Thứ Ba, 15 tháng 1, 2019

Đại Hàn: Đời Sống Bên Này Biên Giới Bắc Hàn- CCTG ngày 14/01/2019 (FM974)

FM 974 – Melbourne
Chuyện Thế Giới Trong Tuần

Thứ Hai 14/01/2019
Đứng trước sân nhà, nhìn qua bên kia Bắc Hàn Woo jong – il người nông dân già, 72 tuổi đã nghỉ hưu vẫn có nhớ cái giây phút hoảng sợ, cách nay không lâu, của hàng trăm gia đình người dân Đại Hàn, sống dọc theo đường biên giới khi nghe tràn súng đại liên nổ xé trời trên không, trong những ngày tháng đó, ông Woo đã sẳn sàng chuẩn bị hai cái hẩm trù ẩn bằng bê tông nếu có xảy ra chuyện quân Bắc Hàn tấn công.
Dưới cái hầm trú ẩn nảy, chừng vài bước từ trên phòng ngủ và qua cái cầu thang gỗ nhỏ xuống tới nó, ở đó ẩm ốc mùi hơi nước và chỉ gắn vỏn vẹn một bóng đèn lờ mờ, một cái hầm khác rộng hơn, làm trên ngọn đồi nhỏ, băng qua miếng ruộng chừng 5 phút đi bộ nhưng ông Woo cảm thấy rằng, sống trong tình trạng căng thẳng Bắc Nam cứ ngày càng nhiều thêm, hai cái hầm cũng chưa đủ để ông an tâm cho lắm vì nơi đây, nhà ông đang ở, cách thủ đô Hán Thành về phía bắc, được coi là tuyến đầu mặt trận chừng hơn một tiếng đồng hồ lái xe hơi, theo ông, vũ khí hai bên hiện nay, đủ loại tối tân, tuyến đầu này sẽ bị phá hủy tan tành nếu chiến tranh xãy ra, chưa nói đến vũ khí nguyên tử mà phía Triều Tiên hăm he chế tạo, sản xuất thêm nữa. Đi tới bất cứ nơi nào dọc theo đường biên giới nơi này chòi canh, tiền đồn quân sự được thấy nhiều hơn trạm bán xăng dầu, quân lính võ trang chận tại các trạm kiểm soát ngăn thường dân đi quá xa hay, tới quá gần những vùng mìn bẫy dày đặc.

Woo lên 5 khi chiến tranh Triều Tiên bắt đầu năm 1950 và bảy thập niên sau ông vẫn còn nghe tiếng súng và tiếng đại bác đâu đây, các thứ này không phải từ những ngày ông còn trong quân đội mà nó văng vẳng ngay đây. Vụ nổ súng giữa hai bên Nam Bắc thường đôi khi xãy ra hoài tại thị trấn của ông cho tới 1970 khi ông quyết định xây cái hầm trú ẩn thứ nhất dưới nhà của mình. Cái hầm nhỏ này cóp thể đủ chỗ cho 10 người trốn, chất đầy cá hộp, cái thứ hai được xây lên ba năm sau nhưng có phần hư hại, chưa được sửa lại khi con cái của ông bỏ đi xa và những thành viên lớn tuổi trong gia đình qua đời. Bất chấp sợ hãi, ông Woo chưa hề nghĩ là sẽ rời bỏ ruộng đồng, là nơi đã nuôi sống gia đình ông qua gần 13 thế hệ, khoảng 400 năm, và có điều khá lý thú là, ông Woo lại thêm, ông nhiệt liệt ủng hộ thái độ cứng rắn đối với Bình Nhưỡng của tổng thống Mỹ, Donald Trump. Ông thích những gì tổng thống Trump đang làm nhưng thật tình, nếu chiến tranh xãy ra, sẽ có nhiều người Triều Tiên chết, với nước Mỹ thì, chỉ có người lính đến đây mới bị, nhưng nước Mỹ vẫn yên bình.
Trong khi thừa biết là chiến tranh sẽ là một thãm họa khôn lường nhưng Woo muốn các cường quốc trên thế giới nên diệt trừ Kim Jong-Un, mới có hòa bình, nếu không làm được việc này, Đại Hàn nên được phép phát triển vũ khí hạch nhân cho chính mình, quan điểm của ông Woo hiện cũng là quan điểm chung của nhiều người dân Đại Hàn, họ chán ngán chính quyền đã không có hành động gì mạnh mẽ trước sự khiêu khích ngày càng gia tăng của Bình Nhưỡng qua hình thức thử nghiệm vũ khí nguyên tử, hỏa tiển và nhiều lần tấn công Đài Hàn. Cũng có một số ý kiến khác khi đề cập đến việc làm thế nào chấm dứt sự tranh chấp giữa hai bên trong vòng hơn 7 thập niên qua, ông Lee Min-bok, ủng hộ một sự thay đổi chính bên trong phần đất Bắc Hàn hơn là chạy đua sức mạnh quân sự.

Không như Woo, Lee muốn sống gần biên giới càng nhiều càng tốt, Lee, một chuyên gia ngành canh nông, trốn thoát khỏi Bắc Hàn, đi qua Trung cộng và Nga sô năm 1995, hiện chọn một việc làm hửu ích cho đời mình là chuyển tin tức ngào thế giới tự do vào Bắc hàn bằng thả những quả bong bóng hơi bay to lớn vượt qua biên giới. Hể cứ khi nào có gió lớn thổi về hướng Bắc, với sự giúp tay của bà vợ, ông lái chiếc xe vận tải sức chở 5 tấn cùng với những xấp tài liệu, tờ rơi, băng nhạc, dĩa hình, tiền đô la và thánh kinh và bong bóng, chạy sát tới biên giới phía bắc, sát tới chỗ nào có thể được, bơm hơi bong bóng từ hai bình chứa khí “hydrogen” to lớn rồi thả nó bay lên không, theo hướng gió vào trời bên kia biên giới, ngang qua khu dầy đặc mìn bẩy trong vùng phi quân sự, nhưng người dân thị trấn Pocheon, nơi nhà ông đang ở, lo ngại rằng, chỗ này dễ trở thành mục tiêu cho quân Bắc Hàn mặc dù họ đồng ý với mục đích việc làm của Lee.

Nỗi lo ngại của họ không phải là không có chứng cớ, năm 2011, một người đàn ông bị bắt vì mưu toan ám sát Lee bẳng mũi tên tẩm chất độc, Bắc Hàn gọi Lee là “thứ rác rưới người” và “bố già của tờ rơi”, lính Bắc Hàn đã từng dùng súng phòng không nhắm bắn rớt cá quả bong bóng xuống, làm cho quân Đại Hàn phải bắn trả lại. Lee hiện giớ có sáu cảnh sát thường phục đi theo sát ông tới bất cứ nơi nào Lee đi, và mấy thùng đựng hàng sắt chứa đầy bong bóng, tài liệu đều có gắn máy thu hình theo dỏi. Lee nhìn nhận sự trung thực của một tờ rơi của chính phủ Đại Hàn, kết án nhà cầm quyền Bình nhưỡng đã gây ra nạn đói năm 1990, nạn đói làm chết hơn 1 triệu người dân Bắc Hàn, sau khi đọc nó, Lee muốn tìm bằng chứng để hậu thuẩn cho sự việc, Lee tìm gặp được một người cựu quân nhân Bắc Hàn, Lee tặng ông thuốc hút và rượu, do vậy, với giọng run run bùi ngùi ông nói lên một sự thật: Bắc hàn đã khởi động chiến tranh, trài ngược với những gì họ dạy trẻ con ở trường học, Lee sung sướng tin rằng, chế độ Bình Nhưỡng sẽ sụp đổ một ngày nào đó. Chính phủ Đại Hàn quyết định ngưng không thả bong bóng bay qua biên giới và từ đó ông Lee vẫn tiếp tục bằng tiền bạc của mình và tiền tặng  từ những người ủng hộ việc này.

Tuy nhiên Hán Thành vẫn tìm cách chuyển tin tức qua bên phía bắc, những cái loa phát thanh lớn của hai bên Nam Bắc thường phát ra các chương trình tuyên truyền cho phía mình, Bình Nhưỡng ca ngợi công đức đại lãnh tụ của họ, Hán Thành thì rộn ràng các bài hát của nhóm ca sĩ trẻ hiện thời, Hán Thành cũng có một chương trình khác nhằm vào việc giáo dục người miền bắc về vấn đề nhân quyền, một danh từ mà họ chưa bao giờ quen nghe nói tới, bài phát thanh chấm dứt với lời kêu gọi người dân miền bắc đào thoát với câu nói mượn từ bài quảng cáo nghỉ hè trong những năm 1980 “bạn chỉ sống một lần, bạn không thể sống trong đau đớn, hãy vào miền Nam, tận hưởng tự do và biến ước mơ của mình thành hiện thực”. Về phần phát thanh tuyên truyền của Bắc Hàn, thông điệp nhắn nhủ của họ xem ra không có hiệu quả gì cho mấy, như người dân Đại Hàn ở làng Haean, cũng một làng nằm dọc theo đường biên giới, họ phớt lờ và đa số khi hỏi đến, họ cho biết, họ không hiểu nổi Bắc Hàn đang muốn nói cái gì.

Tại cái làng nhỏ, chừng 1500 dân, nằm chênh chếch giữa một thung lũng lòng chảo, trong vòng khu phi quân sự và là nơi đã là bải chiến trường đẩm máu trong cuộc chiến Triều Tiên, đi dọc theo các con đường lộ, chỗ nào cũng treo cũng cắm, ngay cả trên cành cây, bảng cảnh báo mìn bẩy, một người thư ký của ban hành chánh làng rất vui vẻ chỉ đường ca9n5 kẻ cho du khách nhưng lúc nào cũng lập đi lập lại như câu kinh thường tụng là “đi đâu cũng được nhưng đừng qua khỏi chỗ người dân đang ở với các nông trại và vườn trái cây, vì qua khói đó là bom và mìn”. Năm 1990 Hán Thành khám phá ra một đường hầm dài khoảng một cây số, do quân lính Bắc Hàn đào băng dưới khu phi quân sự, có gắn điện và đường rầy dùng cho xe lửa nhưng hẹp hơn, đường hầm này đủ để chừng hàng ngàn lính Bắc Hàn vượt qua biên giới mà không bị phát hiện. Ngoài đầu đường hầm, có một toán lính Đại Hàn canh gát và du khách chỉ được vào với một người lính dẫn đường, họ cho biết phải trang bị súng đạn đầy đủ, luôn luôn trong tư thế ứng chiến vì quân Bắc Hàn chỉ cách họ chừng vài trăm thước đàng kia.

Mặc dù có sự hiện diện của quân đội và sống ở một nơi là một trong số các đường biên giới nguy hiểm nhất trên thế giới, dân làng dọc theo đường biên giới Nam Bắc phần lớn không ưa lời lẽ tuyên truyền của Kim Jong – Un. Cô Lee Soo – nae, người dân làng bán rượu sâm bên vệ đường, thản nhiên nói rằng “nếu chiến tranh xãy ra, Bắc Hàn sẽ cho nổ tung thành phố Hán Thành hay Busan trước, người dân ở đó sẽ chết nhưng ở đây hai bên quân lính chỉ chỉa súng bắn vào nhau thôi. Cho nên, đây là chỗ tốt nhất để sống”.

Thuyên Huy

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...