Ngày
xưa, có một cô bé nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm được cho mình một cuộc
sống hoàn hảo. Một hôm, cô cầu xin Thượng Đế ban cho cô mọi thứ cô ao
ước.
Thế là Thượng Đế xuất hiện và bảo với cô bé rằng: “Con
hãy đi theo con đường lộng gió phía trước, ở đó có hàng trăm triệu hòn
đá nhỏ. Ta cho con kỳ hạn là 365 ngày để nhặt một hòn đá lớn nhất mà con
có thể tìm thấy. Hòn đá càng to thì ta càng ban cho con nhiều hơn. Điều
kiện đặt ra là khi con đi qua rồi thì không được quyền quay lại. Vì
vậy, hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi con chọn hòn đá cho mình”.
Cô bé cảm thấy thật sung sướng và bắt
đầu bước vào hành trình của mình trên con đường lộng gió để tìm kiếm
“hạnh phúc lớn nhất” cho cuộc đời cô.
Tuy nhiên, mỗi khi bắt gặp một hòn đá to dọc lối đi, cô lại do dự và tự nhủ với lòng mình “chắc hòn đá kế tiếp sẽ to hơn nhiều”.
Nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng
trôi qua, rồi cô cũng đi gần hết con đường và chợt nhận ra rằng cô đang
không còn đủ thời gian và cơ hội để chọn những hòn đá to. Thế là cô đành
phải nhặt vội vàng một hòn đá nhỏ ven đường.
Cuộc
sống cũng y như vậy. Chúng ta luôn tìm kiếm một người bạn đời hoàn hảo,
một công việc hoàn hảo, một căn nhà hoàn hảo, một chiếc xe hoàn hảo… và
không bao giờ nhận ra được rằng ta đang bỏ phí biết bao thời gian và cơ
hội.
Vì sao nhiều người luôn cảm thấy mình sống một đời đau khổ?
Trong cuộc sống, có rất nhiều người luôn cảm thấy mình sống một đời đau khổ, “Tại
sao tôi sống tốt như thế này, luôn làm việc thiện, không hại ai cả, mà
tôi luôn cảm thấy mình thật khổ sở?”, “Tại sao tôi đối xử tốt với người
khác mà mọi người lại bất công với tôi như vậy?”, “Tại sao tôi luôn nỗ
lực làm việc mà vẫn cứ nghèo đói, ông Trời có công bằng với tôi không?” v.v… Vậy thì rút cuộc là vì sao?
Cùng đọc câu chuyện ý nghĩa dưới đây và suy ngẫm:
Một người đàn ông có học thức tìm đến một lão hòa thượng đức hạnh cao và hỏi: “Vì sao một người lương thiện như tôi lại thường xuyên cảm thấy khổ sở, còn những kẻ ăn ở ác thì lại sống tốt như thế?”
Vị hòa thượng từ bi nhìn ông rồi nói: “Nếu
trong lòng một người có sự khổ sở, có nghĩa là trong lòng người đó đang
chất chứa cái ác tương đương như nỗi đau khổ đó. Nếu trong lòng một
người đã không có bất cứ điều ác nào thì tâm hồn của người đó sẽ hoàn
toàn không cảm thấy đau khổ. Vì vậy, theo đạo lý này, con thường xuyên
cảm thấy khổ sở chứng tỏ trong lòng con vẫn tồn tại điều ác chứ không
hoàn toàn là người tốt. Còn những người mà con cho là “kẻ ác” chưa chắc
đã thật sự ác. Một người có thể sống vui vẻ, ít nhất cho thấy người đó
vẫn chưa hoàn toàn là người ác”.
Người đàn ông không phục đáp: “Sao con lại là người ác chứ ạ? Lòng con luôn rất thiện lương!”
Vị hòa thượng nói: “‘Nội tâm vô ác
tắc vô khổ’ (trong lòng không có cái ác thì sẽ không có cái khổ), trong
lòng con đã có sự thống khổ có nghĩa là nội tâm con vẫn tồn tại cái ác.
Con hãy nói ra điều khổ sở của mình, ta sẽ nói cho con biết trong lòng
con đang chất chứa những điều ác nào”.
Người đàn ông trả lời: “Con có rất
nhiều nỗi khổ! Có khi con cảm thấy thu nhập của mình rất thấp, nhà cũng
không được rộng rãi, thường xuyên cảm thấy ‘nguy cơ sinh tồn’, vì thế
trong lòng con hay cảm thấy không vui vẻ, hy vọng có thể nhanh chóng
thay đổi tình trạng này… Trong xã hội có những người vốn dĩ chẳng có văn
hóa gì cả mà lại giàu có, con cảm thấy không phục. Một người thuộc
thành phần trí thức có học thức như con, mỗi tháng chỉ kiếm được một ít,
thật sự là quá bất công rồi. Rồi gia đình con có lúc không nghe lời
khuyên của con, con cảm thấy rất khó chịu…”. Ông đã nói ra hết những nỗi khổ sở của mình cho vị hòa thượng nghe.
Vị hòa thường gật đầu, không ngừng mỉm cười từ bi, nhẹ nhàng nói với người đàn ông rằng:
“Thu nhập hiện nay của con đủ để nuôi chính con và cả gia đình, các con
cũng có nhà để ở, không phải lang thang đầu đường xó chợ, chỉ là diện
tích hơi nhỏ một chút thôi, con hoàn toàn không cần khổ sở về những việc
này. Thế nhưng bởi vì trong lòng con có tham tâm về tiền bạc và nhà ở,
vì vậy con mới thống khổ. Lòng ham muốn này chính là cái ác trong tâm,
nếu con bỏ đi được lòng ham muốn này thì con sẽ không đau khổ vì chúng
nữa”.
“Trong xã hội có rất nhiều người
không có học thức mà lại làm giàu được, con cảm thấy không phục, đây là
lòng đố kỵ. Lòng đố kỵ cũng là một cái ác. Con cho rằng mình có học vấn,
đây là tâm ngạo mạn, tâm ngạo mạn cũng là cái ác; cho rằng người có học
thức thì nên có thu nhập cao, đây là si tâm, bởi vì có học thức hoàn
toàn không phải là nguyên nhân của sự giàu có, kiếp trước xả bỏ, cho đi
mới là nguyên nhân cho sự giàu có ở kiếp này, si tâm cũng là ác tâm”.
“Gia đình con không nghe lời khuyên
của con, con cảm thấy không thoải mái là do con không có lòng bao dung.
Tuy là người thân, nhưng họ có suy nghĩ và quan điểm riêng, vì sao cứ
phải miễn cưỡng họ nhất trí với suy nghĩ và quan điểm của con? Không bao
dung, lòng con sẽ trở nên hạn hẹp, lòng hẹp hòi cũng là ác tâm”.
Vị hòa thượng mỉm cười nói tiếp: “Dù
là lòng ham muốn, đố kỵ, ngạo mạn, ấu trĩ hay lòng dạ hẹp hòi, những
thứ này đều là ác. Bởi vì trong lòng con chất chứa những điều ác này nên
con mới có những điều khổ đau tương ứng. Nếu con có thể loại bỏ những
ác tâm này trong lòng thì những nỗi khổ của con cũng sẽ tan biến”.
“Con hãy dùng tâm trạng vui vẻ và
thỏa mãn để đối đãi với thu nhập và căn nhà của mình! Con nên nghĩ rằng
con không hề bị đói hay rét, còn những người giàu có kia tuy có tiền,
nhưng thật ra cũng chỉ là không bị đói và rét mà thôi. Con nên nhìn thấy
rằng con người có vui vẻ hay không không phải do tiền bạc mà quyết định
bởi thái độ sống. Hãy nắm giữ từng phút giây trong cuộc đời, dùng thái
độ sống lạc quan, bình thản và siêng năng để thay thế lòng ham muốn thì
con sẽ dần trở nên vui vẻ, hạnh phúc”.
“Những người không có học thức trong
xã hội giàu lên, con nên vui cho họ mới đúng, hãy hy vọng họ được giàu
có hơn, vui vẻ bình an mới đúng. Khi người khác có được, hãy vui vẻ như
chính mình có được vậy, người khác mất đi cũng đừng cười trên nỗi đau
của họ. Người như thế mới được gọi là người tốt. Còn con hiện nay thấy
người khác giàu có và yên vui hơn mình thì không vui, đây là lòng đố kỵ,
là ác tâm, hãy kiên quyết loại bỏ ngay! Hãy thay thế lòng đố kỵ bằng
trái tim vui vẻ!”
“Con cho rằng mình hơn người khác ở
điểm nào đó rồi tự thấy mình giỏi lắm, đây là lòng ngạo mạn. Có câu rằng
“ngạo mạn núi cao, không sinh đức thủy”, con người một khi ngạo mạn thì
sẽ không nhìn thấy được thiếu sót của bản thân, thế nên hoàn toàn không
cảm thấy những điều ác chất chứa trong lòng, từ đó đánh mất cái thiện.
Vì vậy những người ngạo mạn đã lấp đi cơ hội tiến bộ của bản thân. Ngoài
ra, kiêu căng thường sẽ có cảm giác thất bại, dần dần sẽ trở nên tự ti.
Một người chỉ cần vun đắp sự khiêm tốn từ tận đáy lòng, cam tâm tình
nguyện đặt mình ở vị trí khiêm nhường thì trong lòng mới cảm thấy đầy đủ
và yên vui”.
“Kiếp trước cho đi mới là nguyên
nhân thật sự của sự giàu có ở kiếp này, ‘gieo quả được quả, trồng đậu
được đậu’. Con người bình thường không biết đến nhân quả, xem ‘gieo quả’
là nguyên nhân của việc ‘được đậu’, xem ‘trồng đậu’ là căn nguyên của
‘được quả’, đây là biểu hiện của sự ngu muội. Một người chỉ cần chăm chỉ
học trí tuệ Phật pháp, thật sự hiểu được nhân quả của vạn vật thì tâm
mới sáng rõ, biết cách làm thế nào để lựa chọn suy nghĩ, hành vi và lời
nói của mình, chỉ có như vậy mới có thể đi từ ánh sáng đến ánh sáng, từ
vui vẻ đến vui vẻ”.
“Hư không có thể bao dung mọi thứ,
vì vậy nên rộng lớn vô biên, chất chứa được tất cả. Mặt đất bao la có
thể đỡ được mọi vật, vì vậy nên tràn đầy sức sống, muôn hình vạn trạng!
Con người sống trên thế gian, đừng khó chịu với hành vi, lời nói của
người khác, dù là thuộc về mình, cũng đừng cưỡng cầu, nên tùy duyên.
Vĩnh viễn dùng lòng tốt để giúp đỡ người khác, chứ đừng ham muốn hay
cưỡng cầu điều gì. Nếu một người có thể bao dung vạn vật như ‘hư không’
thì sao lại khổ sở chứ?”
Vị hòa thượng nói những lời này xong,
tiếp tục nhìn người đàn ông bằng ánh mắt từ bi và dịu dàng. Người đàn
ông này lặng im rất lâu. Thì ra người này luôn cho rằng mình là một
người rất lương thiện, cho đến hôm nay ông mới biết rằng mình là một “kẻ
ác”. Bởi vì trong lòng ông chất chứa những điều ác, cho nên ông mới khổ
sở. Nếu trong lòng ông không có cái ác thì ông nào phải đau khổ? Nếu
không nhờ những lời dạy bảo của vị hòa thượng, có thể ông mãi mãi sẽ
không biết được các ác tâm trong lòng mình.
(Sưu tầm)
Hãy tìm những thứ hoàn hảo ngay trong chính bản thân mỗi người
Trả lờiXóa