Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

THƠ VUI NĂM HEO (Chàm Tả Nhân,Đỗ Chiêu Đức,Mai Thắng,Mai Xuân Thanh )


 LỢN VÀ HEO KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Bạn có biết Con Lợn và Con Heo 
Có những điểm khác biệt thế nào?
Khi hiển nhiên chúng giống nhau như hệt? 
Này nhé, Con Lợn thì ở miền Bắc, 
Còn Con Heo ở tuốt luốt trong Nam. 
Lợn ăn ngô, ai cũng biết, quanh năm. 
Còn Heo thì cứ hà rầm ăn bắp. 
Da Lợn là bánh ăn ngon ra phết. 
Mà da Heo, có bánh biếc gì đâu! 
Nhiều người lớn thích coi phim con Heo.
"Hiệp Sĩ Lợn", phim trẻ thơ ngày cũ. 
Miền Bắc không là nơi Heo trú ngụ, 
Nhưng lại dùng myột thành ngữ thật kêu, 
Chỉ nghe thôi, đã thấy hách làm sao:
"Cứ việc "nói toạc móng heo" đi nhé!" 
Còn miền Nam, không có Lợn, tuy thế 
Lại có bánh da Lợn để ăn chơi! 
Ở miền Bắc, có Lợn Sữa, Lợn Choai, 
Lợn Cấn, Lợn Ỷ, Lợn Nòi, Lợn Giống, 
Lợn Nái, Lơn Sề, Lợn Tháu..., cả đống. 
Miền Nam: Heo Nhà, Heo Ruộng, Heo Bông, 
Heo Bò, Heo Hạch, Heo Nóc, Heo Lang, 
Heo Cỏ, Heo Lúa, Heo Rừng, Heo Mọi, 
Heo Sữa, Heo Nưa, Heo Đực, Heo Nái... 
Ở miền Bắc, người ta nổi "con Lợn Lòng", 
"Làm trò Con Heo" lại ở trong Nam. 
Con Heo được đi vào Văn Học Sử 
(Trong truyện thơ "Lục Súc Tranh Công" đó!) 
Nhưng tại sao Lợn lại hoá thành Heo 
Khi từ Bắc vào Nam nó di cư? 
Nguyên do là như thế ni, bạn ạ: 
Ở miền Trung, giọng nói của người Huế 
Thường rất nặng, nên dấu sắc hoá thành 
Dấu nặng. Như "Quan Lớn" bỗng tự nhiên 
Thành "Quan Lợn", nghe chói tai hết sức. 
Khiến các Quan Lớn vô cùng bực tức, 
Nên truyền lính lấy hèo quất những người 
Dám cả gan mà phạm thượng, trêu ngươi, 
Dùng chữ "Lợn" để thay lời mỉa móc! 
Hèo quất xuống, dĩ nhiên đau phát khóc. 
Nên mỗi lần vừa nhác thấy cây hèo 
Đã hoảng kinh, cả trên, dưới đều...teo. 
Nên "Quan Lớn" thành "Quan Hèo", họ gọi. 
Trốn vào Nam, đỡ sợ rồi, họ đổi 
Chữ "Quan Hèo" thành chữ mới "Quan Heo", 
Và "Con Lợn" do liên hệ, đổi theo 
Nên hoá thành chữ "Con Heo", bạn ạ!

CHẨM TÁ NHÂN
(phóng tác)
04/26/2018
 Mấy Cái Keo ?

            
       Có mấy " cái keo " của giống heo ?
     " Keo hon " thứ nhất, cứ lần theo.
      Thứ hai " keo hổ ", ba " keo hật ",
    " Keo Hẳng " thứ tư chẳng biết trèo.
    " Keo hứt " thứ năm, rồi thứ sáu...
    " Keo hu " chẳng dám lái, sợ ..." pheo "!(fail)
     Thưa còn một cái " keo... truyền giống ",
     Đố bạn " keo " gì ... của chú heo ?!
                      
  Đỗ Chiêu Đức

 THƠ PHẠM LỖI
Phạm lỗi thôi rồi không thể hối
Tìm vui lụi hụi vẫn lăn vùi
**********

NĂM HEO XẺO HÉO

Số hẩm nương hèo sống cạnh heo
Mần chi sợ ngoẻo lúc đang nghèo
Vươn mình sức ẹo bền tâm xẻo
Quyết dụ làn chèo đợi tiếng reo
Nghiệp dĩ trời treo duyên chửa hẻo
Kiên gan chí đẽo phận không bèo
Thông đàng thuận nẻo đời thôi héo
Ấm lạnh đưa vèo cảnh đuổi đeo.

Mai Thắng (2018)

Họa : HEO ỦN ỈN - KỶ HỢI NIÊN

Chèo ghe trôi dạt ngoẻo vì heo
Sợ ngủm cù đeo cũng tại nghèo
"Ngoắt ngoéo" cái đuôi lòng lợn xẻo
Lùn tè bốn cẳng dạ dày reo
"Eo sèo"  mặt nước thuyền chài lưới
Ngoặt ngoẹo bờ sông phận bọt bèo
Lẹo tẹo nương dâu hoa lá héo
Ngoằn ngoèo đường núi lái buôn đeo


Mai Xuân Thanh

Chúc cả nhà vui vẻ an khang với chàng heo kỷ tính năm này




   

1 nhận xét:

Góc Đường Thi : TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo (2)

Góc Đường Thi :                      TẾ TÁO THI : Thơ Đưa Ông Táo  (2)                                     Như ta đã biết, trong bài trước《T...