Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Ngôn Ngữ Việt : HAI CHỮ “NHÀ TÔI”

                                 
                 

       Có một bài hát nổi tiếng “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi”, âm điệu ngọt ngào, lời văn tình tứ, mượt mà làm mê mệt người nghe:
                       Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
                     Cách nhau cái giậu mồng tơi xanh rờn.
                            Hai người sống giữa cô đơn,
                     Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi.
                            Giá đừng có giậu mồng tơi,
                     Thế nào tôi cũng sang chơi thăm nàng.
                            Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng,
                     Có con bướm trắng thường sang bên này.
                            Bướm ơi! Bướm hãy vào đây,
                     Cho ta hỏi nhỏ câu này chút thôi …”.
      Nhưng ngôn ngữ tiếng Việt khi nói đến hai chữ “nhà tôi” có nhiều ý nghĩa sâu xa, đôi lúc người nước ngoài mới học tiếng Việt cũng không hiểu rõ ngôn từ đầy bí ẩn nầy.   
       Có câu hỏi: Khác nhau thế nào khi dùng chữ NHÀ TÔI? Thấy nó giản dị nhưng khi dịch ra Anh ngữ lại càng rắc rối hơn: Người thì nói “my house”, người khác lại dịch “my home”.
       Vậy khác nhau giữa “my house” và “my home” là thế nào?
       Khi định nghĩa một cách tổng quát thì cả hai có vẻ như gần giống nhau.
       Question:
        What's the difference between a house and a home
        Answer:
       The definitions of these two words are similar, as shown below:
House: a building in which a person or a family lives. 
Home: a house or apartment where a person or a family lives.
      The main difference between them is that house is concrete. House refers to a building in which someone lives. In contrast, a home can refer either to a building or to any location that a person thinks of as the place, where she lives and that belongs to her. A home also can be a house or an apartment, but it could also be a tent, a boat, or an underground cave. 
       Nhưng khi nói “my home” thì không chỉ có nghĩa là căn nhà với cấu trúc vật liệu xây dựng cung cấp chỗ tôi trú ngụ, chỗ che mưa, đỡ nắng như “my house”. Nó còn là hình ảnh tinh thần đầy kỷ niêm thuộc về đời sống của tôi.
      A home can even be something abstract, a place in your mind. When you say, “Let’s go home,” you are probably not talking simply about going to the physical structure where you live. You are talking about being in the special place where you feel most comfortable and that belongs to you. 
       Nhưng trong tiếng Việt, dù chỉ là một chữ “nhà tôi” nhưng khi dùng lại hoàn toàn khác nhau tùy cách sử dụng, hoàn cảnh sử dụng, ý nghĩa người nói muốn gởi gấm vào.
       Nếu không rành cái sâu sắc của tiếng Việt, khi nghe câu chuyện sau đây, người nghe thật khó lòng mà hiểu được chứ đừng nói hay dịch ra cho người khác hiểu chữ “nhà tôi”.
       Câu chuyện: Có ông Richard được ông bạn Đinh nhật Minh, một người Việt nam mời đến thăm gia đình. Ông Minh giới thiệu bằng tiếng Việt với Richard khi mới bước vô nhà vì Richard cũng biết tiếng Việt và thường dùng nó để giao tiếp với người Việt:     
       - Đây là “nhà tôi” nơi tôi sống với “nhà tôi” và hai đứa con. “Nhà tôi” mua cách nay 4 năm. Tôi sẽ gọi “nhà tôi” ra giới thiệu với ông nghe!” Ông Richard bắt đầu hơi khó hiểu.
        Sau đó, ông Minh gọi bà vợ ra và giới thiệu với Richard:
       - Xin giới thiệu với ông: đây là “nhà tôi”.
        Mặc dầu biết tiếng Việt cũng khá lâu, nhưng ông Richard khi nghe giới thiệu hai chữ “nhà tôi”cũng ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Ông cũng rán vui vẻ, bắt tay chào hỏi, nhưng thật sự vẫn không hiểu hết ông Minh nói gì. Trong đầu Richard loáng thoáng ý nghĩa là:
       “This is my house where I have living with my house and my 2 children in 4 years. I will call my house to introduce with you”. Và sao lại còn giới thiệu tiếp:
       - This is “my house”. My house is my wife? (Vợ là cái nhà?)
       Nhưng thật sự bất cứ người Việt nào khi nghe câu chuyện và nghe chữ “nhà tôi” dù dùng ở cấu trúc nào, vị trí nào, cũng đều hiểu rõ ràng. Đó gồm 3 ý nghĩa:
       1- Nhà tôi là (my house) căn nhà tôi mua hay mướn để sống với gia đình.
       2- Nhà tôi cũng là hình ảnh ấm cúng (warm location) tôi đang ở với vợ con, hay người thân, mà trong đó bao tình cảm, kỷ niệm hình ảnh thân thương qua năm tháng hằng dấu ấn trong tâm người nói câu chuyện. Nó không còn là house nữa mà trở thành là home, vừa cụ thể vừa trừu tượng. Khi nói “Tôi về nhà” thì nói “I go home”, chứ ít khi nghe nói “I go house”.
      3- Còn “Nhà tôi” với nghĩa thứ ba nầy lại hoàn toàn khác, mang ý nghĩa tình cảm, nên càng thấm thía hơn. Đó là “người vợ” dấu yêu, tay ấp tay ủ, tay vuốt tay nâng, chở che sớm hôm, qua bao thăng trầm trong cuộc sống, nay vẫn mãi còn mặn nồng tình nghĩa chất đầy trong trái tim, chan hòa trong huyết quản, trong tình cảm những ấm cúng kể từ khi kết hợp. Người vợ đó đã trở thành “mái che ấm cúng của đời tôi, một mái nhà kiên cố, thương yêu, hoàn toàn thuộc về tôi”.
       Bạn thấy tiếng Việt chúng ta xem có thật tuyệt vời không, có ngôn ngữ nào sánh kịp không?
       Thật tuyệt vời hai chữ “nhà tôi”!
       NHÀ TÔI
       Nhà tôi tôi ở với nhà tôi,
       Kỷ niệm lưu mang suốt cả đời.
       Hôm sớm sẻ chia từng cảm xúc,
       Ngày đêm ấp ủ tránh tim côi.
       Gia đình là mái che yêu dấu,
       Bạn hữu tình thân chẳng đổi dời.
       Phúc đức cho tôi gìn vẹn vẻ,
       Nhà tôi nơi trọn nghĩa nhà tôi.
                                  Hồ Nguyễn (03-01-19)

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...