Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

Thải độc cho cơ thể: Các phương pháp và khung giờ tối ưu





1. Độc tố tạng can
Độc tố tích tụ trong gan quá nhiều sẽ gây bệnh đau nửa đầu, rỗ mặt, hay đau bụng. Nguyên nhân vì hai bên mặt và bụng dưới là thuộc khu vực của kinh gan, khi chức năng thải độc của gan không tốt sẽ gây những triệu trứng này. Ngoài ra, độc tố trong gan không thải ra kịp thời sẽ làm tắc nghẽn đường lưu thông của khí, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý.
2. Độc tố tạng thận
Nếu kinh nguyệt ít hoặc kỳ kinh ngắn, cằm có nốt đậu, người hay mệt mỏi, có thể là vì độc tố tạng thận quá nhiều gây ra.
3. Độc tố tạng tim
Độc tố tạng tỳ thường gây mất ngủ, làm tim đập nhanh. Còn nếu tim hỏa vượng thành độc hỏa thì trán có thể sẽ xuất hiện vết đậu. Tạng tim nghẽn máu cũng là một kiểu độc tố, nhẹ thì tức ngực, nặng thì đau nhói như kim châm.
4. Độc tố tạng phế
Phổi có độc sẽ gây chứng táo bón. Trong Trung y, da có trắng mịn hay không phải xem phổi có tốt hay không. Nếu độc tố trong phổi nhiều thì sẽ phát tới da, làm da dẻ u ám.
5. Độc tố tạng tỳ
Độc tạng tỳ làm mặt xuất hiện vết bớt, còn nếu huyết trắng quá nhiều sẽ gây tích mỡ, béo phì, môi dễ bị lở.
Vậy phải loại bỏ độc tố như thế nào? Xin giới thiệu ba cách:
Cách 1: Thường xuyên vận động
Vận động giúp tim khỏe mạnh, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng vận chuyển khí oxy trong cơ thể và thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Cách 2: Giải tỏa áp lực
Áp lực là độc tố về tinh thần, kích thích sản sinh độc tố tuyến thận, gây tâm trạng bất an. Vì thế, phải học cách giải tỏa trạng thái tâm lý căng thẳng, như thả lỏng và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, đi spa thư giãn, tập khí công, yoga, trò chuyện chia sẻ với bạn bè…


Sáng dậy sớm uống cốc nước lọc hỗ trợ giải độc tố cho cơ thể. (Ảnh: public-domain-image.com)
Sáng dậy sớm uống cốc nước lọc hỗ trợ giải độc tố cho cơ thể. (Ảnh: public-domain-image.com)

Cách 3: Uống nhiều nước
Nước giúp làm loãng độc tố trong cơ thể, theo đó cùng với quá trình tuần hoàn chất lỏng trong cơ thể mà hỗ trợ thải độc tố đi. Mỗi ngày uống 8 ly nước, đặc biệt sáng sớm thức dậy hãy uống một ly.

Cách loại bỏ cặn tích

Trong cơ thể có nhiều cặn tích mà chúng ra không nhìn thấy, phải loại bỏ chúng như thế nào?
Một khi cơ thể tích lũy cặn tích quá nhiều thì sẽ bị “trúng độc”, gây táo bón, béo phì, bệnh tim mạch… Từ góc nhìn Trung y, có thể chia độc tố làm 2 dạng là bên ngoài và bên trong.
  • Độc bên ngoài là có nguồn gốc từ ngoài cơ thể, như ô nhiễm không khí, nước, nông dược, khí thải xe máy… có hại cho sức khỏe.
  • Độc bên trong là các loại cặn tích tồn đọng trong quá trình trao đổi chất làm mới tế bào.
Có hai nguyên nhân chính làm độc tố tích tụ: một là bản thân độc tố xâm nhập quá nhiều; hai là do tuổi cao hoặc một số cơ quan bị bệnh nên không thể loại bỏ độc tố hiệu quả. Thực tế, thải độc cũng phải nghiên cứu “thiên thời”, thải vào thời gian hợp lý thì hiệu quả tăng cao.

Theo quy luật dưỡng sinh trong Trung y, thời gian thải độc nên như sau:

Thời gian thải độc ruột kết: 5 – 7 giờ sáng
Nếu ruột kết thải độc không tốt, khi độc tố tích tụ đến một mức nhất định sẽ khiến da bị rỗ, thậm chí còn tăng tỷ lệ bệnh trực tràng. Vì thế cố gắng đi đại tiện trong thời gian này, càng để muộn thì độc tích nhiễm càng nhiều.
Nếu hay bị táo bón thì hàng ngày cố gắng ăn nhiều chất xơ. Bưởi là một trong những loại thực phẩm trị táo bón hiệu quả nhất. Hãy ăn 4-5 múi bưởi nguyên tép chứ không chỉ là ép lấy nước uống, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng. Có thể áp dụng thêm cách mát xa kinh đại tràng, giúp bảo vệ đại tràng và hỗ trợ đại tiện rất tốt.
Thời gian thải độc của dạ dày: 7 -9 giờ sáng
Dạ dày là cơ quan tiêu hóa chính, là nơi dự trữ, vận chuyển và tiêu hóa thức ăn. Vì thế sáng sớm có thể ngồi xổm và tập luyện thở bụng. Tập đều đặn hàng ngày giúp kích thích tuần hoàn máu dạ dày, kích thích thay đổi tế bào mới, tăng hiệu quả tiêu hóa cho dạ dày.
Ngoài ra, buổi sáng nên ăn đầy đủ, nên ăn những thức ăn tốt cho dạ dày như đậu phộng, hạnh đào, táo, củ cải… Có điều kiện hãy uống hồng trà với mật ong. Cố gắng điều chỉnh tâm lý vui vẻ, vì trạng thái lo lắng, căng thẳng sẽ không tốt cho dạ dày.


Buổi sáng nên ăn đầy đủ, nên ăn những thức ăn tốt cho dạ dày như đậu phộng, hạnh đào, táo, củ cải… (Ảnh: PublicDomainPictures/Pixabay
Buổi sáng nên ăn đầy đủ, nên ăn những thức ăn tốt cho dạ dày như đậu phộng, hạnh đào, táo, củ cải… (Ảnh: Pixabay)

Thời gian thải độc cho tim: 11 – 1 giờ trưa
Tim là trung tâm của tất cả các bộ phận trong cơ thể. Bữa ăn trưa có thể bổ sung thức ăn bổ tim, như nhãn giúp bổ tỳ dưỡng tim. Thời gian này tim hoạt động mạnh hơn, vì thế không nên vận động mạnh. Một giấc ngủ trưa sẽ hỗ trợ chức năng thải độc cho tim.
Thời gian thải độc của bàng quang và ruột non: 1 – 5 giờ chiều
Ruột non chuyển nước đến bàng quang, chất cặn bã đến ruột già, chất tinh túy đến tỳ tạng. Khi cơ thể thiếu nước thì hoạt động của ruột non cũng suy giảm, chức năng “phân loại” vận hành không tốt, không những suy giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng mà chất cặn bã cũng không được thải đến ruột già hiệu quả. Vì thế thời gian này có thể vận động chân tay nhẹ nhàng để kích thích kinh ruột non, hỗ trợ nhu động ruột non. Nên uống nhiều nước để hỗ trợ bàng quang thải độc.
Thời gian thải độc tạng thận: 5 – 7 giờ chiều
Tạng thận có độc tố thường phát ra mặt hoặc gây phù thũng, cảm giác mệt mỏi. Đây là thời gian tốt nhất để vận động cơ thể trong ngày, hỗ trợ thận thải độc tố, có thể đi bộ, chạy bộ, vặn eo, xoay người… Bữa tối có thể ăn mộc nhĩ, tảo biển, không chỉ bổ thận mà còn giúp khử độc cho cơ thể.
Thời gian thải độc màng tim: 7 – 9 giờ tối
Tâm hỏa theo thời gian sẽ tăng lên, nếu độc tố không được thải ra sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây tức ngực hoặc đau nhói. Thời gian 7 – 9 giờ tối là thời gian cực thịnh của tuần hoàn máu, có thể thông qua mát xa ngoài tim và vùng nách để hỗ trợ thải độc, giúp tăng khả năng cung cấp máu cho tim và tuần hoàn máu đến não. Ngoài ra có thể mát xa ngón tay giữa, vì ngón tay giữa tương ứng với kinh màng tim.
Thời gian thải độc của hệ nội tiết và tuyến bạch huyết: 9 – 11 giờ tối
Thời gian này nhớ thả lỏng thân tâm, giữ tâm thái bình thản. Ngoài ra, có thể kết hợp mát xa gáy, hoặc vùng huyệt cực tuyền ở vùng nách, hỗ trợ thải độc.
Thời gian thải độc của phổi, gan, đảm: 11 giờ khuya –  5 giờ sáng
Thải độc cho phổi, gan, đảm quan trọng là cần có giấc ngủ ngon, vì thế phải chú ý chất lượng giấc ngủ. Có thể áp dụng những cách sau để có được giấc ngủ ngon, giúp phổi, gan, đảm được nghỉ ngơi, từ đó thải độc tố hiệu quả.
  1. Trước khi ngủ có thể ăn đồ ăn hỗ trợ ngủ ngon, như yến mạch, hạnh đào, hoặc uống một ly sữa nóng.
  2. Mát xa huyệt vị như huyệt Bách hội, huyệt Sung tuyền, huyệt Túc tam lý, mỗi huyệt 30 lần, giúp hỗ trợ giấc ngủ.
  3. Khi ngủ nên tắt đèn, vì đèn sáng làm ảnh hưởng đến khả năng tiết ra melatonin của não, chất quan trọng hỗ trợ giấc ngủ.
  4. Ngủ trước 11 giờ, vì thời gian từ 11 giờ – 2 giờ sáng là thời gian vàng để cơ thể thải độc.
Kết luận: Để cơ thể tích trữ độc tố sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, vì thế bài viết này góp phần cung cấp thêm kiến thức khoa học liên quan cho mọi người. Chúc mọi người khỏe mạnh!
Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...