Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Những Bí Ẩn Khiến Cả Thế Giới Bàng Hoàng (P.2)

Tiếp theo những câu chuyện kỳ lạ về chiếc đầu lâu pha lê nguyên chất, chiếc búa từ 140 triệu năm trước, bức điêu khắc lớn nhất nặng 2000 tấn, chiếc đĩa ngoài trái đất... đặt ra những hoài nghi về những phát minh tuyệt vời và bí ẩn từ người cổ đại.


Chiếc nêm kỳ lạ
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 1
Một chiếc nêm bằng nhôm được tìm thấy ở Romania vào năm 1974, trên bờ con sông Mures, gần Ayud, Tây Âu. Người ta tìm thấy nó ở độ sâu 11 mét, gần bộ xương của con voi khổng lồ Mastodon, loài động vật đã tuyệt chủng. Vật này giống như đầu chiếc búa khổng lồ. Viện khảo cổ học Cluj-Napoca cho biết chất tạo nên chiếc nêm này gồm một hợp kim nhôm phủ một lớp dày oxit. Hợp kim nhôm này chứa 12 thành phần khác nhau. Kỳ lạ là cho đến năm 1808 nhôm mới được phát hiện trong khi độ tuổi của cổ vật này xuất hiện cùng với hài cốt của con vật đã tuyệt chủng được xác định là từ 11.000 năm trước.
Chiếc đĩa UFO

  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 2

Chiếc đĩa Loladoffa có niên đại 12.000 năm tuổi được tìm thấy ở Nepal. Điều đó chứng tỏ dường như Ai Cập không phải là nơi duy nhất chứng kiến sự ghé thăm của người ngoài hành tinh thời cổ đại. Đây rõ ràng là một UFO trong hình dạng một chiếc đĩa. Trên đó cũng có những bức tranh và các ký hiệu điển hình tương tự với các vật thể lạ ngoài trái đất.
Chiếc búa bằng hợp kim sắt nguyên chất
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 3
Chiếc búa trông có vẻ bình thường này lại làm khó các nhà khoa học. Phần kim loại của chiếc búa có chiều dài 15 cm và đường kính khoảng 3 inches. Nó đã bị chìm trong đá vôi có niên đại 140 triệu năm, cùng với những mảnh đá khác.

Bà Emma Hahn đã phát hiện ra điều kỳ diệu này vào tháng 6/1934 trong mỏ đá gần thị trấn Mỹ, bang Texas. Các chuyên gia đã giám định, và đi đến một kết luận: đó là một trò chơi khăm. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này với các cuộc điều tra hàn lâm khác nhau đã chỉ ra nó phức tạp hơn ta tưởng.

Đầu tiên, tay cầm bằng gỗ đã hóa đá, và bên trong biến thành than qua hàng triệu năm. Thứ 2, các chuyên gia ở Học viện Metallurgical, Columbus (Ohio) rất kinh ngạc với hợp chất hóa học bị chìm trong đất gồm: 96.6% sắt, 2.6% Clo và 0.74% sulfur, và không có một tạp chất nào. Trong khi, sắt nguyên chất chưa từng được phát hiện trong lịch sử các kim loại trên trái đất. Trong phần kim loại không tìm thấy các kim loại sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thép (như mangan, coban, niken, vonfram, vanadi hay molypden). Không có tạp chất, và tỷ lệ % của clo lớn bất thường. Đáng ngạc nhiên là không thấy dấu vết của carbon, trong khi quặng sắt từ từ trường Trái đất luôn luôn chứa carbon và các tạp chất khác. Nhìn chung, theo những quan sát hiện đại, phần sắt của chiếc búa không phải là loại chất lượng cao. Nhưng phần đặc sắc là: sắt của chiếc búa này không bị rỉ sét! Không có dấu hiệu của sự ăn mòn.

Tiến sĩ K.E.Bafa, giám đốc Bảo tàng Cổ vật khoáng sản, nắm giữ chiếc búa này ước tính nó được tìm thấy từ đầu thời kỳ kỷ Phấn trắng, tức là từ 140 đến 65 triệu năm trước. Trong khi đó, trình độ khoa học của con người có thể làm công cụ này chỉ có thể từ 10.000 năm trước. Tiến sĩ Hans-Joachim Tsilmer từ Đức kết luận cho khám phá bí ẩn này: chiếc búa được làm từ một công nghệ chưa từng thấy.
Chiếc đầu lâu pha lê làm từ đá thạch anh nguyên chất
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 4
Một chiếc đầu lâu pha lê đã được khai quật vào năm 1927 ở Belize City Maya Lubaantuma. Chiếc đầu lâu được tạo từ một mảnh thạch anh nguyên chất với kích thước 12h18h12 centimet. Năm 1970, nó đã được phân tích trong phòng thí nghiệm và đem đến một kết quả tuyệt vời. Hộp sọ được tạo ra không bằng sử dụng các công cụ kim loại. Nó được hoàn thành trong khoảng 300 năm, là một ví dụ tuyệt vời về sự kiên nhẫn và một công nghệ cao chưa lý giải được.
Chiếc pin cổ
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 5
Vào năm 1936, nhà khoa học người Đức Wilhelm Koenig làm việc tại Bảo tàng cổ vật ở Baghdad đã mang tới một vật thể lạ được tìm thấy trong quá trình khai quật ở khu Parthian cổ đại gần thủ đô Iraq. Đó là một chiếc bát bằng đất sét nhỏ cao khoảng 15 centimet. Bên trong chưa một chiếc xi lanh của tấm đồng, được bao phủ bởi một chiếc nắp đậy kín, đầu phủ nhựa, giữ cho thanh sắt ở trung tâm chiếc xi lanh hình trụ. Từ đó, tiến sĩ Koenig kết luận rằng, nó là một chiếc pin điện, được tạo ra từ 2.000 năm trước cả phát minh ra pin của Galvani và Volta. Nhà Ai Cập học Arne Eggebreht đã tạo ra bản sao của chiếc pin cổ này trong một chiếc bình đầy giấm rượu và nối với hệ thống đo lường cho thấy có điện áp 0.5 V. Có thể người tiền sử đã sử dụng điện năng để tạo nên những lá vàng mỏng.
Bức điêu khắc lớn nhất
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 6
Bức tượng điêu khắc lớn nhất là ở Lebanon nặng 2000 tấn. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng sau 2 giờ lái xe từ Beirut về Baalbek. Thềm Baalbek kéo dài khoảng 20 mét là những khối đá cao 4.5 mét, và dài 4 mét. Kỳ lạ là làm sao tổ tiên của ta lại có thể chạm khắc, vận chuyển và dựng nên những khối đá khổng lồ như vậy? Cho đến nay cũng không có phương tiện kỹ thuật nào có thể di chuyển được.
Những phi hành gia từ Ecuador
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 7
Những bức tượng phi hành gia cổ đại có niên đại hơn 2000 năm được tìm thấy ở Ecuador. Đọc cuốn sách của Erich Von Denikin bạn sẽ thấy rất nhiều bằng chứng về việc này. Ông có rất nhiều cuốn sách, trong đó nổi tiếng nhất là "Chariots of the Gods", với những bằng chứng vật lý và giải mã những chữ tượng hình và những công cụ khác khá thú vị.
Bánh răng kỹ thuật Antikythera
  Những bí ẩn khiến cả thế giới 'bàng hoàng' (2) - Ảnh 8
Cơ cấu Antikythera là một thiết bị cơ khí được tìm thấy vào năm 1902 trên một chiếc tàu bị chìm cổ xưa gần các đảo của Hy lạp ở Antikythera. Có từ 100 năm trước công nguyên, nó hiện được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ quốc gia ở Athens.

Thiết bị chứa 37 bánh răng bằng đồng trong một chiếc hòm gỗ để quay số và mũi tên, sau đó đã được thiết lập lại để tính toán chuyển động của các thiên thể. Các thiết bị khác của phức hợp này chưa từng được biết đến theo văn hóa Hy Lạp.

Nó có kích thước 33x18x10 cm, sử dụng một bánh răng khác tương đương với chiếc đồng hồ cơ học như ta biết là được phát minh vào thế kỷ 18.
C.K (Theo Techlure)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

SOI GƯƠNG - Lê Trung Ngân

  Soi Gương Hình như dù là ai đi nữa thì một ngày cũng soi gương ít nhất là một lần. Tôi cũng vậy, nhưng tôi có suy nghĩ riêng mình là: Soi ...