Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

MAHANANDIA - SCHEDVIN, MỐI TÌNH CỦA BỨC HỌA CHÂN DUNG VÀ CHIẾC XE ĐẠP NGHÈO CỦA CON ĐƯỜNG DÀI HƠN 3600 CÂY SỐ





ẤN ĐỘ -THỤY ĐIỂN
MAHANANDIA - SCHEDVIN, MỐI TÌNH CỦA BỨC HỌA CHÂN DUNG VÀ CHIẾC XE ĐẠP NGHÈO CỦA CON ĐƯỜNG DÀI HƠN 3600 CÂY SỐ

  Charlotte Von Schedvin, cô gái trẻ với mái tóc vàng óng và đôi mắt xanh dương long lanh của một gia đình thượng lưu xứ Thụy Điển, PK Mahanandia, người sinh viên nghèo của một gia đình thuộc gia cấp bần hèn nhất ở miền đông Ấn Độ, tình cờ gặp nhau tại thành phố Tân Đề Li cuối năm 1975, khi Schedvin, trong chuyến đi thăm Ấn, nghé ngang qua, nhờ anh ta vẽ bức họa chân cho mình, từ đó và sau đó, PK Mahanandia đã đạp cái xe đạp cũ, băng qua tám quốc gia, với quảng đường 3600 cây số trong hơn bốn tháng trời, từ Ấn Độ tới Thụy Điển, để được sống bên nhau.

    Trở lại lúc bắt đầu, Mahanandia thề với lòng sẽ kết hôn với người mình yêu với bất cứ giá nào, người họa sĩ tài ba nghèo khó đã mang bán tất cả những gì mình có,đem mua một chiếc xe đạp cũ và số tiền còn lại chừng 80 Mỹ kim, cho chuyến đi vì tình của anh ta, theo lời của Mahanandia, vào thời buổi đó, chỉ có một người thượng lưu Ấn, giai cấp Maharaja mới có tiền mua nổi một vé máy bay đi Thụy Điển. Trên con đường dài này, anh ngủ trong cái lều người du mục, nhà trọ bình dân hoặc dưới sao trời đêm của vùng biển Caspian, hai người biết tin nhau qua những lá thư tình bằng đường bưu điện. Giờ thì, sau hơn 40 năm vợ chồng với hai đứa con, câu chuyện tình của Schedvin và Mahanandia đang được giới báo chí cũng như phim ảnh trên thế giới làm sống lại với lòng ngưỡng mộ không ít.
    Sinh ra trong một gia đình nghèo hàn, thuộc giai cấp Dalit, một thứ giai cấp được xem là bần tiện, khinh bỉ, không ai nhìn tới trong xã hội Ấn Độ, từ ngày còn bé, Mahanandia đã bị giới nhà giàu chế nhạo, bạc đải, tránh xa ngay cả trong việc đến trường, cũng phải bị buộc ngồi ngoài hành lang chứ không được phép vào trong lớp học, người ta đã coi anh còn thua hơn cả một con chó hay con bò. Khi anh đi đến gần một đền thờ, dân làng mặc sức ném đá vào người anh, những điều này Mahanandia sẽ không bao giờ quên được, anh kể lại khoảng đời đớn đau cùng tận này trong nước mắt. Rồi một ngày, Mahanandia được cho phép ngồi ở dãy bàn cuối của lớp học, nhưng không được đụng ai vì nếu vậy, học trò khác sẽ bị bệnh tật truyền nhiễm, để chào đón vị thanh tra giáo dục người Anh và bà vợ đến thăm, sau khi lễ chào mừng chấm dứt, vị thanh tra tặng bó hoa cho đứa con gái ngay bàn đầu nhưng bà vợ ông ta bước theo, giựt nó lại, đi xuống cuối lớp bó hoa cho Mahanandia, lúc đó bà có thể nhìn thấy rõ nổi vui ra mặt của anh, bà xoa đầu bảo tóc anh dễ thương quá. Mahanandia vui quá sức nhưng cũng muốn khóc, bó hoa mà bà vợ vị thanh tra cho anh, là một tia sáng lóe lên trong đêm tối đen của đời mình.
    Mahanandia hảnh diện đem bó hoa về nhà khoe mẹ mình ngây thơ bảo với bà là anh ta đã yêu bà vợ của vị thanh tra người Anh, bà cười cười, lấy một chiếc lá dừa làm bói toán nói là “với số mạng do trời định, mai này anh sẽ lập gia đình với một người con gái  da trắng ở tận một phương trời xa thằm thẳm, cô gái này có sao mạng Taurus, thích nhạc, làm chủ một cánh rừng rộng lớn”. Năm 1975, Mahanandia đã 26 tuổi, một sinh viên hội họa nghèo khổ ở Tân Đề Li, không đủ tiền ở trọ, thường thường ngủ ở những trạm xe buýt hay cột điện thoại công cộng, nhưng dần dần, tài nghệ của anh đã làm nên tên tuổi cho mình một khi đã vẽ chân dung cho nhiều chính trị gia hay nghệ sĩ có tiếng, trong đó có Valentina Tereshkova, người nữ phi hành gia đầu tiên trên thế giới, anh cũng được cho phép vẽ chân dung khách qua lại tại  trung tâm Tân Đề Li hay công trường Connaught. Đó là nơi mà Mahanandia đã gặp cô Von Shedvin, người con gái vừa tròn 20, đang đi du lịch tại Ấn Độ bằng xe buýt với một số bạn từ Thụy Điển sau 22 ngày dọc theo con đường nổi tiếng có tên “Hippie Trail”. Nếu nói tới định mạng thì có một sự xếp đặt vô hình nào đó trong hoàn cảnh này, Mahanandia luôn nghĩ về phương Tây để tìm tương lai thì ngược lại, Von Schedvin lại hường về phương Đông để kiếm tìm gì đó.
    Von Schedvin luôn mơ ước thích thú tìm hiểu, làm quen với văn hóa Ấn Độ, như phim “Siddhartha”, nhạc của Ravi Shankar và George Harrison. Có cái may là bức chân dung của Von Schedvin mà Mahanandia vẽ ngày hôm đó tại công trường Connaught không được toàn hảo lắm, vì không tập trung tư tưởng khi nhìn cô gái tóc vàng này, cho nên cả hai hẹn lại ngày hôm sau. Lần đầu tiên, trong đêm đó, đêm chờ để tới sáng ngày mai, Mahanandia đã cầu nguyện với thần Voi Ganesh, phù hộ cho cô Von Schedvin trở lại để anh hỏi rằng có phải cô có mạng sao Taurus không, rồi những chi tiết khác về cô nàng đã làm cho Mahanandia rung lên kinh ngạc, Von Schedvin có mạng sao Taurus, cô thích đánh đàn dương cầm và gia đình cô có một khu rừng lớn, khu rừng này tổ tiên của Von Schedvin được vua ban cho trong những năm 1700 vì họ đã giúp vua nhiều việc. Hai người thông cảm nhau, chia sẻ những điều trùng hợp lạ lùng như một sự sắp đặt của thượng đế, làm cho hai người gặp nhau, chính Von Schedvin cũng ngạc nhiên không ít, tin vào tri giác và tình cảm của mình, Von Schedvin theo Mahanandia đến gặp cha mẹ của anh ta tại làng Odisha, nơi hai người nhận phép bình an của bộ lạc, Von Schedvin lúc đó, không cần suy nghĩ gì cả, cũng không có lý luận, cô chỉ làm theo tiếng gọi của con tim mà thôi.
    Sau hơn một tháng bên cạnh nhau, Von Schdedvin trở lại Thụy Điển, Mahanandia vẫn ở lại Ấn Độ vì anh còn một năm học nữa mới xong ở trường mỹ thuật, dù không còn Von Schedvin bên mình, nhưng tình yêu của Mahanandia đối với cô ngày càng mãnh liệt hơn, năm 1977, anh viết cho Von Schedvin một lá thư dài, trong đó Mahanandia bảo với cô là, anh có kế hoạch đạp xe đạp đi Thụy Điển để hai người kết hôn nhau. Giữa những năm 1960 và cuối những năm 1970, con đường nổi tiếng “Hippie Trail” trải dài từ Ấn Độ băng qua Tây Hồi, A Phú Hản, Ba Tư, Thỗ Nhĩ Kỳ và Nam Tư cũ rồi vào Âu châu. Thời điểm đó, đi du lịch qua các nước này không cần phải có chiếu khán nhập cảnh, và nơi nào cũng bình an, ổn định, từ Luân Đôn đi Goa ở Ấn Độ, đều có xe buýt lớn nhỏ chợ người đi du lịch thường kỳ.
    Khời hành bằng chiếc xe đạp hai bánh cũ kỹ, Mahanandia rời Tân Đề Li với số tiền 80 mỹ kim nhưng khi đến Thụy Điển có tới 800 mỹ kim, vì anh vẽ hình cho người ta đổi lấy thức ăn và tiền công dọc theo trên đường đi.  Mahanandia cho biết anh chưa hề thích xe đạp nhưng anh đã đạp nó với đôi chân của mình chỉ vì tình yêu, mặc dù có nhiều ngày anh đạp tới 70 cây số nhưng đôi khi cũng quá giang xe của ai đó khi nào có dịp, người ta còn tặng cho anh vé xe lửa đi từ thành phố Istanbul tới Vienna của Áo quốc. Mahanandia đến Boras ngày 28 tháng 5 năm 1977 sau hơn bốn tháng khởi hành từ Tân Đề Li, mặc dù một số bạn bè của anh cho rằng “chuyến du lịch lãng mạng” này sẽ không kéo dài nhưng cuối cùng, hai người đã sống bên nhau ở Thụy Điển hơn 40 năm qua, họ có hai đứa con, Sid và Emelie. Cùng với công việc dạy nhạc của Von Schedvin và hội họa của Mahanandia, hai người còn chuyên tâm và quảng bá cho nghệ thuật của các sắc dân thiều số địa phương của Ấn Độ. Hai năm trước, Mahanandia được trường đại học tại tiểu bang quê nhà, phong cấp bằng tiến sĩ danh dự và năm 2005 được đề nghị giải thưởng Nobel về hòa bình. Khi Ấn Độ bị trận lụt dữ dội, làm anh không về thăm làng cũ năm 1997 bằng đường bộ, chính quyền địa phương nơi đó, đã sắp xếp một chiếc phi cơ trực thăng đưa Mahannadia nhìn lại  từ trên cao, rồi đáp xuống ngay cái sân đá banh của ngôi trường ngày xưa mà anh bị người ta bắt ngồi ngoài hiên lớp học, nhìn vào
   
    Nhớ lại chuyện xưa, Mahanandia mĩm cười thư thái, nói nhẹ “ tình yêu đã cho anh quyền năng tha thứ những người đã hăng say ném đá vào người anh trước đây, họ cần phải được giáo dục, anh hy vọng, câu chuyện của vợ chồng anh sẽ mang đến cho người ta như là một niềm hy vọng”


 (ảnh hiện nay của Mahannadia và Charlotte Von Schedvin-từ Google)
Thuyên Huy
Thứ hai 29/02/2016  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

FOULA - Hòn Đảo Xa vXoi6 Nhất Có Người Sinh Sống Ở Anh

  Hòn đảo biệt lập này chỉ có khoảng 30 người sinh sống và là hòn đảo xa xôi nhất có người sinh sống ở Anh. Foula là một trong những hòn đảo...