Những người mắc chứng rối loạn tâm thần thường gặp phải ảo giác thính giác, nghe thấy tiếng nói kỳ lạ trong đầu.
Người bị bệnh tâm thần phân liệt thường nghe thấy những tiếng nói đáng sợ mà những người khác không nghe thấy. Ảnh: Corbis.
|
Ảo giác và ảo tưởng là hai đặc trưng thường thấy ở người mắc bệnh rối loạn tâm thần, theo International Business Times. Bệnh nhân thường xuyên gặp phải "ảo giác thính giác" và bị dày vò bởi tiếng nói đáng sợ mà họ nghe thấy.
Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, khoảng 4% dân số nghe thấy
tiếng nói kỳ lạ trong đầu vào bất kỳ thời gian nào, và 40% dân số báo
cáo nghe thấy tiếng nói lạ ở một số thời điểm trong đời, nhưng phần lớn
họ không được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần.
Các nhà khoa học tại Đại học Yale, Mỹ, làm việc với một số nhà ngoại
cảm để tìm hiểu nguyên nhân khiến những người rối loạn tâm thần thỉnh
thoảng nghe thấy tiếng nói lạ. Họ hy vọng tìm ra phương pháp điều trị
mới trong tương lai cho bệnh nhân rối loạn tâm thần.
"Chúng tôi biết có người nghe thấy tiếng nói kỳ lạ trong đầu, đôi khi
thường xuyên mà không phải do mắc bệnh tâm thần" Albert Powers, tác giả
chính của nghiên cứu, cho biết.
Nhóm nghiên cứu làm việc với một nhóm tình nguyện viên bao gồm: 17 nhà
ngoại cảm, những người nhận được thông điệp hàng ngày từ giọng nói lạ
nhưng không mắc bệnh tâm thần, 16 bệnh nhân tâm thần phân liệt nghe thấy
tiếng nói, 16 bệnh nhân tâm thần phân liệt không nghe thấy tiếng nói,
18 người không được chẩn đoán cũng như không nghe thấy tiếng nói.
Những người tham gia tham gia các bài kiểm tra của chuyên gia tâm lý
học pháp y để xác định xem họ có thực sự nghe thấy tiếng nói trong đầu
hay không. Họ cũng được hỏi về trải nghiệm của bản thân khi nghe thấy
những tiếng nói đó.
Kết quả cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh tâm thần phân liệt thường kể
về những trải nghiệm tiêu cực khi nghe thấy tiếng nói kỳ lạ. Ngược lại,
các nhà ngoại cảm nhận thấy tiếng nói là tích cực, hữu ích và có thể
kiểm soát chúng. Ngoài ra người bị bệnh tâm thần phân liệt lần đầu tiên
nghe thấy tiếng nói lạ vào thời điểm trong đời muộn hơn so với nhà ngoại
cảm, ở khoảng 19 tuổi so với 6 tuổi.
"Nhiều người nghe thấy tiếng nói lạ nhưng vẫn khỏe mạnh và không cần
chăm sóc tinh thần do có khả năng kiểm soát cao hơn đối với những tiếng
nói. Họ xem chúng là tích cực hoặc trung tính đối với cuộc sống", Philip
Corlett, đồng tác giả nghiên cứu, kết luận.
Lê Hùng
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa