Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Đọc 1 Bài Trên Báo Nông Nghiệp VN- Minh Phúc

Mỗi năm, khu vực Nam bộ mất khoảng 300ha đất do sụt lún, sạt lở. ĐBSCL đang chìm với tốc độ nhanh hơn so với dự báo và có nguy cơ… tan biến do không được bồi đắp lượng bùn cát, phù sa cần thiết.
“Nồi cơm” có thể biến mất
Tình trạng sụt lún, sạt lở bờ sông, bờ biển ở khu vực Nam bộ là vấn đề rất lớn, mang tầm cỡ quốc gia. Bởi vậy, cuối tuần qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đã dành trọn một buổi để nghe các Bộ, ngành liên quan báo cáo, giải trình về các giải pháp phòng, chống.
Tình trạng sạt lở bờ sông tại ĐBSCL đang rất nghiêm trọng. Ảnh: NNVN
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hoàng Văn Thắng, hiện nay ở khu vực ĐBCSL có 49 điểm sạt lở với chiều dài 266km. Có vị trí bị ăn sâu vào đất liền khoảng 80m/năm. Khu vực bị xói lở mạnh nhất là vùng Đông Cà Mau, một phần Tây Cà Mau và tỉnh Kiên Giang. Nguy hiểm hơn, tình trạng bồi đắp bùn cát, phù sa hàng năm (kể từ năm 2000) trên các hệ thống sông luôn âm (-) so với tốc độ xói lở. Xu hướng mất cân đối giữa bồi – xói ngày càng gia tăng.
Theo Ủy ban sông Mê Kông Quốc tế, đến năm 2020, lượng phù sa trên sông Mê Kông về ĐBSCL sẽ giảm 67%. Nguyên nhân chính là do các nước phía thượng nguồn xây dựng thủy điện và hồ chứa lớn (chỉ riêng 2 hồ lớn do Trung Quốc xây dựng đã có dung tích trữ lên tới 22 tỷ m3), do vậy, lượng phù sa cơ bản đã bị giữ lại ở các hồ này rồi.
Thứ hai, đối với các dòng sông nhánh, các quốc gia cũng xây dựng rất nhiều thủy điện. Ủy ban này cũng đưa ra kịch bản năm 2040, nếu làm toàn bộ thủy điện dòng chính sông Mê Kông thì lượng phù sa, bùn cát về chỉ còn 3%. “ĐBSCL được hình thành bởi sự bồi lắng của phù sa, bùn cát. Nếu lượng phù sa, bùn cát không về thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra”, Thứ trưởng Thắng lo ngại.
Không những thế, vấn đề khai thác cát cũng là nỗi kinh hoàng, đẩy nhanh sự hủy hoại ĐBSCL. Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, lượng phù sa, bùn cát về Việt Nam khoảng 40 triệu tấn/năm thì Campuchia khai thác 30 triệu tấn, Việt Nam khai thác hơn 10 triệu tấn (như vậy là hết tài nguyên, thậm chí là âm). Điều này rất nghiêm trọng và cần phải được kiểm soát chặt chẽ, bởi các con sông sẽ bị xói đáy, gia tăng sạt lở.
Ngoài vấn đề mất đất, đời sống của người dân sống ven sông cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đây sẽ là vấn đề khó giải quyết nhất, cũng tiêu tốn nhiều tiền nhất trong giai đoạn tới. Nếu không giải quyết được vấn đề di dân, bố trí, sắp xếp dân cư hợp lý cho các hộ sông ven sông thì rất khó giảm thiểu rủi ro.
Lún 1,5 – 2cm/năm
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: Năm 2016, chúng ta công bố dự báo đến năm 2100, khoảng 35% diện tích ĐBSClLsẽ bị chìm dưới mức nước biển. Nhưng với tốc độ sụt lún từ 1,5 – 2 cm/năm cộng với nước biển dâng như hiện nay thì không cần chờ đến năm 2100 nó mới chìm 35% mà đến rất sớm và chìm rất nhiều.
Người ta không chỉ nói ĐBSCL đang chìm mà còn có nguy cơ tan rữa. Vì trước đây, mỗi năm ĐBSCL được bồi đắp bởi 145 triệu tấn phù sa. Còn bây giờ chỉ còn 40 triệu tấn do hoạt động xây dựng thủy điện ở thượng nguồn, chia nguồn nước, mất thảm thực bì nên rất căng thẳng.
Bản đồ các điểm sạt lở đặc biệt nghiêm trọng ở ĐBSCL. Ảnh: NNVN
Theo Bộ trưởng, ngành nông nghiệp phải thích ứng là chính. Trước đây chúng ta coi trọng nhất là lúa gạo, sau đó đến thủy sản và tiếp đến là cây trái. Nhưng bây giờ thủy sản phải được quan tâm hàng đầu, sau đó đến cây ăn trái và thứ ba là lúa gạo.
Bên cạnh đó, cần lên kế hoạch nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất giải pháp xử lý cấp bách 53 điểm sạt lở bờ biển, bờ sông với chiều dài hơn 700km; xây dựng, rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi thích ứng với tình hình mới, bố trí lại dân cư, không để người dân sống ở những khu vực trọng yếu, có nguy cơ sạt lở cao.
Trước đó, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đã có chuyến kiểm tra thực tế tình hình sạt lở, sụt lún ở các tỉnh phía Nam và nhận định: Những sự cố sạt lở, sụt lún diễn ra mạnh nhất ở tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. Mặc dù đã có nhiều mô hình, giải pháp thí điểm (cả giải pháp “cứng” là xây dựng công trình, và giải pháp “mềm” là trồng rừng ngập mặn…) để phòng, chống nhưng chưa có một cuộc tổng kết toàn diện, từ đó đưa ra những phương pháp tối ưu.
Phó Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo các Bộ, ngành phải rà soát, quy hoạch lại từ vấn đề tổ chức sản xuất, bố trí hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thích ứng với diễn biến nước biển dâng kết hợp với sụt lún, sạt lở và ngập mặn với tầm nhìn 10 – 30 năm.
Trước mắt, phải tập trung xử lý 562 điểm sạt lở, ưu tiên các giải pháp “mềm” thân thiện môi trường. Thậm chí, cần xem xét để đề xuất một chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, chống sạt lở bờ sông, bờ biển và sụt lún để huy động nguồn lực đầu tư hợp lý giải quyết những vấn đề lớn này.

Tháng 7/2013, Viện Địa Kỹ thuật của Na Uy đã nghiên cứu và công bố mỗi năm ĐBSCL lún 19 – 28mm, nguyên nhân là do nền đất yếu và hoạt động khai thác nguồn nước ngầm quá mức. Đây là thách thức rất lớn và nó sẽ bộc lộ mạnh mẽ hơn trong những năm sắp tới. Nếu kết hợp với tình trạng nước biển dâng thì vùng ĐBSCL có nguy cơ chìm nhanh hơn dự báo rất nhiều.

1 nhận xét:

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ _ Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ (cho nhớ ngày giỗ lần 2 hiền thê) Thu nao em đã bỏ anh rồi! Một mảnh trăng thề vội lẻ đôi Tình đó đã sâu giờ cách biệt Ngh...