Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

6 động tác đơn giản giúp thải độc cả ngày trước khi đi ngủ

Cuộc sống hiện đại cũng mang lại cho chúng ta khá nhiều rắc rối và phiền phức, thậm chí cả những nguy hại. Sự nguy hại đó chính là chất độc cứ dần dần tích tồn trong cơ thể mỗi người.
Ngoài những thói quen cần thay đổi, hay lựa chọn những thực phẩm an toàn thì một số động tác nhỏ trước khi đi ngủ sẽ giúp cơ thể dễ chịu, ngủ ngon hơn và dưỡng sinh tốt, vừa giúp thải độc tố lại làm thân thể khỏe mạnh.
1. Chải đầu trước khi ngủ: Điều tiết kinh mạch toàn thân
Việc chải đầu trước khi đi ngủ có thể kích thích các huyệt vị trên đầu, có lợi cho việc cải thiện chức năng đại não, điều tiết kinh mạch toàn thân, đạt tới mục đích phòng bệnh, dưỡng sinh.
Đối với những người bị bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch, thần kinh suy nhược, thì nên kiên trì chải đầu, dùng lược kích thích các huyệt vị ở đầu, tốt cho Can, đả thông các huyệt vị, có tác dụng phụ trợ trị liệu đối với bệnh tật.
Cách chải đầu: Có thể dùng lược hoặc trực tiếp dùng ngón tay thay thế lược. Ngón tay di chuyển như sau: hai tay mười ngón bắt đầu từ mép tóc trên trán chải từ trước hướng về phía sau đến mép tóc phía sau cổ, vừa chải vừa xoa nắn da đầu, động tác chậm rãi nhu hòa, mỗi lần khoảng 10 phút.
2. Duỗi người trước khi ngủ: “Gân giãn một tấc, tuổi thọ kéo dài mười năm”

Ảnh: Sam.vn

Đây là một trong những cách dưỡng sinh vừa đơn giản lại có công dụng rất tốt. Dân gian có câu ngạn ngữ nói “duỗi người chính là lời giáo huấn xưa, có thể tiêu tan mỏi mệt nuôi dưỡng máu lại dưỡng tâm.”
Từ góc độ y đạo mà nói, điều gọi là “gân giãn một tấc, tuổi thọ kéo dài mười năm”, là nói về kéo duỗi thân thể. Chỉ một động tác duỗi người, có tác dụng trợ giúp khơi thông kinh mạch, thúc đẩy khí huyết lưu thông, điều chỉnh sự hòa hợp âm dương của tạng phủ, là một loại phương pháp rất tốt bảo vệ sức khoẻ.
Cách làm: Đưa 2 tay thẳng phía trên đỉnh đầu, dùng dức kéo toàn bộ cơ thể theo 5 hướng tay, chân và đầu, tứ chi duỗi thẳng, cơ bắp toàn thân đều cần dùng lực. Lúc duỗi ra thì cố gắng hết sức hít vào; lúc buông lỏng cơ bắp thì toàn thân cần lỏng xuống, thở ra hết sức, rèn luyện như vậy hiệu quả sẽ tốt hơn.
Động tác duỗi này có thể thực hiện vào buổi sáng sớm sẽ rất tốt cho việc đả thông kinh mạch giúp khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng.
3. Đẩy bụng trước khi ngủ: Khai vị kiện tỳ, bổ thận dưỡng tâm
Đây là động tác giúp quét sạch những chất phế bỏ trong kinh mạch, từ đó khiến cho lá gan được thư giãn, lưu thông khí huyết, khai vị kiện tỳ, bổ thận dưỡng tâm, cách làm như vậy có hiệu quả rất tốt đối với các bệnh liên quan đến tâm lý và bệnh béo phì. Ngoài ra đẩy bụng trước khi ngủ còn có thể giảm bớt mỡ ở phần bụng và nửa người dưới, bởi vì đẩy bụng có thể đem khí huyết tươi mới đưa đến phần bụng và nửa người dưới, làm thông kinh mạch, còn có thể hạ thấp mỡ giảm cân hiệu quả.
Cách đẩy bụng: Nằm ở trên giường, trước tiên dùng hai nắm tay (dùng gốc bàn tay cũng được, gốc bàn tay là chỗ nối giữa ngón tay và bàn tay) từ chính giữa ngực đẩy hướng xuống phía rốn phía dưới, chỉ đẩy theo một phương hướng, không đẩy ngược lại. Trong lúc đẩy lực đẩy nên vừa phải, đồng thời cảm nhận xem phần bụng có gì khác không. Đẩy như thế khoảng 10~20 lần, chỗ nào có khối cứng thì đẩy tích cực hơn, chỗ đó rất có thể là có mỡ bên trong đè ép.
4. Trước khi ngủ vỗ đảm kinh: Hoạt huyết bài độc, thanh lý các chất phế bỏ

Đường chạy của đảm kinh ở chi dưới là từ mép đùi, chính giữa mặt ngoài của chi dưới, chạy xuống đến chỗ ngón chân, chạy qua chỗ giữa các ngón chân. Có một tiêu chí để tìm được dễ dàng, chính là dọc theo đường tuyến ở chính giữa quần cho đến chỗ cạnh bên ngoài đầu gối, chủ yếu là 4 huyệt vị hoàn khiêu, phong thị, trung độc, tất dương
Mát xa vỗ đảm kinh, có thể giãn mở thông kinh lạc, hoạt huyết bài độc, làm cho máu huyết tuần hoàn nhanh, thân thể sẽ có đầy đủ năng lượng để bài trừ các chất phế bỏ. Nếu trong cơ thể có chỗ bị phù, thì độc tố tự nhiên sẽ được giải trừ.
Nếu đi ngủ quá muộn ngủ (buổi tối sau 11h) thì không nên vỗ. Bởi vì gan và mật là các tạng phủ ở trong và ngoài, buổi tối sau 11h mà vỗ đảm kinh thì dễ sinh ra hiện tượng gan phát hỏa.
5. Xoa bóp giải độc gan

Tuyến mật có vị trí nằm trên đường thẳng dọc xương đùi xuống đến giữa ngón chân út và ngón chân kế tiếp. Nằm tại điểm giao của đường gióng thẳng từ ly quần phải lên và đường ngay từ rốn sang.
Động tác này xoa bóp các bộ vị từ trên xuống dưới, giúp kích hoạt gan tiết mật có thể làm cho kinh mạch giãn nở, lưu thông khí huyết tốt, máu tuần hoàn nhanh hơn, thân thể được hồi phục lại năng lượng, thải độc.
Chú ý: Nếu bạn đi ngủ vào lúc 11h đêm thì không nên xoa bóp kích hoạt gan tiết mật.
Bởi vì sau 11h đêm là giờ hoạt động mạnh nhất của gan, nếu bạn xoa bóp kích thích gan vào giờ đó có thể dẫn tới hiện tượng gan hoạt động và tiết mật quá mạnh làm trong người nóng, bốc hỏa (gan thượng hỏa)
6. Uống ít nước khi ngủ – Chống phù nề
Buổi tối, sau 21 giờ là lúc các cơ quan bộ phận trong cơ thể đã đi vào trạng thái ngủ cho dù bạn chưa ngủ.
Nếu trong thời gian này bạn uống nhiều nước sẽ làm kích hoạt các cơ quan nội tạng hoạt động trở lại, phá vỡ đồng hồ sinh học của cơ thể gây gánh nặng cho thận, rất dễ gây phù nề.
Vì vậy bạn cần uống ít nước trước khi ngủ để giữ gìn trạng thái nghỉ ngơi của cơ thể, tránh hiện tượng phù nề sau ngủ.


Theo dõi kênh YouTube ĐKN: https://goo.gl/2GhYTZ
Tải ứng dụng DKN.TV: http://onelink.to/dknapp

1 nhận xét:

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ _ Thơ Songquang và Bài Họa Của Các Thi Hửu

VỠ MẢNH TRĂNG THỀ (cho nhớ ngày giỗ lần 2 hiền thê) Thu nao em đã bỏ anh rồi! Một mảnh trăng thề vội lẻ đôi Tình đó đã sâu giờ cách biệt Ngh...