Hầu hết chúng ta ít nhiều biết
rằng hàng ngày phải tiếp xúc với đủ loại hóa chất độc hại khác nhau. Một
số có thể bị loại bỏ nhanh chóng, tuy nhiên khi quá ngưỡng thì chúng bị
tích lại trong cơ thể. Nhưng đâu là các kho chứa?
Rau chứa thuốc trừ sâu, thịt có kháng
sinh và thuốc tăng trưởng, chì trong không khí ô nhiễm khói bụi, chì
trong son môi, hóa chất trong nước uống, các phân tử nhựa v.v. các nhà
khoa học ước tính cơ thể người hiện nay phải tiếp xúc với khoảng 100,000
loại hóa chất độc hại.
Có thể bạn nghĩ rằng, nếu chất độc dính
lên da thì chỉ đơn giản là lau, rửa đi, hoặc nếu nó đã đi vào trong cơ
thể thì chỉ cần thải nó trong nhà vệ sinh sau một vài giờ là ổn. Nhưng
thực tế là các chất độc này không dễ được loại bỏ, cơ thể sẽ lưu giữ
nguyên độc tính của nó đến một mức độ nhất định, có nghĩa là chúng có xu
hướng được tích lũy lại ở đâu đó trong một thời gian dài.
Thông thường các chuyên gia chia các chất độc thành 2 loại, loại tan trong chất béo và loại tan trong nước.
1. Hòa tan trong chất béo
Có nhiều chất độc không hòa tan được
trong nước bởi vì chúng ưa chất béo – có nghĩa là chúng hòa tan trong
dầu, mỡ. Như vậy, nơi có nhiều khả năng nhiễm độc chính là phần chất béo
của bạn. Đây có thể là may mắn vì giúp chặn các độc tố lại, không để
lây lan ra các bộ phận khác, nhưng cũng có thể là rủi ro.
Nói đến béo, thường chúng ta nghĩ đến
phần mỡ bụng, nhưng điều đáng lo ngại là nhiều cơ quan có chất béo bám
trực tiếp xung quanh, ví dụ các nội tạng gan, tụy, thận, đường ruột và
các cơ quan khác. Chất độc được lưu trong chất béo nội tạng sẽ làm các
cơ quan trong cơ thể nhiễm độc, kể cả các các tuyến nhạy cảm như tuyến
tụy cũng bị nhiễm độc tố.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy có sự
liên quan rõ ràng giữa PCBs (chất độc hòa tan trong chất béo) với việc
tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Một vấn đề khác của các chất độc được
lưu giữ trong chất béo là nó ở gần với hệ thống thần kinh cực kỳ nhạy
cảm của con người. Ước tính bộ não được làm từ 60-80% chất béo, chất béo
cũng bao bọc quanh các dây thần kinh của chúng ta dưới dạng myelin.
Điều này có nghĩa là một số chất độc đang tồn tại ở rất gần với dây thần
kinh của chúng ta, đó là lý do tại sao các triệu chứng như sương não,
suy giảm thần kinh, đau đầu, ngứa, tê liệt là những căn bệnh rất phổ
biến được sinh ra từ các loại độc tính này.
Một số chất độc phổ biến có khả năng hòa tan trong chất béo:
- Thủy ngân: có trong vắc-xin, một số loại cá biển
- PCBs (Polychlorinated biphenyls): chất độc gây ung thư có trong nhiều loại dầu máy công nghiệp
- Chất dung môi (benzene, xylene, xăng v.v.)
- Dioxin: 90% phơi nhiễm dioxin là qua thực phẩm
2. Chất độc trong máu
Một phần quan trọng khác cơ thể dùng để
lưu trữ chất độc, đó là máu – lưu trữ chất độc tan trong nước. May thay,
máu có thể dễ thải độc hơn các cơ quan khác nhờ cơ chế lọc thải độc của
gan và thận.
Gan và thận là nơi chuyển hóa độc chất
và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể (để dành chỗ cho các chất dinh dưỡng
cần thiết). Vấn đề thực sự của các chất độc hòa tan trong nước xuất phát
từ việc thường xuyên bị nhiễm độc, chúng ta liên tục phải nạp vào người
đủ loại chất độc hại.
Điều gì sẽ xảy ra khi bạn thường xuyên uống phải nước từ chai nhựa nhiễm bis-phenol A (BPA) hoặc ăn đồ bị nhiễm thuốc trừ sâu?
Lặp đi lặp lại việc tiếp xúc với nhiều loại độc tố sẽ làm rối loạn các hóc môn và tệ hơn là gây ra các bệnh trên khắp cơ thể.
Một vài hóa chất hòa tan trong nước thông thường:
- Nhiều loại kim loại nặng (arsenic, cadmi…)
- Thuốc trừ sâu nhóm clo
- BPA
3. Xương – “kho” chứa chì
Nơi lưu giữ chất độc tiếp theo là xương,
có khuynh hướng nguy hiểm hơn. Xương bảo vệ chúng ta khỏi bị nhiễm chì
nhưng cũng lại chính là nơi lưu giữ độc tố lại lưu trữ ở chính chỗ đó.
Trong trường hợp gặp chấn thương làm vỡ
xương, khi mang thai hoặc bị chứng loãng xương thì lượng chì đã được
tích lũy trong xương sẽ tràn vào máu ở mức cao làm cho các loại mô và cơ
quan có nguy cơ nhiễm độc, và đặc biệt là có hại cho thai nhi. Đây là
lý do tại sao các bà mẹ trước khi mang thai hoặc bị bệnh loãng xương nên
xử lý để thải hết lượng chì ra khỏi cơ thể.
4. Mô liên kết, hệ bạch huyết và khớp
Đây là bộ phận tiếp theo nơi chất độc đi
qua và khá dễ dàng bị đào thải, đó là các khớp, mô liên kết và hệ bạch
huyết. Khi bạn vận động, các chất độc sẽ được đẩy bỏ ra ngoài. Tuy nhiên
vấn đề là con người hiện đại có lối sống ngày càng tĩnh với các công
việc bàn giấy, lái xe, thích xem truyền hình và máy tính. Các chất độc
không thải ra được, lại đi vào máu, rồi tiếp tục tìm các bến đỗ khác
nhau trong cơ thể.
Hạn chế độc tố bằng cách nào?
Mặc dù ô nhiễm đang xảy ra ở khắp nơi,
nhưng các chuyên gia cho rằng, chỉ cần lưu ý cung cấp một chế độ dinh
dưỡng tốt cho cơ thể, lối sống lành mạnh, bạn vẫn có thể hỗ trợ cơ thể
loại bỏ hầu hết các độc tố này, tự bảo vệ mình khỏi những tác động tiêu
cực của chúng.
rất hữu ích
Trả lờiXóa