Thứ Năm, 9 tháng 3, 2017

Ca phẫu thuật tim khó tin của thần y Biển Thước 2500 năm trước và bí ẩn khiến khoa học đau đầu

Vào thời Chiến Quốc ở Trung Quốc cách đây 2.500 năm, có một câu chuyện rất thú vị về “tráo đổi trái tim”. Biển Thước – một trong những vị danh y nổi tiếng nhất thời đó đã cho hai người uống rượu pha thuốc mê. Khi họ đã mê man bất tỉnh, ông mở lồng ngực của hai người này để tráo đổi trái tim của họ. Sau ca mổ, ông cho họ uống thuốc giải mê, hai người tỉnh lại và không biết chuyện gì đã xảy ra.
Hai người này đã về nhầm nhà, người này về nhà của người kia. Vợ của hai người vừa bị tráo tim đã không còn nhận ra chồng của mình nữa và cuộc sống hai gia đình sau đó cũng xảy ra nhiều xung đột. Đến một ngày khi mâu thuẫn tăng lên rất cao, hai cặp vợ chồng phải dắt nhau đến quan tòa. Biển Thước khi đó đã giải thích toàn bộ câu chuyện để quan tòa có thể phân xử vụ việc.
Biển Thước đang mở lồng ngực của hai người này để tráo đổi trái tim của họ với nhau. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Ca mổ “tráo đổi trái tim” của ông đã không được bàn luận trong thời đó, nhưng được kể lại trong cuốn Liệt Tử của Đạo Lão cổ. Tuy nhiên, ngày nay người ta tin vào khoa học, và nhiều người cho rằng ca mổ tráo tim của Biển Thước là một huyền thoại. Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ ghép tim, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân đã được cải thiện. Nhiều câu chuyện dường như không thể giải thích theo quan điểm của y học phương Tây, vì nó vượt ra khỏi kiến thức hiểu biết của con người. Nhưng, có phải đằng sau ca ghép tim này có điều gì mà y học phương Tây không thể giải thích được?
Những hiện tượng kỳ lạ sau các ca ghép tim
Vào tối ngày 02 tháng 12 năm 1967, bác sĩ phẫu thuật của Nam Phi, Christiaan Barnad đã thực hiện thành công ca ghép tim đầu tiên, tuy nhiên bệnh nhân chỉ sống được 18 ngày. Ca ghép tim thứ hai được thực hiện cho một nha sĩ 59 tuổi, ông này là người đầu tiên đã có thể ra viện và đã sống thêm được 19 tháng.
Trong những năm 1970, tỉ lệ sống sót của các ca ghép tim rất thấp, chỉ 15%. Đến những năm 1980, tỉ lệ người được thay tim sống tới 5 năm đã tăng lên 50%. Với sự tiến bộ của kỹ thuật ghép tim và sự phát triển của các loại thuốc chống thải ghép, bệnh nhân được ghép tim đã có thể sống lâu hơn. Hiện nay thời gian dài nhất mà một bệnh nhân sống được sau cấy ghép là 28 năm. Tuy nhiên, có rất nhiều câu chuyện “bí ẩn” về việc thay tim mà nhiều người vẫn chưa giải thích được.


Hiện nay thời gian dài nhất mà một bệnh nhân sống được sau cấy ghép là 28 năm. (Ảnh: Internet)
Năm 2008 ở Georgia, Hoa Kỳ đã xảy ra một câu chuyện kỳ lạ sau ca ghép tim của bệnh nhân. Sonny Graham, 69 tuổi, là một người được ghép tim từ 12 năm trước. Người hiến tim là Terry Cottle, 33 tuổi. Ngay sau ca mổ, Graham đã đến gặp người vợ góa của người hiến tim cho mình, ông đã yêu cô và họ kết hôn vài năm sau đó. Nhưng không may, cuộc đời của Graham đã có kết cục giống như người đã hiến tim cho mình. Ông đã chết theo đúng cách của Cottle, bằng cách tự bắn vào đầu. 
Một trường hợp khác, Sheridan, 63 tuổi, đã được phẫu thuật thay tim tại bệnh viện Mount Sinai ở New York. Điều làm các nhân viên của bệnh viện ngạc nhiên là trước phẫu thuật, Sheridan vẽ rất dở. Sau phẫu thuật, kỹ thuật vẽ tranh của Sheridan đã tiến bộ diệu kỳ, ông đã tạo ra nhiều tác phẩm tuyệt vời. Và sau đó, người ta khám phá ra rằng trái tim mới của Sheridan đến từ một họa sĩ nghiệp dư, người vừa qua đời trong một tai nạn xe hơi.
Y học Trung Quốc tin rằng linh hồn cư ngụ ở tim
Y học Trung Quốc có lịch sử lâu đời 5.000 năm, xuất phát từ Hiên Viên Hoàng Đế, đứng đầu trong danh sách Ngũ Đế Trung Hoa và vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử 5.000 năm của vùng đất đầy bí ẩn này. Y học Trung Hoa bấy giờ được tin là do các vị thần linh truyền lại, và những tri thức của nó được những người tu theo đạo Lão ghi chép, mô tả lại. Tất cả mọi lý thuyết của y học Trung Quốc đến từ cuốn “Cẩm nang – Luận của các thầy thuốc Hoàng cung”. Điều này giải thích tại sao có sự khác biệt lớn giữa bản chất của y học Trung Quốc và các phương pháp nghiên cứu của y học phương Tây.
Theo cuốn “Luận của các thầy thuốc của Hoàng cung”, “nguyên thần” của con người cư ngụ ở tim. Nguyên thần giống như “linh hồn” và không nhìn thấy được bằng mắt thường, đây là điều mà y học phương Tây không thể chạm tới hoặc nghiên cứu được. Con người phải có linh hồn, “Nguyên thần là cần thiết để con người trở thành hoàn chỉnh, có nguyên thần con người mới sống, không có nguyên thần thì là người đã chết” (Luận của các thầy thuốc của Hoàng cung).
Nguyên thần giống như “linh hồn” và không nhìn thấy được bằng mắt thường. (Ảnh: Internet)

Với ý tưởng linh hồn cư ngụ ở tim, người ta có thể hiểu được những bí mật trong những câu chuyện về tráo đổi trái tim thời cổ xưa. Khi thầy thuốc Biển Thước thực hiện việc trao đổi trái tim giữa hai người, ông cũng tráo đổi cả linh hồn của họ vì trái tim chứa linh hồn. Sau đó, thân xác người này lại mang linh hồn của người kia, nên khi trở về nhà sau phẫu thuật, họ đã nhầm nhà và thấy người vợ và ngôi nhà không phải là của mình.
Graham đã nhận được trái tim của Cottle, và đó là nguyên thần của Cottle. Bề ngoài Graham vẫn luôn là Graham, nhưng trái tim chứa đựng linh hồn của Cottle, do đó Graham đã nhanh chóng đến gặp người vợ góa của Cottle, đã yêu và kết hôn với cô. Tương tự như vậy Sheridan đã được thay tim và đã nhận được những đặc điểm của người hiến tim, do đó ông đã trở thành một thiên tài hội họa.
Kitô giáo từ lâu đã thừa nhận “linh hồn”, là tương tự như thuyết về “nguyên thần”. Chúng ta có thể thấy rằng “văn hóa tinh thần” cổ xưa coi con người không chỉ có thân thể, mà còn có những phần vô hình nữa. Quan điểm biện chứng phương Tây tin rằng chỉ những gì “hữu hình” là có thực, trong khi khía cạnh vô hình không thể kiểm chứng, do đó không tồn tại. Điều này cũng dẫn đến kỹ thuật y học có thể thực hiện ghép tim, nhưng không thể giải thích những thay đổi tính cách xảy ra sau phẫu thuật.
Theo Epochtimes France 
Xuân Hà biên dịch

1 nhận xét:

AI-Ngu Yên Chuyển Ngữ : Seemi PhD: A.I. định hình tương lai văn học 2024 như thế nào?

  Trong thời đại mà công nghệ dường như phát triển trong chớp mắt, thế giới văn học có thể tỏ ra tương đối tĩnh lặng, một thiên đường truyền...