Bà Châu Thị Vĩnh Tế mất trước ông Thoại Ngọc Hầu 3 năm (bà mất năm 1826, ông mất năm 1829), tuy nhiên vẫn chưa rõ tài sản của ông và bà được chôn cùng lúc hay chôn riêng rẽ theo đám tang từng người.
Các nhà khảo cổ học thật sự kinh ngạc khi nhìn thấy từng món đồ lấy
lên từ hố khai quật lăng Thoại Ngọc Hầu vì mức độ phong phú và đa dạng
của chúng, từ đồ sinh hoạt cá nhân, đồ được tặng biếu, được ban thưởng,
đồ quý kim làm của để dành, đồ kỷ niệm, đồ y tế, đồ dùng trong thú vui
thưởng ngoạn…
Một điều đáng tiếc là y phục, phẩm phục và các rương hòm cũng như
một số đồ bằng giấy, vải, gỗ… đã bị mục nát chỉ còn tàn tích không thể
đoán định cũng như phục hồi. Tuy nhiên, những gì còn lại đã là những di
vật cực kỳ quý giá về nhiều mặt để có thể hình dung được phần nào cuộc
sống của Thoại Ngọc Hầu và gia đình cũng như đồ dùng của giai đoạn cách
chúng ta 2 – 3 thế kỷ, vừa quen lại vừa lạ…
Hơn 300 hiện vật quý của bà
Có khoảng 304 hiện vật và khá nhiều tàn tích hiện vật thuộc về bà
Châu Thị Vĩnh Tế. Chất liệu gốm sứ Trung Quốc chiếm số lượng lớn với 151
sản phẩm là các loại đồ đựng: bát, đĩa, muỗng, thố (tiềm)… bằng sứ cao
cấp men xanh trắng, men ngũ thái…, chân đèn kiểu con tiện, các loại ô
trầu, bình, ấm men nhiều màu. Bên cạnh đó là các sản phẩm từ Xiêm La
(Thái Lan): hũ hình trái bí, bát gốm Bencharong men nhiều màu, nậm rượu
thếp vàng phần cổ và chân, thố có nắp; Chân Lạp (Campuchia): hộp đựng
vôi, đĩa bồng, mâm bồng.
Các cổ vật của VN tìm thấy trong mộ bà rất đa dạng: những nén vàng
mỗi nén nặng 5 lượng; trang sức như nhẫn, khuyên tai, vòng tay, trâm
(cán bằng bạc), hộp, vật hình quai… các loại đĩnh bạc, hộp bạc, những
chiếc lồng ấp, bàn ủi, ống nhổ, nồi, chảo, âu, đĩa chân cao, ô trầu,
chậu, đèn treo (chùm), mâm, ấm, chén, bình vôi, vá, tẩu thuốc, bàn ủi…
bằng đồng. Đồ bằng sắt có bếp lò, dao bổ cau. Có một đồng tiền Minh Đức
thông bảo; bộ khóa và chìa, có một bộ móc gồm 8 cái hình lưỡi câu chưa
rõ công dụng tạm gọi là móc mùng… Ngoài ra còn có một chiếc răng người
và chiếc hộp bằng hổ phách.
Đặc biệt, có khá nhiều cổ vật xuất xứ từ châu Âu, cho thấy các vật
dụng châu Âu đã được sử dụng trong đời sống các gia đình quyền quý thời
đó: đèn chùm treo giữa phòng của Pháp, các loại thố, đĩa, ống nhổ, cốc
ly, muỗng, lọ… màu trong hoặc màu xanh. Có 1 chai rượu khắc chìm hoa và
phủ nhũ vàng. Có cả hai đồng tiền vàng của Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha.
Những hiện vật dùng riêng của ông
Hiện vật tìm thấy trong khu vực mộ ông Thoại Ngọc Hầu về mặt chất
liệu tương đương với hiện vật của bà, nhưng về số lượng thì có ít hơn
một chút và so ra cũng có khá nhiều khác biệt. Ông có những hiện vật
dùng riêng mà bà không có.
Bà có nhiều hơn ông những đồ dùng trong việc ăn, còn ông nhiều hơn
bà những vật dụng cho việc uống: chẳng hạn ông có nhiều ấm đất nung, bà
có nhiều muỗng hơn… Điểm đáng chú ý là ông có 4 hiện vật mà bà không có:
3 chung, 1 đĩa sứ Cảnh Đức men xanh trắng vẽ phong cảnh sơn thủy do vua
ban.
Hiện vật vàng của ông và bà khác nhau nhiều nhất. Ông không có trâm
cài tóc, nhẫn, hộp, tiền vàng Bồ Đào Nha… nhưng lại có chiếc mão quan
bằng vàng gồm 33 chi tiết. Nhưng chiếc bình vôi của bà bằng vàng thì của
ông lại bằng bạc. Ông có một cái lấy ráy tai, cái tẩu hút thuốc mà bà
không có. Riêng chiếc lệnh bài mang chữ Thưởng thì ông có 1 cái giống
hệt của bà.
Đặc biệt, ông có 1 kính đeo mắt gọng kim loại của châu Âu có thể gấp lại, mắt kính tròn, loại 2,5 độ.
Phạm Hữu Công (nguồn báo Thanh Niên)
rất hấp dẫn
Trả lờiXóa