Bác
sĩ lạm dụng kháng sinh trong kê toa, người dân dùng thuốc điều trị vô tội vạ
đang khiến nhân loại phải đối mặt với thảm họa kháng thuốc. Những lỗ hổng trong
quản lý dược phẩm đã đẩy Việt Nam rơi vào “vùng trũng” của tình trạng kháng
thuốc.
Nguy cơ không có thuốc điều trị
trong tương lai
Sau 70 năm kể từ khi khoa học phát
hiện ra kháng sinh penicilline đến nay, hàng trăm loại kháng sinh và các thuốc
tương tự đã được phát minh, đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu
kỷ nguyên phát triển mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
Người bệnh có nguy cơ không còn
thuốc điều trị do tình trạng kháng thuốc
Ngoài vai trò trong y học đối với
loài người, thuốc chống vi khuẩn còn được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia
súc, gia cầm, thủy sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên
động vật, cũng như cho mục đích sản xuất. Sử dụng kháng sinh có lợi ích to lớn
trong điều trị, chăm sóc người bệnh và cả thú y khi được kê đơn và điều trị
đúng.
Tuy nhiên, những loại thuốc này đã
được sử dụng rộng rãi, kéo dài, lạm dụng, làm cho các vi sinh vật thích nghi
với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho
thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Tình trạng kháng thuốc không chỉ là mối
lo ngại của các bác sĩ lâm sàng trong điều trị mà còn là thảm họa chung đối với
sức khỏe cộng đồng.
Phân tích của ThS.DS Cao Huy Thái,
Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) chỉ ra: Kháng thuốc không
phải là vấn đề mới bởi nó xảy ra ngay từ khi con người sử dụng các loại thuốc
để điều trị bệnh. Kháng thuốc là tình trạng các vi sinh vật như: vi khuẩn, vi
rút, nấm, ký sinh trùng… kháng lại các thuốc kháng sinh đã nhạy cảm với các vi
sinh vật này trước đây, nó là cuộc chiến giữa con người và vi rút gây bệnh.
Sinh vật đề kháng có thể chịu được
sự tấn công của các thuốc chống vi khuẩn khiến việc áp dụng các phương pháp,
thuốc điều trị đặc hiệu sẽ trở nên không hiệu quả, nhiễm khuẩn kéo dài nguy cơ
tử vong cao và có thể lây lan cho người khác. Kháng thuốc là hệ quả tất yếu của
quá trình sử dụng thuốc trong điều trị và đặc biệt gia tăng khi việc lạm dụng
thuốc kháng sinh ngày càng phổ biến hơn.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi
khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Ở
Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan
rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc
ngày càng gia tăng ở mức báo động.
Gánh nặng do kháng thuốc khiến chi
phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh
và sự phát triển chung của xã hội. Nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời,
trong tương lai, nhân loại có thể phải đối mặt với khả năng không có thuốc để
điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm.
Kháng sinh tại Việt Nam cao
nhất thế giới
Một kết quả khảo sát của ngành y tế
về việc bán thuốc kháng sinh ở các hiệu thuốc vùng nông thôn và thành thị các
tỉnh phía Bắc cho thấy, nhận thức về kháng kháng sinh của người bán thuốc và
người dân còn thấp. Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông
thôn) trong tổng doanh thu của hiệu thuốc. Phần lớn kháng sinh được bán mà
không có đơn (88% thành thị và 91% nông thôn). Người dân mua kháng sinh tại các
nhà thuốc dễ như mua rau ngoài chợ.
Kháng thuốc khiến thời gian điều trị
kéo dài, phát sinh thêm chi phí, nguy cơ tử vong cao
Tình trạng sử dụng thuốc và kháng
sinh không hợp lý dẫn đến kháng thuốc, cũng rất phổ biến tại các bệnh viện.
ThS.DS Huy Thái cho biết: Các bệnh viện ở những quốc gia phát triển đều có hệ
thống labo xét nghiệm định danh vi rút, giúp bác sĩ kê toa chính xác loại kháng
sinh cần sử dụng trong điều trị cho từng bệnh nhân. Tại Việt Nam, nhiều bệnh
viện tuyến trên và hầu hết các bệnh viện tuyến quận huyện trở xuống đều không
có labo xét nghiệm, bác sĩ sử dụng kháng sinh trong điều trị cho bệnh nhân dựa
trên kinh nghiệm là chính.
Thống kê của Bộ Y tế chỉ ra, có tới
76% bác sĩ kê toa kháng sinh không phù hợp. Đây là nguyên nhân khiến 33% người
bệnh bị kháng thuốc. Trong khi các quốc gia phát triển đang còn sử dụng kháng
sinh thế hệ 1 thì Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ 3 và 4, chi phí
kháng sinh trong điều trị chiếm tới 17% trên tổng chi cho phí dịch vụ khám chữa
bệnh của người dân. Tổ chức Y tế thế giới đã liệt Việt Nam vào danh sách nước
có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu.
Đại diện Bộ Y tế thừa nhận, mặc dù
Việt Nam đã có quy định bắt buộc các nhà thuốc chỉ được bán kháng sinh theo
toa, bác sĩ chỉ kê toa kháng sinh trong những trường hợp cần thiết, nhưng kháng
sinh vẫn được bán một cách bừa bãi. Đây là nguyên nhân do nhận thức về sự nguy
hiểm của tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng còn hạn chế, công tác quản lý
nhà nước về dược phẩm còn lỏng lẻo, chế tài xử lý chỉ là phạt hành chính nên
chưa đủ sức răn đe đối với những đơn vị sai phạm.
Để ngăn chặn tình trạng kháng thuốc
đang ngày càng gia tăng, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua
Khen thưởng (Bộ Y tế) cho hay, từ ngày 16 đến 22/11/2015 lần đầu tiên tại Việt
Nam, Bộ Y tế sẽ phát động tuần lễ phòng chống kháng thuốc với khẩu hiệu “không
hành động hôm nay, ngày mai không còn thuốc chữa.”
Mục tiêu của sự kiện, hướng tới kêu
gọi sự chung tay của toàn xã hội đối với việc phòng chống kháng thuốc; nâng cao
nhận thức của người dân và cán bộ y tế thực hiện các biện pháp phòng chống
kháng thuốc trong cộng đồng. Bộ Y tế kêu gọi mỗi người dân chỉ mua và sử dụng
thuốc kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh, kê đơn và tuân thủ phác đồ điều trị
của bác sĩ; sử dụng kháng sinh trong trồng trọt, chăn nuôi theo đúng hướng dẫn;
cán bộ y tế tuân thủ các hướng dẫn chuyên môn, sử dụng kháng sinh trong điều
trị hợp lý, an toàn cho người bệnh.
Theo Vân Sơn- Báo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét