤC là từ kép
chỉ Quần áo mà ta mặc (tránh hiểu lầm Y là ÁO, PHỤC là QUẦN).
Y QUAN 衣冠: là Áo Mão. Y QUAN CẦM THÚ 衣冠禽獸: là Cầm Thú mặc Áo đội
Mão. Ta nói là "Cầm thú đội lớp người" chỉ những người vô nhân tính,
lòng dạ ác độc như dã thú, không có tình người.
Y CẨM HOÀN HƯƠNG 衣錦還鄉: Ta nói là "Áo Gấm Về Làng" chỉ làm nên quan
chức hay đậu đạt về làng. Ngày nay chỉ những người làm ăn thành đạt hay
làm giàu trở về làng một cách vẻ vang. Cô Kiều vì muốn Áo Gấm Về Làng
nên mới khuyên Từ Hải đầu hàng để làm quan của Triều đình, thì nàng...
Cũng ngôi mệnh phụ đường đường,
Nở nang mày mặt rỡ ràng mẹ cha!
Y GIÁ PHẠN NANG 衣架飯囊: Ta nói là "Giá Áo Túi Cơm" chỉ những người vô
dụng, vô tích sự, không có ích gì cho gia đình xã hôi cả. Thân mình thì
như cái giá để máng cái áo lên, còn cái bụng thì như cái túi để đựng
cơm mà thôi, chứ không làm nên trò trống gì cả! Như Cụ Nguyễn Du đã tả
cái chí của Từ Hải:
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Những phường GIÁ ÁO TÚI CƠM xá gì!
BẠCH Y TÚ SĨ 白衣秀士: Cũng giống như BẠCH DIỆN THƯ SINH 白面書生 đều cùng
chỉ những chàng thư sinh áo trắng, mặt trắng ngày xưa, chưa đậu đạt,
chưa làm nên gì cả ! Ngày nay cũng dùng để chỉ những sinh viên chưa ra
trường, chưa làm nên sự nghiệp.
Y Gía Phạn Nang
Y Gía Phạn Nang
Bạch Y Tú Sĩ
GIẢI Y THÔI THỰC 解衣推食 :
Ta nói là Cho Ăn Cho Mặc. Câu nói nầy có xuất xứ từ Sử Ký. Hoài Âm Hầu
(Hàn Tín) Truyện: "汉王授我上将军印,予我数万众,解衣衣我,推食食我。Hán Vương thụ ngã tướng quân
ấn, dư ngã sổ vạn chúng, giải y y ngã, thôi thực thực ngã" có nghĩa:
"Vua Hán phong ta làm thượng tướng, giao cho ta mấy vạn binh mã, cởi áo bào để cho ta mặc, đưa thức ăn cho ta ăn" nên...
GIẢI Y THÔI THỰC là được cấp trên trọng dụng, đối xử một cách hết
lòng. Nhưng Giải Y Thôi Thực hiện nay còn có nghĩa chỉ những người hết
lòng làm việc thiện, sẵn sàng NHƯỜNG CƠM XẺ ÁO cho người khác nghèo khổ
vất vả hơn mình.
PHONG Y TÚC THỰC 豐衣足食: là Phong phú về áo quần, đầy đủ về ăn
uống. Ta nói là "Đủ ăn đủ mặc" hay "Dư ăn thừa mặc", chỉ cảnh sống của
dân chúng hay của một gia đình khá giả nào đó trong một xã hội hay trong
một nước Thái bình Thịnh vượng.
BỐ Y CHI GIAO 布衣之交: là Giao tình lúc còn là áo vải. Ý chỉ Những
người bạn thân thiết từ thuở hàn vi nghèo khó. (BỐ Y 布衣 là ÁO VẢI, chỉ
lúc còn nghèo khó, chưa làm nên, khác với CẨM Y 錦衣 là ÁO GẤM chỉ lúc đã
giàu sang hay đã làm quan rồi).
TIẾT Y SÚC THỰC 節衣縮食: là Tiết kiệm bớt y phục và Thu nhỏ lại
cái ăn. Ta nói là "Kiệm ăn kiệm mặc", gặp thời buổi kinh tế khó
khăn, nên phải biết "Thắt lưng Buộc bụng", cần kiệm tiên tặn mà sinh
sống cho qua thời buổi.
HÀ Y 霞衣 : Áo có thêu mây màu ngũ sắc rực rở để cho Hoàng Hậu
và các Phi Tần Mỹ Nữ trong cung mặc. Khi Từ Hải cho đón Kiều, cụ Nguyễn
Du đã viết:
Sẵn sàng phượng liễn loan nghi,
Hoa quan chấp chới HÀ Y rỡ ràng!
Có tất cả 53 chữ được ghép bởi bộ Y 衣 nầy (thường nằm bên dưới),
và 225 chữ được ghép bởi bộ Y đứng 衤, thường nằm bên trái của chữ viết.
Tất cả các chữ đều có liên quan đến quần áo, ăn mặc, phục sức... như:
KHÂM 衾 : là Cái Mền, như KHÂM CHẨM 衾枕: là Mền Gối. KHÂM LIỆM 衾殮 :
là Dùng cái mền gói người chết lại rồi bỏ vô hòm. Nhưng HƯƠNG KHÂM 香衾 là
Cái mền thơm phức của vợ chồng son, như trong bài thơ Vị Hữu của Lý
Thương Ẩn:
為有雲屏無限嬌, Vị hữu vân bình vô hạn kiều,
鳳城寒盡怕春宵。 Phụng thành hàn tận phạ xuân tiêu.
無端嫁得金龜婿, Vô đoan giá đắc kim quy tế,
無端嫁得金龜婿, Vô đoan giá đắc kim quy tế,
辜負香衾事早朝。 Cô phụ HƯƠNG KHÂM sự tảo triều.
Có nghĩa :
Vì có bức bình phong cẩn mây ngũ sắc đẹp vô vàn (của cảnh sống
giàu sang) nên... Trong thành vua nầy khi đông tàn lại đâm ra sợ
những đêm xuân ấm áp, vì... khi khổng khi không lại lấy được ông chồng
làm quan lớn, nên cứ sáng sớm là bỏ mặc gối chăn thơm phức để đi chầu
vua vào lúc canh năm!
SAM 衫 : là Áo lá, Áo Cánh, Áo Sơ-Mi. Ta có từ kép Y SAM 衣衫: là Áo
Sống (từ chỉ chung Quần Áo). Đọc truyện võ hiệp ta thấy có môn ngoại
công luyện cho thân thể cứng như sắt, đao thương đâm không lủng, gọi là
THIẾT BỐI SAM 鐵背衫: Áo lót bằng sắt! Nhưng...
TRƯỜNG SAM 長衫 : là Áo dài truyền thống Trung Hoa cho cả nam lẫn
nữ. Đặc biệt áo dài của nữ được ta gọi quen bằng âm tiếng Quảng Đông là
"Xường Xám." Còn Áo Dài Việt Nam thì gọi là "Việt Nam Trường Sam 越南長衫.
TỤ 袖 : là Tay áo. Ngày xưa tay áo may thật dài và có phần
chặn ngang như một cái túi lớn dùng để cất đồ đạc trong tay áo gọi là TỤ
TÀNG 袖藏 Ta có thành ngữ :
TỤ THỦ BÀNG QUAN 袖手旁觀: là Đứng thỏng tay áo ở một bên mà nhìn chỉ
sự Thờ ơ, Lãnh đạm với chuyện gì đó đang xảy ra trước mắt, Không màng
đến việc xảy ra bên cạnh.
LÃNH TỤ 領袖 : LÃNH là Bâu Áo. TỤ là Tay Áo. Ngày xưa, bất cứ
áo màu gì thì BÂU và TAY ÁO (Phần được may như cái túi để đựng đồ)
thường là màu TRẮNG, nên, trong một tổ chức hay một nhóm người đang hoạt
động, nhất là đang di chuyển, thì mọi người thường nhìn vào cái BÂU ÁO
của NGƯỜI ĐI ĐẦU để đi theo, và nhìn theo cái TAY ÁO của người đi đầu mà
hành động. Tay áo khoác về hướng trái thì quẹo trái, khoác về hướng
phải thì quẹo phải, ra dấu dừng lại thì dừng lại. Nên, LÃNH TỤ là NGƯỜI
CẦM ĐẦU một tổ chức, đoàn thể hay một quốc gia. Chức vụ của người Lãnh
Tụ có thể là Tổ Trưởng, Hội Trưởng, Giáo Chủ,Chưởng Môn, Thủ Tướng, Tổng
Thống, Chủ Tịch Nước .....
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là hình 2 nhánh nhỏ của lá tre. Kim Văn là Hình của
một lóng tre ( mắt tre ). Đại Triện Tiểu Triện thì trở lại hình của 2
nhánh lá tre nhỏ, mỗi nhánh có 3 lá, mà ta thường thấy trong câu đối Tết
truyền thống là :
Mai khai ngũ phúc, 梅開五福,
TRÚC BÁO TAM ĐA. 竹報三多。
Có nghĩa :
Mai nở 5 cánh như mang lại 5 cái phước là: Phú, Thọ, Khang Ninh,
Du Hảo Đức, Khảo Chung Mệnh (Giàu, Sống dai, Mạnh khỏe, Có Đức tốt, và
Chết An Lành).
Mỗi nhánh nhỏ của Tre Trúc đều có 3 lá như đem lại 3 cái nhiều là:
Đa Phúc, Đa Thọ, Đa Nam Tử (Nhiều Phước, Nhiều Thọ và Nhiều Con Trai).
Trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, nhiều con trai sẽ có nhiều sức lao
động để khai hoang làm ruộng và sẽ rất nhanh chóng trở nên giàu có.
TRÚC còn là một thực vật xanh tốt quanh năm, mặc cho sương rơi
tuyết phủ giá lạnh của mùa đông, cùng với Tùng và Mai hợp thành TÙNG
TRÚC MAI TUẾ HÀN TAM HỮU 松竹梅歲寒三友. Vì quanh năm xanh tốt, nên trúc còn là
biểu tượng của sự Bình An qua câu đối Tết sau đây:
Hoa khai phú qúy, 花開富貴,
TRÚC BÁO BÌNH AN. 竹報平安。
Có nghĩa :
Hoa nở đẹp tượng trưng cho sự phú quý, và
Trúc xanh tốt quanh năm tượng trưng cho sự bình an.
TRÚC còn là biểu tượng của người quân tử với lời phong tặng là
TIẾT TRỰC TÂM HƯ 節直心虛, có nghĩa: Mỗi một đốt tre, mắt tre đều thẳng
tuột, mà trong lòng mỗi ống tre thì trống không. Biểu tượng cho sự thẳng
thắng mà không vụ lợi, lòng dạ thẳng ngay từ trong tới ngoài. Khi về
nước chấp chánh để lập nên nền Đệ Nhất Cộng Hòa cho Miền Nam Việt Nam,
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã dùng cả một bụi tre để làm biểu tượng cho
chính quyền nhà nước của mình với lý tưởng vì dân phục vụ trong tinh
thần "Tiết Trực Tâm Hư" của một chính quyền thẳng ngay liêm khiết
THẾ NHƯ PHÁ TRÚC 势如破竹 :
Ta nói là Thế Tựa Chẻ Tre, chỉ việc gì đó rất suôn sẻ thuận lợi, rất dễ
hoàn thành. Khi diễn tả Từ Hải dấy binh làm nên sự nghiệp một cách
suông sẻ, cụ Nguyễn Du đã viết:
Thừa cơ TRÚC CHẺ ngói tan,
Binh uy từ ấy sấm vang trong ngoà!
THANH MAI TRÚC MÃ 青梅竹馬: Mai Xanh và Ngựa Trúc, lấy ý từ 2 câu thơ
trong bài Ngũ ngôn Trường thiên TRƯỜNG CAN HÀNH của Thi Tiên Lý Bạch là:
Lang kỵ TRÚC MÃ lai, 郎騎竹馬來,
Nhiễu sàng lộng THANH MAI. 繞床弄青梅。
Có nghĩa:
Chàng cởi ngựa trúc đến, chạy quanh rào giếng để ghẹo đóa mai
xanh, chỉ lúc còn bé đã chơi thân với nhau, chàng lấy cây trúc làm ngựa
để cởi, còn thiếp thì như đóa mai hãy còn xanh. Rồi đôi đứa lớn lên nên
vợ nên chồng nên sau nầy thành ngữ "Thanh Mai Trúc Mã" dùng để chỉ đôi
lứa quen thân nhau từ tấm bé, lớn lên yêu nhau rồi thành vợ thành chồng
với nhau. Sau dùng rộng ra để chỉ chung Tình nghĩa Vợ chồng và được nói
gọn lại thành "Trúc Mai" hoặc "Mai Trúc", như trong truyện Kiều, cụ
Nguyễn Du tả lúc Thúc Sinh chuộc Kiều từ lầu xanh về làm vợ:
Một nhà sum họp TRÚC MAI,
Càng sâu nghĩa bể càng dài tình sông!
... và khi từ chỗ Hoạn Thư về, tưởng Kiều đã chết thiêu trong lửa, Thúc Sinh đã than khóc:
Tưởng rằng MAI TRÚC lại vầy,
Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau!
TRÚC LÂM THẤT HIỀN 竹林七賢: là tên dân gian gọi nhóm bảy tu sĩ Đạo
giáo sống trong rừng Trúc ở cuối nhà Ngụy đầu nhà Tấn, gồm: Nguyễn Tịch
(210-263), Kê Khang (223-263), Lưu Linh (221-300), Sơn Đào (205-283),
Hướng Tú (221-300), Vương Nhung (234-305) và Nguyễn Hàm. Hình ảnh mà ta
thường thấy trong các chén dĩa kiểu ngày xưa.
Thanh Mai Trúc Mã
Trúc Lâm Thất Hiền
Trong Tăng Quảng Hiền Văn có câu:
Trúc ly mao xá phong quang hảo,
竹籬茅舍風光好,
竹籬茅舍風光好,
Đạo viện tăng phòng tổng bất như.
道院僧房總不如。
道院僧房總不如。
Có nghĩa :
Một hàng rào tre với một mái nhà tranh mà cảnh trí tốt đẹp,
Còn hơn là Đạo viện của đạo sĩ tu Tiên, hay Tăng phòng tọa thiền của các nhà sư tu Phật đều không thể bằng được!
Không cần phải tu Tiên tu Phật gì cả cho mất công, chỉ với một túp
lều tranh và một hàng rào tre đơn giản với một cuộc sống thảnh thơi nhàn
nhã thanh tịnh vô ưu thì hơn thành Tiên thành Phật nhiều, Tiên Phật
cũng phải giữ giới luật thanh quy và đủ thứ... phiền phức!
Có tất cả 365 chữ được ghép bởi bộ TRÚC nầy, tất cả đều có liên quan đến tre trúc. Tiêu biểu có:
ĐỊCH 笛 : là SÁO. Một nhạc cụ làm bằng tre trúc, thường có 8
lổ, thổi ngang, âm thanh réo rắc, xoáy vào không gian, xoáy vào lòng
người, như bài Tiếng Trúc Tuyệt Vời của nhà thơ Thế Lữ:
“ Tiếng ĐỊCH thổi đâu đây
Cớ sao mà réo rắt ?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.
Mây bay. . . gió quyến. . . mây bay. . .
Tiếng vi vút như khuyên van như dìu dặt,
Như hắt hiu cùng hơi gió heo may. . .”
TIÊU 簫 : Như SÁO, nhưng một đầu có lưỡi gà để phát ra âm
thanh, thổi thẳng không thổi ngang. Xưa được ráp bởi nhiều ống có hình
như cánh phượng, nên gọi là PHỤNG TIÊU 鳳簫. Sau chỉ có một ống duy nhất
gọi là ĐỘNG TIÊU 洞簫. Nói đến Tiêu làm ta nhớ đến bài Ỷ HỒ của Vương
Duy:
吹簫臨極浦, Xuy TIÊU lâm cực phố,
日暮送夫君。 Nhựt mộ tống phu quân.
湖上一回首, Hồ thượng nhất hồi thủ,
湖上一回首, Hồ thượng nhất hồi thủ,
山青卷白雲。 Thanh sơn quyển bạch vân.
Diễn nôm :
Thôỉ TIÊU ra tận bờ hồ,
Trời chiều lòng thiếp ngẩn ngơ tiễn chồng,
Quay đầu lòng những bâng khuâng,
Núi xanh quyện lấy bạch vân ngỡ ngàng!
ĐCĐ.
Địch: Sáo Sáo Tiêu hòa tấu
Tiêu
TIÊU LANG 簫郎 : là Chàng Tiêu, là Tiêu Sử, giỏi thổi tiêu, được Tần
Mục Công gả con gái là Lộng Ngọc. Hai vợ chồng cùng thổi tiêu rất giỏi,
tiếng tiêu dìu dặc bổng trầm làm cho khổng tước, loan phụng cùng xuất
hiện. Vợ chồng cùng cởi phụng mà lên tiên. Đời sau hay dùng từ LỘNG NGỌC
để chỉ các cô gái đẹp hoặc tiên nữ; còn TIÊU LANG thì để chỉ các chàng
trai đa tình. Ta hãy nghe Kim Trọng lẫy khi Kim Kiều tái hợp:
Có điều chi nữa mà ngờ,
Khách qua đường để hung hờ CHÀNG TIÊU!
24. BỘ TỰ 自 :
TỰ 自 : là Mình, ta có từ kép là TỰ MÌNH. TỰ 自 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là Hình vẽ cái lổ mũi, theo thói quen khi nói về mình,
người ta hay đưa ngón tay cái lên chỉ ngược vào lổ mũi của mình, để
ngầm tỏ ý là "Ta Đây" nên TỰ là Tự mình, là chính bản thân mình, từ kép
Hán Việt là TỰ KỶ 自己, nên ta có thành ngữ:
TỰ KỶ ÁM THỊ 自己暗示 : là Tự mình ngầm bảo mình, tự mình "giày vò làm khổ" mình, chớ không có người khác nhúng tay vào!
Cái gì do hoặc cho chính bản thân mình đều có chữ TỰ, như:
TỰ HỌC 自學 là Tự mình học tập; TỰ GIÁC 自覺; TỰ TÔN 自尊; TỰ ÁI 自愛; TỰ
TRỌNG 自重; TỰ MÃN 自滿: là Tự mình cảm thấy thỏa mãn... và một từ đê tiện,
hạ lưu, không giống ai mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam, đó là từ... TỰ
SƯỚNG!
TỰ 自 còn có nghĩa là TỪ, như: TỰ TÒNG 自從 là Từ Lúc, Từ Khi.
TỰ CỔ DĨ LAI 自古以來: là Từ Xưa Đến Nay.
TỰ QUÂN CHI XUẤT HỈ 自君之出矣: là Từ ngày chàng ra đi. Đó là tựa mà
cũng là câu đầu tiên của bài thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt của Tể Tướng Trương
Cửu Linh đời Đường :
自君之出矣, TỰ quân chi xuất hỉ,
不復理殘機。 Bất phục lý tàn ky (cơ).
思君如滿月, Tư quân như mãn nguyệt,
夜夜減清輝。 Dạ dạ giảm thanh huy.
Diễn nôm :
TỪ ngày chàng đi xa,
Chẳng sửa khung cửi nhà.
Nhớ chàng như trăng sáng,
Mỗi đêm mỗi nhạt nhòa!
Tự quân chi xuất hỉ
TỰ 自 còn dùng để chỉ những chuyện đương nhiên, như :
TỰ NHIÊN 自然 : là Tự cái gì đó...đã như thế rồi !
TỰ SANH TỰ DIỆT 自生自滅 : Tự mình sinh tồn và tự mình diệt vong, không nhờ vào sức hỗ trợ nào khác cả.
TỰ 自 còn chỉ hiện tượng hoặc việc gì đó vẫn như cũ, như :
HOA TỰ LẠC, THỦY TỰ LƯU, VÂN TỰ PHI 花自落,水自流,雲自飛... là Hoa VẪN rụng,
nước VẪN chảy, mây VẪN bay... làm ta nhớ đến 2 câu thơ cuối trong bài
Đằng Vương Các Tự của Vương Bột, người đứng đầu trong Tứ Kiệt của buổi
sơ Đường:
Các trung đế tử kim hà tại ?
閣中帝子今何在?
閣中帝子今何在?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu!
檻外長江空自流 !
檻外長江空自流 !
Diễn nôm :
Vua tôi trong gác giờ đâu tá?
Ngoài ngỏ trường giang VẪN chảy mau!
TỰ TUNG TỰ TÁC 自縱自作: Tự mình muốn làm gì thì làm, không úy kỵ hoặc làm theo ý của ai cả!
TỰ TÁC TỰ THỤ 自作自受: Ta nói là "Mình làm mình chịu!"
TỰ CAO TỰ ĐẠI 自高自大: Tự mình tưởng mình là giỏi nhất.
TỰ LỰC CÁNH SINH 自力更生: Tự dựa vào sức mình để thay đổi cuộc sống của
mình. Lẽ ra phải đọc là "Tự lực CANH sinh", vì chữ 更 đọc là CÁNH thì có
nghĩa là CÀNG; đọc là CANH mới có nghĩa là THAY ĐỔI, như CANH TÂN 更新 là
Đổi Mới chẳng hạn. Nhưng vì thói quen, tất cả mọi người đều quen đọc là
"Tự lực CÁNH sinh" rồi, nên cũng không thể nói là đọc sai được. Vì đó
chính là TẬP QUÁN NGÔN NGỮ đó vậy!
Sẵn nói thêm về chữ 更. Có hai âm đọc :
a/. Đọc là CANH (Không có dấu SẮC):
* Nếu là Danh Từ, thì có nghĩa là THỜI CANH 時更 là Canh giờ
của ban đêm. Đêm có 5 Canh là chữ NGŨ CANH 五更 nầy. Từ đó ta có các từ
như: CANH PHU 更夫 là người gác canh ban đêm; CANH CỔ 更鼓 là Trống Canh...
* Nếu là Động Từ, thì có nghĩa là Thay Đổi. Như CANH Y 更衣 là
Thay áo. CANH CẢI 更改 là Sửa đổi lại. CANH TÂN là đổi mới...
b/. Đọc là CÁNH (Có dấu SẮC): thì...
CÁNH có nghĩa là CÀNG, như: CÁNH GIA 更加 là Lại Càng, CÁNH HẢO
更好 là Càng Tốt. Hai câu cuối trong bài Đăng Quán Tước Lâu của Vương Chi
Hoán là:
欲窮千里目, Dục cùng thiên lý mục,
欲窮千里目, Dục cùng thiên lý mục,
更上一層樓。 CÁNH thướng nhất tằng lâu.
Có nghĩa :
Muốn mút con mắt để nhìn ra ngoài ngàn dặm, thì...
Càng phải lên thêm một tầng lầu nữa!
Dục cùng thiên lý mục, Cánh thướng nhất tằng lâu.
Có tất cả 9 chữ được ghép bởi bộ TỰ 自 nầy, tiêu biểu là :
XÚ 臭 : là Thối, Thúi, Hôi, như XÚ ĐẢN 臭蛋 là Trứng Thối. Khi
đọc là KHỨU thì có nghĩa là Ngửi, như KHỨU GIÁC 臭覺 là Giác quan dùng để
ngửi. Các thành ngữ thường gặp là:
XÚ BẤT KHẢ ĐƯƠNG 臭不可當: Ta nói là "Thối không chịu nổi."
XÚ DANH VIỄN BA 臭名遠播: Ta nói là "Tiếng xấu đồn xa."
NHŨ XÚ VỊ CAN 乳臭未乾: Ta nói là "Miệng còn hôi sữa."
DI XÚ VẠN NIÊN 遺臭萬年: Ta nói là "Để lại tiếng xấu cho muôn đời sau!"
25. BỘ VŨ 羽 :
VŨ 羽 : là Lông Ống. VŨ 羽 là chữ Tượng Hình theo diễn tiến của chữ viết như sau:
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Giáp Cốt Văn là hình của 2 cánh chim đang vổ cánh. Sang qua Kim Văn
là hình vẽ của một cái Lông ống. Đến Đại Tiểu Triện thì lại trở về với 2
cánh chim đang bay, nên VŨ 羽 là Lông Chim, như :
VŨ MAO 羽毛 là Lông Vũ; VŨ PHIẾN 羽扇 là Quạt làm bằng lông vũ, như cây
quạt của Khổng Minh Gia Cát Lượng thường phe phẩy trên tay. Sau nầy các
ông Quân Sư hay bắt chước cầm cây quạt nầy để muốn chứng tỏ là ta đây
cũng túc trí đa mưu như Khổng Minh vậy! Sang đến Việt Nam ta thì lại
phát sinh thêm một từ nữa dùng để mỉa mai châm biến các tay hay bày mưu
tính kế để hãm hại người khác là: Quân Sư Quạt Mo!
VŨ Y 羽衣 : Áo được kết bằng lông chim, do tích Đường Minh Hoàng
chiêm bao du Nguyệt điện về, bày ra loại áo kết bằng lông chim nầy để
cho các cung nữ mặc khi ca múa cho giống như là các tiên nga ở trên cung
trăng. Nên khi tướng An Lộc Sơn làm loạn, Bạch Cư Dị đã viết 2 câu rất
hay trong Trường Hận Ca là :
Ngư Dương bề cổ động địa lai,
漁陽鼙鼓動地來,
Ngư Dương bề cổ động địa lai,
漁陽鼙鼓動地來,
Kinh phá Nghê Thường VŨ Y khúc.
驚破倪裳羽衣曲。
驚破倪裳羽衣曲。
Có nghĩa :
Trống trận ở đất Ngư Dương rung chuyển cả mặt đất vọng đến,
Làm vỡ tan đi khúc hát Nghê Thường và điệu múa Vũ Y.
Cũng mảnh Vũ Y nầy khi không được trọng dụng thì cũng bị bỏ xó một
cách thảm thương như trong Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều:
Trải vách quế gió vàng hiu hắt,
Mảnh VŨ Y lạnh ngắt như đồng!
Theo Lão Giáo, những người tu hành đắc đạo sẽ được VŨ HÓA ĐĂNG
TIÊN 羽化登仙: là Trở nên có cánh như chim và bay lên thành Tiên.
Vũ hóa nhi đăng tiên: Mọc cánh mà thành Tiên
VŨ 羽 : là Một trong Ngũ Âm của Âm Nhạc cổ truyền : Cung, Thương, Giốc, Truỷ, VŨ 宮、商、角、徵、羽. Cũng giống như Hò, Liu, Xang, Xế, Cống... của ta vậy. Cụ Nguyễn Du đã tả cô Kiều với tài đàn là :
Cung thương làu bậc Ngũ Âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một chương.
VŨ MAO VỊ PHONG 羽毛未豐: là Lông Vũ và Lông mao chưa phong phú. Ta nói là "Chưa đủ lông chưa đủ cánh."
VŨ MAO PHONG MÃN 羽毛豐滿: Lông Vũ và lông mao đã phong phú đầy đủ. Ta nói là đã "Đủ lông đủ cánh" rồi!
Thời đại văn minh tiến hóa, cho ta một môn thể thao có trái cầu làm
bằng lông vũ, là VŨ MAO CẦU 羽毛球. Ta gọi tắt là VŨ CẦU. Sau 1975, môn
thể thao nầy được Nôm hóa thành Môn CẦU LÔNG.
CÓ tất cả 68 chữ được ghép bởi bộ VŨ 羽 nầy, tiêu biểu là:
NGHỆ 羿: Một vị thần giỏi bắn cung theo truyền thuyết Trung Hoa, còn
gọi là HẬU NGHỆ 后羿. Ở vào đời Đường Nghiêu (khoảng 2377—2259 trước Công
Nguyên). Sau khi bắn rớt 9 con qụa lửa, tức là 9 cái mặt trời con của
Ngọc Đế, Hậu Nghệ bị đày xuống trần, mất hết thần lực, nhưng lại
cầu được thuốc trường sinh của bà Tây Vương Mẫu. Vợ Hậu Nghệ là Thường
Nga (tức là Hằng Nga đó), lén trộm thuốc uống, thành tiên, bay lên cung
trăng, một mình lẻ loi trong cung Quảng Hàn. Trong bài thơ Thất Ngôn Tứ
Tuyệt "Thường Nga" Lý Thương Ẩn đời Đường đã kết bằng 2 câu thơ thật
hay như sau:
Thường Nga ưng hối thâu linh dược,
嫦娥應悔偷靈藥,
嫦娥應悔偷靈藥,
Bích hải thanh thiên dạ dạ tâm!
碧海青天夜夜心.
碧海青天夜夜心.
Có nghĩa :
Hằng Nga chắc cũng rất hối hận vì mình lén trộm thuốc tiên.
Để bây giờ trong cảnh... Trời xanh biển biếc đêm đêm thui thủi vò võ chỉ có... một mình!
Hậu Nghệ Xạ Nhựt và Thường Nga Bôn Nguyệt
PHỈ THÚY 翡翠 : Một loại chim sống cạnh bờ nước, có lông cánh
màu xanh lam, xanh lục rất đẹp, thường sống cặp từng đôi như uyên ương.
PHỈ THÚY 翡翠 còn là Một loại đá quý trong hơn cẩm thạch, màu trắng sữa,
có vân màu lam màu lục trông rất đẹp mắt, gọi là Ngọc Phỉ Thúy.
KIỀU 翹 : Lông đuôi dài và đẹp của các loài chim như Công,
Trĩ, Phượng Hoàng... THÚY KIỀU 翠翘: là Cây phất trần làm bằng đuôi lông
chim có màu xanh biếc rất đẹp. Đây cũng là tên của cô KIỀU trong Đoạn
Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du. Vì KIỀU là lông đuôi dài nên thường
được các chú chim cho nhỏng lên, nên...
KIỀU 翹 còn có nghĩa là Nhỏng lên, Cất cao lên, như...
KIỀU THỦ 翹首: là Cất Cao đầu lên để nhìn, để ngóng.
KIỀU VỌNG 翹望: là Ngóng nhìn, Ngóng trông.
KIỀU SỞ 翹楚: là Thành phần Xuất Sắc, Vượt Trội, như...
Y TRUNG KIỀU SỞ 醫中翹楚 : là Những thầy thuốc xuất sắc, vượt trội
trong những thầy thuốc như: Hoa Đà, Biển Thước, Hải Thượng Lãn Ông...
Hoa Đà
Hoa Đà
Biển Thước Hải Thượng Lãn Ông
甲骨文 | 金文 | 金文大篆 | 小篆 | 繁体隶书 |
Ta thấy :
Từ Giáp Cốt Văn đến Kim Văn và Đại Tiểu Triện đều là hình tượng của
một cuộn tơ được xoắn lại và that chặc hai đầu cho đừng rối, nên MỊCH
là những sợi tơ nhỏ. MỊCH 糸 là một BỘ của hệ thống chữ Hán, khi là CHỮ
thì thường được viết như thế nầy 糹và được đọc là TI, thông dụng với chữ
TI 絲 Phồn thể, cũng có nghĩa là TƠ. Còn một dạng Giản thể nữa được viết
như thế nầy 丝.
Thuộc Bộ MỊCH, có 43 chữ dưới hình thức nầy 糸, và 380 chữ dưới hình thức nầy 糹, tiêu biểu là :
HỆ : Ta có 3 chữ HỆ đều thuộc bộ MỊCH 糸 nầy:
HỆ 系 : là Hệ Phái 系派, Hệ Thống 系統, có ràng buộc về dòng họ Hệ Tộc 系族, là Thế Hệ 世系, và là Hệ Số 系數 trong Toán học.
HỆ 係 : là có Liên Lạc, Qua Lại với nhau, là Liên Hệ 聯係, là Quan Hệ 關係, là Can Hệ 干係.
HỆ 繫 : là Buộc, là Ràng. Ta có từ HỆ PHƯỢC 繫縛: là Trói Buộc.
HỆ MÃ 繫馬 : là Buộc Ngựa. HỆ THUYỀN 繫船 : là Buộc thuyền, như hai câu thơ
khó dịch mà rất hay trong bài THU HỨNG 秋興 thứ nhất của Thi Thánh Đỗ Phủ
như sau:
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
叢菊兩開他日淚,
叢菊兩開他日淚,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
孤舟一系故園心。
孤舟一系故園心。
Có nghĩa :
Khóm cúc đã hai lần nở (là hai mùa thu đã đi qua, mà ta vẫn tha
hương), nên không ngăn được đôi dòng lệ của những ngày tháng đã đi qua.
Chiếc thuyền đơn lẻ cột vào bờ như cũng cột luôn lòng ta vào với quê hương yêu dấu.
Trong Tăng Quảng Hiền Văn cũng có câu :
Đản hữu lục dương kham HỆ MÃ,
但有綠楊堪繫馬,
但有綠楊堪繫馬,
Xứ xứ hữu lộ thấu Trường An.
處處有路透長安。
處處有路透長安。
Có nghĩa :
Chỉ cần có dương liễu bên đường để có thể buộc ngựa, thì...
Nơi nào cũng có đường để đến được Trường An cả.
Câu nói nầy cũng giống như câu Ngạn ngữ của Phương Tây: Chỉ cần chịu đi thì "Đưởng nào cũng về La Mã cả!"
TRỤ 紂 : là ông vua bạo ngược cuối cùng của nhà Thương,
thường được nhắc chung với vua Kiệt 桀, là ông vua bạo ngược cuối cùng
của nhà Hạ. Đây là cặp bài trùng tiêu biểu cho các ông vua bạo ngược của
thời Phong Kiến: KIỆT TRỤ 桀纣. Trong tác phẩm Sãi Vãi của Nguyễn Cư
Trinh, khi luận về chữ "GHÉT", ông Sãi còn ghét thêm hai ông vua bạo
ngược nữa:
Ghét Kiệt, ghét Trụ, ghét Lệ, ghét U,*
Ghét nhân chính chẳng tu, ghét cang thường nở bỏ!
* LỆ là Châu Lệ Vương,
U là Châu U Vương, là hai ông vua bạo ngược cuối đời nhà CHU.
Ta có thành ngữ TRỢ TRỤ VI NGƯỢC 助紂為虐: là Giúp cho vua Trụ làm
việc bạo ngược. Ý chỉ: Về hùa với người có quyền thế để làm việc ác.
U Vương đốt Phong hỏa Đài.
LỆ Vương trốn quân nổi loạn
Như thường lệ, trước khi kết thúc bài viết nầy, mời tất cả cùng đoán một câu đố chữ sau đây :
LỆ Vương trốn quân nổi loạn
Như thường lệ, trước khi kết thúc bài viết nầy, mời tất cả cùng đoán một câu đố chữ sau đây :
Thượng hữu trấp vạn quân, 上有廿萬軍,
Đả khai Bắc Kinh thành. 打開北京城。
Thành trung nhất khẩu tỉnh, 城中一口井,
Tỉnh hạ tứ tướng quân. 井下四將軍。
Có nghĩa :
Phía trên có hai mươi vạn quân,
Mở cửa thành Bắc Kinh ra.
Trong thành có một miệng giếng,
Dưới giếng có bốn vị tướng quân.
Đoán một chữ qua bốn câu thơ trên, mời tất cả cùng ra tay!
Hẹn bài viết sau, các bộ 7 nét.
Đỗ Chiêu Đức
khó cứ dễ gì
Trả lờiXóa