Ikebana (tiếng Nhật: 生け花 hay いけばな, có nghĩa “hoa
sống”) là nghệ thuật cắm hoa của Nhật Bản, cũng được biết đến dưới cái
tên kadō (華道)— “hoa đạo”. Theo nghệ thuật Ikebana, hoa được cắm hài hòa
với màu sắc và bài trí của phòng, bình cắm…tượng trưng cho thiên, địa,
nhân (trời, đất, con người).
Cách cắm hoa sẽ cho ra nhiều ý nghĩa. Ví dụ như cành thưa thớt sẽ
biển hiện cho mùa đông hay, ngược lại, cắm nhiều cành đan xen với nhau
sẽ tượng trưng cho mùa hạ. Hay như nụ hoa sẽ có nghĩa là tương lai, bông
hoa chớm nở có nghĩa là hiện tại, và bông hoa đã nở bung gần hết có
nghĩa là quá khứ[cần dẫn nguồn].
Ikebana, một trong những môn nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản, đã
xuất hiện được hơn 600 năm nay. Nó phát triển từ một nghi thức hiến tế
hoa cho những linh hồn đã chết của phật giáo. Giữa thế kỷ 15, cùng với
sự nổi lên của những phong cách cổ điển đầu tiên, Ikebana trở thành một
môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục giữ lại
được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học. Những giáo viên và những học
sinh đầu tiên là những thầy tu và người có thân phận cao quý. Tuy
nhiên, theo thời gian, nhiều kiểu trường học khác nhau ra đời, kiểu cách
thay đổi, và Ikebana trở thành một môn nghệ thuật dành cho tất cả các
tầng lớp xã hội Nhật Bản.
Theo như Mandarax, cách trang trí hoa đẹp nhất chỉ phụ thuộc một, hai
hay cùng lắm là ba yếu tố. Để sắp xếp ba yếu tố, thì cả ba yếu tố phải
tương tự nhau, hoặc hai trong ba yếu tố phải giống nhau, nhưng không bao
giờ nên để tất cả các yếu tố đó khác nhau. Người ta nói rằng Ikebana
được hệ thống hóa dễ dàng như là một loại tân dược. ( Theo Wikipedia)
***
.
Nguyễn Thị MiLi chuyển bài
Sắc Xuân Phù Tang Cổ Tự – Nghệ Thuật Kết Hoa
Posted on 22 Tháng Năm 2012 by banmaihong
Biên tập: Thích Minh Thông
(chuaminhthanh.com)
Sự phát triển lên đến đỉnh cao của nghệ thuật kết hoa Nhật Bản, cành
cây, lá, cỏ, hoa tươi thường được sử dụng, làm trung tâm vẻ đẹp cho
không gian thiền. Có nguồn gốc từ nghi lễ dâng hoa cho Đức Phật, rồi
phát triển thành một hình thức nghệ thuật đặc biệt từ thế kỷ 15, với
nhiều phong cách và trường phái. Nghi thức dâng hoa trong Phật Giáo, trở
thành một môn nghệ thuật đặc trưng của tôn giáo, cho dù nó vẫn tiếp tục
giữ lại được tính tượng trưng và ý nghĩa triết học.
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét