Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

ĐÁNH CHO DÀI TÓC - Ngân Triều

Lời hiểu dụ Tướng sĩ của Vua Quang Trung


Tượng Vua Quang Trung (Google images)

       𩯀 ,
       𪘵 .
             打  .
             打片甲 .
                                  .

          (Mục đích, chính nghĩa của Ta là đánh đuổi giặc để bảo vệ nền văn hóa dân tộc lâu đời, để gìn giữ những phong tục tập quán truyền thống của cha ông.
           Ba câu cuối, nói lên tinh thần quyết chiến, quyết thắng và lòng tự hào về đại quân và dân tộc anh hùng, quyết tâm đánh diệt sạch, cho quân giặc tan tác, không còn chiếc xe ngựa nào trốn về, không còn một manh giáp nào che tấm thân đầy thương tích. Đánh cho chúng nó rõ mặt Ta là ai, cho chúng bây một trận đùng đùng sấm vang của đấng chủ tể của Nước Nam anh hùng, lừng danh thanh sử!)
.          Lời  bình, Ngân Triều
         ( I ) Xuất xứ & chủ đề:
        Lời tuyên bố đanh thép, bất hủ trên là lời hiểu dụ Tướng sĩ tạiThànhThọ Hạc[*], nay là thành phố Thanh Hóa.  Trước khi tiến quân, Vua Quang Trung cho làm lễ “thệ sư”, cho quân sĩ tuyên thệ một cách vô cùng trang trọng. Vua Quang Trung  hiểu dụ tướng sĩ với những lời tuyên bố hào hùng, khẩu khí của một vị anh hùng dân tộc, ngời sáng tinh thần độc lập tự chủ, nung nấu  ý chí chiến đấu, tự hào, khẳng định mạnh mẽ niềm tin tất thắng về uy lực dũng mãnh, hùng tráng của đoàn quân, của dân tộc; một lời thề khẳng khái quyết thắng, quyết tâm tiêu diệt giặc thù.
           ([*] Theo WikipediaThành Thọ Hạc hay Hạc Thành, còn gọi là Trấn thành Thanh Hóa, là trấn  lị của trấn Thanh Hóa thời  nhà Nguyễn.
       Năm 1804, vua Gia Long hạ chiếu chỉ di dời lị sở của trấn Thanh Hoá từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa đến làng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn (nay thuộc phường Đông Thọ, thành phố Thanh Hóa), đồng thời tiến hành xây dựng thành trấn  lị. Trấn thành Thanh Hóa hình lục lăng, có chu vi 630 trượng (gần 2,6 km), cao 1 trượng (4 m), có hào bao quanh mặt ngoài. Thành mở 4 cửa: Cửa tiền phía Nam, cửa hậu phía Bắc, cửa tả phía Đông Nam, cửa hữu phía Tây Nam. Trong Thành là nơi ăn ở, trị vì của các quan đầu tỉnh.
          Về Hạc Thành, Đồng Khánh dư địa chí viết: Thành tỉnh ở địa phận xã Thọ Hạc huyện Đông Sơn. Thành xây bằng gạch đá, chu vi 630 trượng (có lẽ 2960 m), cao 1 trượng (Có lẽ là 4,7 m), có 4 cửa, hào rộng 9 trượng 3 thước (có lẽ 43,7 m), sâu 7 thước (có lẽ 3,3 m). Các vệ Tuyên Vũ, Hùng Vũ, Nhuệ Vũ bao vòng phía trước; Quảng Vũ, Nghĩa Vũ bao vòng  phía sau; Túc Vũ, Công Vũ bao vòng bên trái; Trang Vũ, Kiện Vũ, Cương Vũ bao vòng bên phải. Đồn thuỷ quân ở địa phận Nam Ngạn, hai vệ Tả, Hữu đóng ở đây. Đàn Xã tắc ở phía Tây Bắc thành. Đàn Tiên Nông ở phía đông nam thành. Đàn Sơn xuyên ở phía tây nam thành. Văn miếu ở phía Đông Bắc thành. Miếu Hội đồng ở phía nam thành. Vũ miếu ở phía Tây thành. Học xá ở phía nam thành. Trường thi ở phía Đông Bắc thành.
          Giống như các hào lũy xây dựng đầu triều Nguyễn Gia Miêu, thành có kiến trúc Vauban. Kiểu cấu trúc phòng ngự lợi hại, từng được thử thách ở Diên Khánh trước quân Tây Sơn (và ở Quy thành Sài Gòn trước chính quân đội Triều Nguyễn).
         (I) Lời Bình Ngân Triều
         Hai câu đầu:
         Mục đích và chính nghĩa của Đại Quân Tây Sơn, của Nước Nam:
 Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng.
𩯀,
𪘵.
          Đen răng   𪘵 là phong tục nhuộm răng đen để răng bền chắc, không bị sâu răng. Đây là một nét văn hoá xưa, xuất phát từ tinh thần độc lập, tự cường chống lại mưu đồ đồng hoá nhân dân ta  từ thời k bị đô hộ ngàn năm. Tóc bỏ đuôi gà với hàm răng đen nhánh là model thời trang duyên dáng của người phụ nữ xưa:
Một thương tóc bỏ đuôi gà Hai thương ăn nói mặn mà có duyên. 
Ba thương má lúm đồng tiền, 
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua. 
Năm thương cổ yếm đeo bùa, 
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng. 
Bảy thương nết ở khôn ngoan, 
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh. 
Chín thương em ở một mình, 

Mười thương con mắt hữu tình với ai
          Dài tóc:  𩯀 tứclà để tóc dài. Lịch sử mái tóc, hàm răng của dân ta cũng đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm, đổi thay như vận nước. Nhưng các sách chỉ ghi chép một cách tổng quát. Đại khái chúng ta được biết:
         Về thời Hùng Vương, ai cũng xăm mình. Ai cũng búi tó hoặc cắt tóc ngắn (nhưng cũng có người bỏ xoã tóc hoặc tết đuôi sam). Ai cũng thích đeo hoa tai và nhiều vòng tay. Người ta nhuộm răng, ăn trầu.(Uỷ ban Khoa Học Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập 1, Khoa Học Xã Hội, 1971, tr. 48).
Thời nhà Trần, người trong nước đều cạo đầu, cho nên trong Sứ Giao Châu thi tập của Trần Cương Trung nhà Nguyên chua rằng:
            "Con trai đầu trọc, người nào có quan chức thì trùm đầu bằng khăn xanh, nhân dân đều như sư cả".
Tục cắt tóc này đến Hoàng Phúc nhà Minh mới cấm, nay dân ở Kiên Lao và Trà Lũ huyện Giao Thuỷ (Nam Định ngày nay) vẫn còn giữ tục ấy.(…) Đàn bà cắt tóc để lại 3 tấc tết ở trên đỉnh đầu, buộc lấy đầu sợi tóc rồi búi chặt lại và cài bằng trâm, ở đằng sau gáy không có tóc, cũng không xoa dầu xoa sáp gì cả. (…) Tôi nhận thấy, đấy là phong tục triều nhà Trần, đến bản triều ngày nay thì tục đội khăn xanh, mặc áo thâm, cắt tóc và xăm mình đã thay đổi rồi. 
                                                              (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, Khoa Học Xã Hội, 1977, tr. 68-70).
           Lê Quý Đôn cho biết thời nhà Trần người trong nước đều cạo đầu, nhân dân đều như sư cả, nghĩa là dân ta gọt tóc hay ít nhất cũng là cắt tóc ngắn.
            Đến thời thuộc Minh (1414-1427) Hoàng Phúc ra lệnh cấm dân ta cắt tóc.
          Rồi giặc (chỉ quân Minh) chia châu đặt huyện, đắp thành đào hào; đóng quân trấn giữ, hơn hai chục năm, biến phong tục thành tóc dài răng trắng, hóa làm người Ngô cả. Than ôi! Họa loạn tột mực đến như thế ư?
                                                                (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư).
          Sử sách không cho biết từ năm 1428, năm Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh và lên làm vua, thì đầu tóc dân ta ra sao? Chỉ biết rằng năm 1470, Lê Thánh Tôn cấm người không phải là sư sãi không được gọt tóc.
                                                              (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thư)
       Lê Thánh Tôn bắt dân chúng phải để tóc dài. Năm Lê Quý Đôn viết sách Kiến văn tiểu lục (1777), thì tục cắt tóc và xăm mình đời nhà Trần đã thay đổi, nghĩa là dân ta vẫn còn để tóc dài.
Tóm lại, từ năm 1470 đến khoảng vài năm sau năm1777 dường như dân ta liên tục để tóc dài. Nếu suy đoán thêm thì có thể nói rằng từ thời thuộc Minh đến gần cuối đời nhà Lê dân ta để tóc dài.
                                                                                                                                                                         (Theo Wikipedia)
          Đen răng   𪘵 là phong tục nhuộm răng của dân tộc ta, và có thể của một số bộ tộc thuộc dân tộc Việt Nam là một trong những phương sách chống lại sự đồng hoá của người Tàu đô hộ.
          Như vậy, “Đánh cho để dài tóc, / Đánh cho để đen răng”, Vua Quang Trung tuyên bố một cách hùng hồn về mục đích đánh đuổi quân giặc xâm lược Mãn Thanh là để độc lập, tự cường để lưu giữ phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Việt.  Tuyên ngôn mở đầu trong Bài Đại Cáo Bình Ngô của Nguyễn Trãi năm 1427, sau khi chiến thắng quân xâm lược Giặc Minh, ngời sáng như một áng thiên cổ hùng văn, đã minh định lập trường chính nghĩa huy hoàng của dân tộc:
Cái văn:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
[*]
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
Đại cáo Bình Ngô – NguyễnTrãi.
*
Nguyên văn chữ Hán
  
 義之    ,
弔伐       
     ,
 為文    
   封域  ,
    俗亦  
     之肇   ,
   宋元      
 強弱    
   世未   
*
Nghĩa là
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Bình Ngô đại cáo – NguyễnTrãi - Bản dịch Ngô Tất Tố
*****
            [*] Triệu, Đinh, Lý, Trần Theo quan điểm ngày trước, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Có sách in là "Đinh, Lê, Lý, Trần", bỏ nhà Triệu đi, không rõ là do dịch giả hay biên tập viên, nhưng như vậy không tôn trọng nguyên tác.
         Như vậy, mục đích quật khởi tiêu diệt Quân Mãn Thanh xâm lược lần nầy là để giữ được phong tục tập quán muôn đời của cha ông, của dân tộc Việt.  Đó là lập trường chính nghĩa xác đángcủa Đại quân Tây Sơn, của Hoàng Đế Quang Trung Nước Ta.
         Ba câu sau:Tinh thần quyết chiến, quyết thắng và lòng tự hào về đại quân và dân tộc anh hùng
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn.
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.
 .
 .
          Chích luân bất phản,     : xe còn một bánh, không tài nào quay lại, (binh mã-xa  tan tác)
           Phiến giáp bất hoàn,     : giáp còn một manh, khó về.  (bộ binh te tua trần trụi, thảm hại)
          Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ,          :Cho lịch sử ghi Nước Nam anh hùng, đây có chủ. Hay khái quát lên, nâng cao lên, nhấn mạnh khẩu khí, có thể hiểu cả câu:
          “Đánh cho chúng nó một trận để tỏ mặt Ta là ai, một trận đùng đùng sấm vang của đấng chủ tể  Nước Nam anh hùng, lừng danh thanh sử”
(Sử tri = Lịch sử biết, trong văn cảnh nầy, có thể hiểu là sử ghi). 
          Giá trị nghệ thuật của những lời hiểu dụ khẩu khí, quyết liệt, đầy sức thuyết phục ở chỗ sử dụng những điệp từ đặt ở đầu câu, dồn dập, hùng hồn như réo rắt kêu gọi; như nung nấu can trường; như một lời thề xung trận ào ạt, dạt dào. “Đánh cho để...”, “Đánh cho để...”;  “Đánh cho nó...” , “Đánh cho nó...”. 
          Có người nói, về một số từ ngữ Hán Việt và cú pháp trong những lời hiểu dụ đó, có phần nào chưa mang tính đại chúng. 
          Có thể tạm thời ghi nhận điều trên.  Đó là những nhóm từ: Chích luân bất phản,     , Phiến giáp bất hoàn,       và  Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ,         
          Tuy nhiên, để cảm thụ những ý nghĩa sâu sắc của tuyên ngôn đó, chúng ta phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử bấy giờ, tức là đặt nó trong bối cảnh, trong thời điểm, những giờ phút thiêng liêng, lúc Đại quân tuyên thệ,“thệ sư”, hừng hực máu nóng sục sôi, trên dưới một lòng, vâng mệnh tuyệt đối, bừng bừng khí thế quật khởi ngất trời.  Trong những lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu đó, nếu chúng ta quá chú trọng đến tiểu tiết thì e rằng chuyện đi vạch lá tìm sâu là một tính cách thiếu tinh tế của một người cảm thụ văn chương. 
          Riêng tôi, khi đọc những lời hiểu dụ Hán-Nôm, có sử dụng lớp từ Hán Việt trang trọng đó, thì không những nghe hơi văn sang sảng như thác đổ sóng gầm, cuồn cuộn, quyết liệt tỏ lòng mình trước ba quân, tướng sĩ mà nó còn toát lên một nét đẹp văn chương truyền thống, óng mượt như tơ vàng giữa đất trời như một bài thơ khẩu khí đường bệ, đanh thép của một thiên tài quân sự  tầm cở thế giới, của một trang anh hùng dân tộc, Đấng Chủ Tể Nước Nam anh hùng.
          (Tiếc rằng, Triều đại Vua Quang Trung ngắn ngủi, chính sự đa đoan, chưa kịp cho biên soạn bản anh hùng ca siêu quần tuyệt luân, thần tốc,chiến thắng vẻ vang quân giặc xâm lược Mãn Thanh thì đã sụp đổ. Nhà Nguyễn Gia Long, vốn có thâm thù với Vua Quang Trung, một mặt diệt những chứng nhân (những đại thần thời Vua Quang Trung, một mặt tiêu huỷ toàn bộ những sách vở (!), cho nên, đời sau, muốn nghiên cứu, muốn hiểu biết tường tận chiến công hiển hách nầy thì trong nước không còn tài liệu bao nhiêu (Chỉ còn có tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí,  một số bản chép tay và một số tài liệu nước ngoài).
          Tóm lại, để kết luận, năm câu nói hiểu dụ Tướng sĩ của Vua Quang Trung  chính là năm lời tuyên bố hùng hồn, chắc nịch, chủ động quyết chiến và tự tin chiến thắng, tiên đoán như thần. Điều đó là một sự kiện lịch sử huy hoàng của Việt tộc, để Người Anh Hùng áo vải cờ đào thiên cổ lưu danh. ( Xin mời đọc mẩu “Mạn đàm” trong một dịp “Trà dư tửu hậu” giữa hai bạn văn chương ngẫu hứng sau đây):
Maïn ñaøm 
--Nghe anh có một bài thơ cảm đề hay thơ dịch gì đó. Bài thơ chắc là hay lắm?
-- Cảm đề hay thơ dịch đều đúng. Tôi xin đọc bốn câu đầu:
Đánh cho tan nát, tơi bời,
Đen răng, dài tóc ngời ngời tục xưa.
Đánh cho chừa! Ngựa xe tan tác,
Đánh cho bây xơ xác, trốn về.
Tôi cứ đắn đo cân nhắc lớp từ "xơ xác", “xéo về” ,“chạy về”,“trốn về” hay“thoát về”. Cuối cùng ưng ý như vậy. 
          Từ “xéo” là khẩu ngữ, phương ngữ và cũng có nghĩa thông tục, coi khinh: giẫm bừa lên, chạy trốn, mất tăm. (Cũng được đấy nhưng hạn chế vì phương ngữ nên phải bỏ). 
          “Thoát” là “thoát thân”,  lấy hết sức bình sinh chạy trốn, mong muốn mau mau ra khỏi tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mình. Về vần, nó còn hợp vần với câu trên (tan nát) làm cho điệu thơ lấp láy, du dương. 
          “Tan nát”: bị phá tan hoàn toàn, chỉ còn là mảnh vụn. Còn từ “tan tác”là vỡ ra, phân tán tứ phía, mỗi nơi một mảnh. “Tơi bời”: không còn ra hình thù gì nữa, do bị tấn công vô cùng mạnh mẽ, bất ngờ, dồn dập.
           "Xơ xác": xơ và xác, tình trạng thảm hại, không còn nguyên vẹn, lành lặn.
-- Hay lắm! Anh đã dịch rất đúng với nguyên tác. Còn phần còn lại?
-- Hơi kỳ kỳ! Góp ý coi!
Kình Nghê, chệt khựa gian giun,
Đánh cho bây tởn  uy hùng Nước Nam.
Có mây ý cần giải thích
          “Kình Nghê: hai loại cá hung dử nhất ở Đại Dương, ám chỉ toàn thể Triều Đại phương Bắc, cụ thể Triều đại Nhà Mãn Thanh.
          “Chệt” biến trại từ âm “chuột” có đuôi dài do người khách trú, khi mới sang Việt Nam, theo phong tục Tàu, tóc để dài như đuôi chuột. Cái đuôi sam dài đó được “kết” hay “tết” lại gọn gàng. Trong giao tiếp, ta thường nói “người khách trú có tóc đuôi chuột”; cho thuận thanh âm và nói rút thành “cắc chú đuôi chệt”, rồi là “chú chệt”. Cuối cùng biến trại thành “chệt”, chỉ những người Tàu  lưu trú tại Việt Nam kể từ thời Vua Minh Mạng trở đi. Cộng đồng Người chệt tỏa ra khắp hang cùng ngõ hẻm trên đất nước ta, với đôi quang gánh trên vai tha hương cầu thực. Khẩu ngữ dân gian đặt tên họ là “thằng cha chệt”, nói rút thành “thằng chệt” hay “chệt” chỉ Người  Tàu gốc Minh-Mãn Thanh đó.
         Còn từ “khựa”, theo phiên thiết của Từ điển Trung Quốc là gồm hai từ khắm+bựa. “Khắm” là mùi hôi thối; “bựa” là mảng bám hôi hám trong răng miệng, trong vùng kín của thân thể. Nói chung, “khựa”được dùng với ý miệt thị, khinh bỉ là thối tha, dơ bẩn.
           Thuở còn học trường làng, cứ vào trung tuần trăng sáng, những bọn nhóc chúng tôi thường chơi trò chơi “ột ệt thằng chệt có đuôi”, ôm eo nhau, đồng thanh theo nhịp chân, nghiêng qua ngã lại, tiếng cười vang rân rất ấn tượng.
          Gian giun: Gian giun từ láy âm đầu, có sáng tạo, kết hợp theo kiểu “lao lung”, “não nùng”, “ngại ngùng”, “vẫy vùng”,”bập bùng”,”đì đùng”,”hãi hùng””tứ tung””trẻ trung”... gian giun là dối trá, thâm độc, khó hiểu như con giun n sâu trong đất. 
          Tởn: phương ngữ, đồng nghĩa với “kệch” là rất hãi hùng, khiếp đảm không bao giờ dám tái phạm nữa .
Từ nay tôi kệch (cạch) đến già.
Tôi chẳng dám lấy ruộng  Bà nữa đâu.
Ruộng Bà vừa xấu vừa sâu,
Vừa bé hạt thóc vừa lâu đồng tiền
Ca dao
***
Một lần tôi tởn tới già,
Đừng đi nước mặn mà hà ăn chân.
Ca dao
--Rất hợp lý. Nhưng nhắc anh hãy thận trọng trong sử dụng từ “Tàu khựa”hay “chệt khựa”.
--À! Văn chương thì bay bổng,hư cấu. Nhất là bài thơ đâu đá động gì đến thời sự hiện giờ (actualité) mà  chỉ là sống lại những trang sử huy hoàng của dân tộc mình. Những yêu ghét qua hồi tưởng hiện thực lịch sử bấy giờ là những bồi hồi, xao xuyến của lòng tự hào. “Tàu khựa” hay “chệt khựa” chỉ là ám chỉ giặc xâm lược Mãn Thanh mà thôi. Còn cả một dân tộc, mình không có ý “quơ đũa cả nắm”. Bài xích, thì bài xích một chế độ có âm mưu và hành động phương hại cho tổ quốc mình, bài xích cả một dân tộc thì đó là cái quá đáng hay quá khích của người cầm bút. Như thế là sai và không hay đâu. Ce qu’ est de  trop, c’est mauvais.( Sự việc gì quá đáng thì không hay).
--Vậy anh nên sửa lại như thế nào, cho thanh hơn đi! Hình như có nhiều người dị ứng khi nghe từ “khựa”đó lắm.
--Thôi thì bỏ hết vậy!  Sửa lại hai câu cuối như vầy, bạn nghe thử, xem có được không:
Giặc Ngô lề thói gian tham,
Sử ghi, bây tởn Nước Nam anh hùng.
Tôi chọn giặc Ngô chỉ giặc Thanh,vì hai lẽ: một là Nguyễn Trãi đã sử dụng“Bình Ngô đại cáo”; 
          hai là:
Chẳng phải  Ngôchẳng phải ta,
Đầu thì trọc lócáo không tà.
Oản dâng trước mặtnăm ba phẩm,
Vãi mọp sau lưng sáu bảy bà.
Nhà sư, Hồ Xuân Hương
          “Lề”: Thói quen đã thành nếp, thành lệ, khó thay đổi, như tục ngữ“Đất có lề, quê có thói”.
          “Thói”: cách sống,hoạt động không tốt, lâu ngày thành quen thuộc, gắn bó, khó lòng bỏ được như “thói đời”, “thói du côn”, “thói hư tật xấu”, “thói quen”, “thói thường”…“Lề thói” tôi sử dụng ở đây không những nó là định ngữ cho “Giặc Ngô”, mà nó còn hợp vần với”thoát về” ở câu trên:
“Cho bây không manh giáp thoát về” .  “về” và “lề” vần với nhau.
--Ô! Đáng mười điểm! Không chê vào đâu được! Hãy cẩn thận anh à! Mình già rồi! Tôi đi pha thêm một bình trà Ô Long nữa nhé! Anh ráp lại bài thơ đó xem!
-- Tóm lại, để kết luận,năm câu nói hiểu dụ Tướng sĩ của Vua Quang Trung chính là năm lời tuyên bố hùng hồn, chắc nịch, chủ động quyết chiến và tự tin chiến thắng, tiên đoán như thần, có thể diễn ý như sau:
Đánh cho tan nát, tơi bời,
Đen răng, dài tóc sáng ngời tục xưa.
Đánh cho chừa! Binh xa tan tác!
Chui lủi trốn về, xơ xác tàn quân. 
Cho bây quen máu tham tàn,
Sử ghi, bây tởn Nước Nam, anh hùng.
-- Ô! Rất đặc sắc như hương vị trà Ô Long! Đúng không?
--Có đặc sắc gì đâu! Mạn đàm, trà dư tửu hậu, tán gẫu(*) thôi mà!
------------

(*) tán gẫu: chuyện không có chủ đích, chỉ cốt cho vui và đưa duyên trong thì giờ gặp nhau.

Ngân Triều


1 nhận xét:

LƯƠNG TÂM CẠN KIỆT - Thơ Thái Huy và 10 Bài Thơ Họa Của Các Thi Hửu

Bài Xướng   LƯƠNG TÂM CẠN KIỆT Thế giới hẳn ai cũng ngỡ ngàng Mỗi ngày cuộc chiến một leo thang Vì đâu vậy nhỉ nên cơ sự? Bởi lý do chi hóa ...