Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

ĐỨC PHẬT QUÁN THẾ ÂM



         Đức QUÁN THẾ ÂM (Tiếng Phạn là अवलोकितेश्वर ), đọc đúng là QUÁN THẾ ÂM nghĩa là "Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian", là một vị Bồ Tát hiện thân lòng từ bi của tất cả chư Phật. Được miêu tả trong nhiều nền văn hóa khác nhau, cả thân nam lẫn nữ giới, Quan Thế Âm là một trong những vị Bồ Tát được tôn kính thờ phụng rộng rãi nhất trong Phật giáo Đại Thừa , cũng như không chính thức trong Phật giáo Nguyên Thủy.

        Tên nguyên bản tiếng Phạn của vị Bồ tát này là Avalokiteśvara. Tên tiếng Hán thì Quán Thế Âm Bồ Tát (觀世音菩薩) được phiên dịch từ tên tiếng Phạn này, "Avalokiteśvara Bodhisattva". Vị Bồ Tát này thường được mô tả dưới nhiều dạng thân nam hay nữ, và cũng có thể được biết đến với tên gọi đơn giản là Quan Âm, hay Phật Bà Quan Âm.

       Trong thời Tam Kỳ Phổ Độ, là Phổ Độ Lần Thứ Ba hay Đạo Cao Đài của Đức Chí Tôn, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được thờ trên tượng Thiên Nhãn, ngự trên tòa sen như là vị đại diện cho Đức Phật Thích Ca lãnh lịnh Đức Chí Tôn trong Tam Trấn Oai Nghiêm mà Ngài là Nhị Trấn. Nhứt Trấn là Đức Lý Đại Tiên Trưởng (Lý Thái Bạch), Tam Trấn là Đức Quan Thánh Đế Quân. Ngài là một vị Nữ Phật, nhưng còn mang danh Bồ Tát vì Ngài còn nhiệm vụ cứu độ chúng sanh. Theo quan niệm của Phật giáo Tây Tạng, Ngài hóa thân mình vào vua Đạt Lai Lạt Ma, vua cai trị xứ Tây Tạng nên các vị Đạt Lai Lạt Ma truyền tiếp được xem là các vị Phật sống, hóa sinh của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Ngài có một hiện thân gồm 11 cái mặt, 1000 cánh tay, 1000 con mắt, 108 hồng danh. Ngài ngự trên đền Polata nơi kinh đô Lhassa, xứ Tây Tạng.

         Trong Luật Tam Thể, Bát Nương có giáng cơ dạy rằng: “Dưới quyền của Phật Mẫu có Cửu Vị Tiên Nương trông nom về cơ Giáo Hóa cho Vạn linh, còn ngoài ra có hằng hà sa số Phật trông nom về cơ Phổ Độ mà Quan Thế Âm Bồ Tát  là Đấng cầm đầu. Quan Thế Âm Bồ Tát ngự tại Cung Nam Hải, ở An Nhàn Động, còn Cung Diêu Trì thì ở tại Tạo Hóa Thiên”.

        Theo các kinh sách còn truyền lại, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có 33 kiếp giáng trần, khi thì làm nam nhi; khi thì làm thiếu nữ, khi thì giáng sanh nơi gia đình cao sang quyền quí; khi lại giáng sanh nơi gia đình nghèo nàn khổ cực; khi thì làm Đạo sĩ khi thì làm Tỳ kheo. Có hai kiếp làm phụ nữ được đời truyền tụng đến ngày nay. Đó là: Kiếp thứ 10, giáng trần là nàng Thị Kính ở nước Cao Ly (Hàn Quốc), tu hành đắc đạo, là Quan Âm Thị Kính. Kiếp chót Ngài giáng làm Công chúa Diệu Thiện ở Ấn Độ, cũng tu hành đắc đạo tại chùa Phổ Đà Sơn (Nam Hải) gọi là Quan Âm Diệu Thiện. Theo Phật giáo Tây Tạng, các vị Đạt Lai Lạc Ma là hiện thân của Đức Quán Thế Âm có nhiệm vụ cứu nhân độ thế và dẫn truyền Phật giáo Tây Tạng.

         Ngày lễ Vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát được tổ chức trọng thể trong Đạo Cao Đài. Đó là ngày 19 tháng 2 Âm Lịch hằng năm.

        Tại sao chọn ngày 19-2 Âm lịch là ngày Vía Đức Quan Thế Âm?

         Đó là: Vào kiếp sanh tại Ấn Độ, Đức Quan Thế Âm sanh vào làm Công chúa con vua Linh Vưu, nước Hưng Lâm, một tiểu quốc của Ấn Độ. Vâng lệnh Ơn Trên, Công chúa Diệu Thiện đã đi tu trên núi Phổ Đà Sơn, đắc đạo, sau 9 năm tịnh thiền, đạt pháp. Ngài đắc thành chánh quả vào ngày 19 tháng 2, được chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đến chúc mừng và xưng tụng vị Bồ Tát vừa đắc đạo. Ngài ngự trên tòa sen và xưng là Quan Thế Âm Bồ Tát. Do đó, ngày 19-2 Âm lịch được chọn là ngày lễ Vía hàng năm của Ngài.

        Đức Phạm Hộ Pháp Thuyết Đạo tại Đên Thánh đêm 18-2 năm Kỷ Sửu (1949) nhân lễ Vía Đức Quan Thế Âm Bồ Tát có dạy như sau:

       “Hôm nay là ngày Vía Đức Quan Âm Bồ Tát, Bần Đạo đã thường nói: Nơi cửa thiêng liêng hằng sống, Đức Quan Âm Bồ Tát là một Đấng ở trong gia tộc sang trọng oai quyền hơn hết. Cái nguyên căn của Đức Quan Âm Bồ Tát do nơi pháp thân của Từ Hàng sản xuất. Quan Âm đến thời đó chỉ rõ cho chúng ta biết nguyên căn của mình, Quan Âm là cái thời gian của luật tạo Càn Khôn thế giới, ấy là một chơn linh rất cao trọng đó vậy, cũng như Đức Lý Thái Bạch là một chơn linh của ánh sáng. Hào quang Thái Cực khi đã hiện ra tức nhiên bóng đèn chúng ta ngó thấy khối lửa có ánh sáng kia tức nhiên là Đức Lý Giáo Tông.

         Đức Quan Âm Bồ Tát đã cầm quyền nhứt thống oai nghiêm chẳng cần luận thuyết, cả thảy cùng đều biết cái quyền oai của Ngài vĩ đại như thế này, nhứt là phái nữ nên để ý bài giảng nầy cho lắm. Vả chăng, thời gian chúng ta, sẽ nói thời gian mà thôi, chúng ta phải kiên nhẫn và từ hòa, nếu chúng ta hấp tấp hay lật đật, thì chẳng hề khi nào chúng ta để thời gian đến trước mặt chúng ta đặng.

       Chơn linh của Người tức nhiên thể tánh của Người, chứng tỏ rằng: một Đấng đã có 52 kiếp ở trong trái địa cầu 68 nầy, và có đảm nhận trọng trách lớn lao hơn hết, là buổi trái địa cầu nầy nó chưa có thoát xác của nó, là nó đầu kiếp lụng lại cho tới đệ tứ chuyển ngày nay. Đức Quan Âm Bồ Tát đã cầm quyền điều khiển trong Càn Khôn Vũ Trụ nầy từ thử đến giờ đã 52 kiếp.

       Ngài đã đầu thai thế gian nầy mấy kiếp, vì có tánh đức từ hòa và tinh thần đạo pháp mà thôi, tỷ như Bạch Vân Hòa Thượng, Bạch Vân là ai? Bạch Vân là Ngài, ngày nay Ngài ở trong cửa Đạo, trong một cơ quan trọng yếu của Tam Kỳ Phổ Độ nầy.

      Bạch Vân Hòa Thượng kiếp trước là Đức Quan Âm Bồ Tát đầu kiếp ở bên nước Tàu trước, rồi mới đầu kiếp ở bên xứ Việt Nam, ta kêu là Thanh Sơn Đạo Sĩ tức nhiên là Trạng Trình đó vậy, Thanh Sơn Đao sĩ dầu kiếp bên Pháp là Ralagode Bourgall, 52 kiếp có một kiếp trọng hệ có thâm tình với nòi giống Việt Nam ta hơn hết, chúng ta có hạnh phúc lắm, mới được Ngài đầu kiếp ở trong nước hai lần. Lần thứ nhứt đầu kiếp làm người đàn bà tức nhiên Thị Kính, chúng ta đã biết Quan Âm là ai rồi. Bởi vậy cho nên buổi Tam Kỳ Phổ Độ nầy Đức Chí Tôn đã chọn lựa một Đấng cao trọng cho đến mặt địa cầu 68 nầy, có lẽ chúng ta đều biết danh Ngài hết, nhứt là Ngài lựa chọn một Đấng có thâm tình với nòi giống chúng ta hơn hết, cái tánh đức từ hòa yêu ái của Ngài, chúng ta đừng kiếm Đức Quan Âm đâu xa hơn là Thị Kính. Kiếm cái đức Thị Kính thế nào, thì tánh đức trạng thái của Quan Âm như thế ấy, tánh đức của Ngài là từ hòa nhẫn nhục, hiền lương, ân tha mọi điều oan khúc, chịu nổi thắng nổi thời gian là Đức Quan Âm. Đức Quan Âm chơn linh của Ngài là thời gian cho nên tánh đức của Ngài không bao giờ thối tâm ngã lòng hay bật rật, gấp rút, lật đật. Bà là người điềm tỉnh, bởi thế cho nên Bà đầu kiếp người ta vu oan đủ mọi điều, nhưng tánh đức từ hòa nhẫn nại của Bà vẫn chịu nổi đủ phương diện khổ não và oan khúc, chịu nổi thế tình ấy là một vị Trạng Sư đắc lực và oai quyền nơi cảnh thiêng liêng hằng sống bảo vệ cả nữ phái vậy. Chúng ta lấy làm hạnh phúc lắm Bần Đạo lấy làm mơ vọng và Bần Đạo nói quả quyết rằng: rất hạnh phúc cho chơn linh kẻ nào được gia tộc của Ngài, gia tộc vinh hiển tối cao tối trọng trên cửa thiêng liêng hằng sống, dầu bên cửa Thiên Oai hay là bên Cực Lạc thế giới cũng thế.

       Bần Đạo nói quả quyết rằng: Ngài là một Đấng Phật Mẫu yêu ái hơn hết, tôn trọng hơn hết”.
      

* HT.Hồ Xưa sưu tầm từ nguồn tài liệu Đạo Sử _____________________

1 nhận xét:

"Giáng sinh về bên xóm đạo Tha La" in trên báo Tây Ninh - thứ bảy 21.12.2024

  Trong tiết trời se lạnh, từ trung tâm thị xã Trảng Bàng vào đến xóm đạo Tha La (phường An Hòa) dọc hai bên đường rực rỡ những hang đá mừng...