Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017
7 Cách Làm Hạ Sốt Nhanh Chóng
Các chuyên gia y tế cho rằng sốt là phản ứng bình thường giúp cơ thể loại bỏ một số tác nhân đang gây biêm nhiễm, không nên hạ sốt. Tuy nhiên khi thân nhiệt lên cao quá, bạn có thể sử dụng một số cách đơn giản để cho cơn sốt dịu đi.
1.Uống nhiều nước
Bình thường cơ thể luôn cần bổ sung nước để đảm bảo các chức năng sinh lý hoạt động tốt, khi ốm sốt nước lại càng quan trọng hơn nữa. Nước giúp cơ thể thanh lọc loại bỏ các độc tố khỏi tế bào, giảm độ keo đặc của máu từ đó giảm áp lực lên hệ tim mạch… Bất kể bạn ăn được hay không ăn được, uống thuốc gì, nếu thiếu nước thì đều không đạt được tác dụng như mong muốn.
Điều cần nhớ là không nên uống nước lạnh, nước đá khi bị sốt. Chúng có nguy cơ đẩy cơn sốt lên cao hơn. Đặc biệt khi sốt do bệnh truyền nhiễm, chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.
2. Rau diếp cá
Lá diếp cá tính bình, vị chua mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, sát khuẩn, tiêu viêm, không độc, có khả năng hạ sốt nhanh chóng, đặc biệt tốt cho trẻ em.
Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ chỉ cần lấy một nhúm lá rau diếp cá, giã nát và đắp lên trán, dùng băng gạc quấn lại. Đối với trẻ trên 6 tháng hoặc người lớn, có thể giã nát lá diếp cá, bổ sung thêm một chút nước và lọc lấy nước uống. Phần bã đem đắp thái dương. Một số người chia sẻ kinh nghiệm cho thấy sau khi đắp diếp cá khoảng 30 phút đã thấy cơn sốt chuyển biến.
Nước lá diếp cá uống có vị tanh hơi chua, nhưng sẽ dễ uống hơn khi bổ sung chút đường hoặc sau khi đun nóng nhanh để khử mùi.
3. Lá nhọ nồi
Theo Đông Y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương, bổ thận âm, thanh nhiệt, chữa ho hen, ho lao, và có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Dùng một nắm lá nhọ nồi, đâm/giã nhuyễn, lọc lấy nước rồi uống (có thể pha thêm chút đường để ngọt). Phần bã đem đắp vào gan bàn tay, bàn chân.
4. Húng quế
Đây là một trong những loại thảo dược có khả năng làm hạ cơn sốt nhanh. Bạn có thể theo một số gợi ý dưới đây:
Đun sôi khoảng 20 lá húng quế cùng với 1 muỗng cà phê (khoảng 5g) gừng băm, 200ml nước cho đến khi lượng nước còn lại ½ , cho thêm một ít mật ong vào và uống nước này từ 2 đến 3 lần một ngày trong 3 ngày.
Làm trà húng quế bằng cách cho khoảng 1 muỗng cà phê (tương đương 5g) húng quế băm nhuyễn và chút xíu tiêu đen vào 200ml nước sôi rồi ngâm trong vòng 5 phút, lọc sạch bã và uống từ 2 đến 3 lần trong ngày cho đến khi cơn sốt chấm dứt hẳn.
5. Giấm táo
Giấm táo rẻ tiền lại có hiệu quả cao, được cho là một loại kháng sinh tự nhiên hiệu nghiệm và rất an toàn. Có thể dùng như sau:
Hòa 10ml giấm táo với 5ml mật ong trong ly nước ấm và uống từ 2 đến 3 lần một ngày trong giai đoạn bị sốt.
Nếu không có giấm táo, có thể thay bằng giấm gạo.
6. Sử dụng gừng
Với công dụng kháng khuẩn, diệt virus tự nhiên, gừng tươi hỗ trợ đắc lực cho hoạt động miễn dịch trong khi điều trị các bệnh viêm nhiễm.
Uống trà gừng hoặc nước gừng ép pha với chút mật ong sẽ rất tốt để hạ cơn sốt.
7. Lá bạc hà
Công dụng làm mát của lá bạc hà sẽ giúp hạ thân nhiệt, hấp thu bớt lượng nhiệt dư thừa trong cơ thể.
Cho khoảng 5g lá bạc hà băm nhuyễn vào 200ml nước nóng ngâm 10 phút rồi lọc lấy nước, cho thêm một ít mật ong và uống từ 3 đến 4 lần một ngày để cơ thể nhanh phục hồi.
Ngoài ra, nên tăng cường dùng thêm nước hoa quả, sinh tố. Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… cung cấp thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất.
Lưu ý: Thông thường, sốt biến mất trong vòng vài ngày. Một số thuốc toa hạ sốt, nhưng đôi khi nó tốt hơn khi không được điều trị. Sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng. Mức độ sốt không nhất thiết chỉ ra mức độ nghiêm trọng của điều kiện cơ bản. Một bệnh nhẹ có thể gây sốt cao và một căn bệnh nghiêm trọng hơn có thể gây ra một cơn sốt thấp. Cần chú ý đến những biểu hiện khác của cơ thể.
Minh Thành
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024
Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
bài rất hữu ích
Trả lờiXóa