Bộ Công Thương Việt Nam hôm nay công bố danh sách hàng chục dự án và nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Các dự án và nhà máy này đều thuộc các tập đoàn quốc doanh, cho thấy Việt Nam giờ đây đứng trước nguy cơ hàng chục thảm họa môi trường kiểu Formosa.
Đứng đầu “Danh sách đen” là Tập đoàn Điện lực Việt Nam với 8 dự án và nhà máy, gồm nhiệt điện Thái Bình 1, Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng, Duyên Hải 1, Duyên Hải 3, Duyên Hải 3 mở rộng, và Công ty Cổ phần nhiệt điện Quảng Ninh.
Đứng thứ hai là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với 7 dự án và nhà máy, gồm điện Vũng Áng 1, nhiệt điện Long Phú 1, nhiệt điện Thái Bình 2, nhiệt điện Sông Hậu 1, Liên Hiệp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Dự án Nhà máy khí Cà Mau.
Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam đứng thứ ba với những dự án khai thác bauxite gây tai tiếng từ lâu như Alumin Nhân Cơ – Đắc Nông, Công ty Nhôm Lâm Đồng, mỏ sắt Thạch Khê và dự án mỏ đồng Sin Quyền.
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đứng thứ tư trong “danh sách đen” với 5 nhà máy gồm Công ty DAP số 1, Công ty DAP số 2, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, các nhà máy sản xuất phosphore và hóa chất thuộc Khu công nghiệp Tằng Loỏng – Lào Cai và Công ty Phân đạm Ninh Bình.
Ba đơn vị quốc doanh đứng cuối “danh sách đen” là Tổng công ty Thép Việt Nam với hai dự án, Tập đoàn Dệt may Việt Nam với hai khu công nghiệp, và Tổng công ty Giấy Việt Nam với một dự án có nguy cơ gây ô nhiễm.
Nhận xét về tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay tại Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho rằng cần phải hành động ngay, bởi “mẹ thiên nhiên đã nổi giận và không ai được phép chần chừ”.
Huy Lam /
môi trường rất quan trọng
Trả lờiXóa