Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

FM974 : Ai Cập: Cairo – Nơi Phụ Nữ Bị Quấy Nhiễu Tình Dục Nhiều Nhất Trên Thế Giới

   
 Radio FM 974 – Melbourne
Chuyện Thế Giới Trong Tuần
Thứ Hai 21/01/2019

     Từ bên trong đi ra, đứng lại trước tiền đình tòa án, Gehad al-Rawy, giơ hai cánh tay cao lên trời, trước sự có mặt của một nhóm phóng viên báo chí và đông người dân, làm dấu vui mừng, khi cô vừa thắng vụ kiện quấy nhiễu tình dục mà cô đã đệ đơn thưa năm qua với kết quả, tòa tuyên xử kẻ phạm tội hai năm tù.
    Vụ thắng kiện này được xem là rất hiếm xãy ra tại Ai Cập, một quốc gia mà theo cuộc khảo sát năm 2017 của tổ chức Phụ Nữ LHQ, gần 60% phụ nữ Ai Cập đã từng bị quấy nhiễu tình dục, và theo kết quả bỏ phiếu thăm dò của nhóm Thomson Reuters thì Cairo được gọi là thành phố nguy hiểm nhất trên thế giới đối với phụ nữ. Nhưng trong năm 2018, có một số đông phụ nữ đã đồng loạt đứng ra tố cáo những hành động bạo hành mà họ đã phải chịu đựng từ lâu, kết quả này có được do từ sự khuyến khích và hổ trợ của những người hoạt động cho nhân quyền, gọi là “phong trào MeToo Ai Cập”, theo tên của phòng trào MeToo thế giới.
    Ngày lễ Eid al –Adha, Rawy và cô bạn Rozana Negeh đã bị hai người đàn ông trêu chọc một cách mất dạy khi hai cô đi bộ ngang qua công trường Tahrir ở Cairo, tức quá hai cô quyết định tìm cách đem hai người đàn ông này đến trạm cảnh sát, họ chụp và nắm chặt tay của họ, dùng sức cố lôi kéo họ tới trạm cảnh sát gần đó. Rawy, 28 tuổi, là một người nghiên cứu xã hội và tranh đấu cho giới phụ nữ, và Nageh khá vất vả trong việc giữ cho được họ, vì họ đánh và dùng chân đá tứ tung, cứ giằng co như vậy trong khi chờ cảnh sát tới, một đám đông khoảng mười người đàn ông khác ùa vào, tìm cách gở họ ra, để giải thoát cho hai người gây chuyện kia, trong vòng 15 phút, hai cô đã bị đám đông đấm đá, sĩ nhục, chũi rũa vì không chịu buông tha, cuối cùng thân thể Rawy tím bầm, trầy sướt nhiều chỗ.
    Chuyện của Rawy và Nageh là một trong số mười mấy chuyện có liên quan tới việc quấy nhiễu phụ nữ được nói tới trong mấy tháng gần đây, trong tháng 11, một số tài tữ nghệ sĩ nổi tiếng đã lên tiếng trong một cuốn phim ngắn đòi hỏi chấm dứt việc quấy nhiễu tình dục do Hội đồng phụ nữ quốc gia Ai Cập phổ biến. Theo lời của Intisar al – Said, một luật sư đã làm việc với nạn nhân của chuyện bạo động tình dục hơn một thập niên qua, nếu phong trào MeToo đã tạo ra ảnh hưởng rộng lớn trên thế giới thì Ai Cập là một phần của ảnh hưởng đó.
    Trong đoạn phim này, nữ tài tử Menna Shalaby, lên tiếng tại sao chúng ta luôn luôn đổ lỗi cho phụ nữ về những chuyện quấy nhiểu xãy ra, hóa ra họ vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm sao, bên cạnh đó đoạn phim cũng chiếu một cảnh dàn dựng lại hình ảnh một cô gái bị bốc hốt, sờ mó chỗ này chổ kia trên người trên các chuyến xe buýt và ngoài đường phố, kèm theo lời kêu gọi “chống lại sự quấy nhiễu, cùng đứng lên với cô chứ không phải chống cô, cũng trong đó, ca sĩ và tài tử đóng phim, Hany Adel, thẳng thắng phát biểu “hảy hành động chống lại bọn quấy nhiễu tình dục ngay”.
    Sau cuộc đảo chánh năm 2011, chánh phủ của Hosni Mubarak sụp đổ trước sức mạnh của các cuộc biểu tình dữ dội và cũng từ ngày này chuyện quấy nhiễu tình dục được khối đông quần chúng lên tiếng, những đoạn phim thu hình các vụ quấy nhiễu tình dục và hiếp dâm tập thể tại công trường Tahrir được phát tán trên các trang mạng xã hội đã gây ra một làn sóng sốc lớn khắp nơi tại Ai Cập. Năm 2014, Ai Cập ban hành sắc luật hình sự hóa các hành động quấy nhiểu bằng lời nói và thể chất, nhưng các vụ quấy nhiễu loại này xem ra vẫn còn như cũ, luật sư al – Said cho biết, theo sự quan sát của cô, đã có sự gia tăng đáng kể những vụ báo cáo về quấy nhiễu từ năm 2014 nhưng không rõ lắm là, sự gia tăng này do từ  ý chí tự nguyện của nạn nhân báo cáo hay con số gia tăng có thật trong thực tế.
   Tháng 8 năm ngoái, Menna Gubran, một cô gái khoảng 20 tuổi, đăng một đoạn phim trên Facebook trong đó ghi lại hình ảnh một người đàn ông lập đi lập lại hành động quấy nhiễu cô ở khu phố phía đông Cairo, khi cô đang chờ đón xe buýt đi làm thì anh này cứ lái xe chạy vòng vòng quanh chỗ cô đứng ba lần, la lớn rũ cô đi uống cà phê. Thoạt đầu, đoạn phim này bị phản ứng ngược, nhiều lời bình luận trên trang Facebook đổ lỗi cho cô Gubran muốn người ta chú ý tới mình, từ cách ăn mặc tới lời nói, không lâu sau đó chủ nhân đã sa thải cô khỏi chỗ làm. Người bị cô kết tội quấy nhiễu, xưng tên là Mahmoud Soliman, cũng đã đăng lời phản biện trên Facebook nói về đoạn phim của Gubran, anh ta giải thích là không có làm gì bậy bạ, nếu cô nói anh làm phiền cô ta thì anh xin lỗi rồi lái xe đi, vậy thôi. Có vài tờ báo liên lạc với anh hỏi chuyện này, Soliman không trả lời.
    Ngay sau đó, Al-Azhar, người có thẩm quyền cao nhất của hồi giáo hệ Sunni ở Ai Cập nhập cuộc tranh luận về chuyện quấy nhiễu tình dục, trong một bản văn vào tháng 8 năm rồi, Al- Azahr lên tiếng yêu cầu phải trừng trị nghiêm khắc những hành động quấy nhiễu tình dục và đưa ra lời phán, quần áo của phụ nữ mặc không được đem ra để biện minh cho hành động này, lời phán này được xem là một cú đấm khá mạnh lên những ai đem quy lệ ăn mặc của phụ nữ như là lý do bào chửa cho hành động quấy nhiễu.
    Mặc dù hiện nay, theo lời của al –Said, nạn nhân của các vụ quấy nhiễu tình dục đã can đảm đứng lên chống lại nhưng tại Ai Cập, luật bảo vệ người đi thưa tội quấy nhiễu vẫn chưa có được và phụ nữ đành phải tự họ nói ra, người đi thưa cũng vướng vào tình cảnh khó xử, có nên hay không vì còn chịu áp lực quá nhiều từ ảnh hưởng gia đình nhưng đôi khi họ lại bị người quấy nhiễu phản tố ngược lại.
    Tháng 8 này, ký giả May el- Shamy, nộp đơn thưa người chủ bút của cô ta, Dandarawy al-Hawary của tờ báo thân chính quyền Youm 7, về tội quấy nhiễu tình dục, công tố viện bác bỏ vụ kiện và Youm 7 tường thuật là, Hawary đang tính chuyện thưa ngược lại cô, và cuối cùng, cô bị đuổi việc, khi hỏi tới việc này, Hawary từ chối bình luận. Trước sự việc này, el-Shamy cho biết “cô có cảm tưởng lấn cấn giữa một bên là cô không thể nào tha thứ được khi xãy ra đối với bất cứ cái gì trên thân thể mình nhưng mặt khác lại sợ sẽ mất tất cả mọi thứ mình có”, cô đã mất việc làm, giờ thì cứ ở miết trong nhà, không có tiền bạc không còn năng lực nữa, cô biết cô sẽ gặp hiểu khó khăn, cô lo sợ những điều này sẽ ảnh hưởng tới chồng con hay gia đình.
    Rawy, người vừa thắng vụ kiện quấy nhiễu tình dục, đổi lại bằng những vết bầm tím trên thân thể và hai ngày ở tại trạm cảnh sát, nhưng sau đó tòa án đã tuyên giảm bản án của người phạm tội, người quấy nhiễu cô, xuống còn 6 tháng. Cô không tin rằng mình sẽ luôn luôn đứng lên tranh đấu, chuyện đó còn tùy vào bao nhiêu lần mình sẳn sàng đi tới trạm cảnh sát, phụ nữ đối mặt với việc quấy nhiễu tình dục hàng ngày và mỗi lần như vậy họ phải quyết định cái gì họ có khả năng làm được hôm nay.

Thuyên Huy
Mon 21.01.2019

 (Ảnh từ Wikipedia,TP.Cairo )   
  

1 nhận xét:

ĐỜI ĐÁ VÀNG ,TIẾC MÀU TRĂNG CŨ - Thơ Ngọc Ánh

ĐỜI ĐÁ VÀNG Em đếm thời gian trên ngón tay Thêm mùa Thu nữa đã tàn phai Thôi đừng nhắc lại câu vàng đá Làn tóc mây trời theo gió bay Anh hiể...