Ai mà khẩu
nghiệp không thanh tịnh thì bị chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục.
Thế nên, ở thời khắc nào cũng phải tự kềm chế mình, không
nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu trồng hạt nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả
không thanh tịnh. Nhưng Khẩu nghiệp là
gì?
Khẩu là Miệng, là lời nói. Nghiệp là cái hậu quả của việc làm
thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc
hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái
nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ
nghiệp.
Khi nói Khẩu nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp.
Khẩu ác nghiệp có 4 tội:
* Vọng ngữ (nói láo),
* Ỷ ngữ (nói thêu dệt),
* Lưỡng thiệt (đâm thọc),
* Ác khẩu (chửi rủa người).
Để đệ tử không tạo nghiệp ác từ lời nói, đức
Phật đã chế ra giới thứ 4: cấm nói dối.
Người nóng nảy thì hay nói
lời xúc xiểm; Người dối trá thì lời
nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao?
Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ… tất cả
ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm; và do đó tướng của ngôn ngữ
là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.
Tâm chúng sanh
có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.
Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người
ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác nhau, cho nên gọi mỗi người có một
ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bên
ngoài bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.
Khi con “không
thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chín
chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì
hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận. Phật
đã dạy:
“Ðể quan sát
được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng cái
Tâm. Dùng Tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng
sanh? Ðó là tâm Phật. Con không thể
thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời
nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình. Lời nói là
Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện,
hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con”.
Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là
sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các
con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện
Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng
xét xử công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.
Chư Tổ mắng
chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng
thể gọi là Ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không
kềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu
“Khẩu xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp
ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người
nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh
khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh Ác báo.
Phật cũng đã
nói:
“Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở
từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo
từng lời nói mà đến đi”.
Tôn giả Ma Ha
Mục Kiền Liên là vị có thần thông đệ nhất. Nhưng đức Thế Tôn đã nhiều lần cảnh
cáo ông không được tùy tiện hiển hiện thần thông. Tại sao? - Bởi vì không phải
ai ai cũng có thần thông. Nếu quý vị hiện thần thông một cách bừa bãi, sẽ làm
người thế tục kinh sợ, rồi khiến họ mê thích thần thông, sùng bái thần thông.
Thế thì người có thần thông sẽ được cúng dường lớn, còn người không có thần
thông chắc là chẳng ai muốn cúng dường. Bởi vậy đức Phật mới không cho đệ tử
tùy tiện hiện thần thông, với dụng ý là bảo hộ người tu hành đời sau này.
Người tu hành
không nên tự khoe khoang về đức hạnh, như nói là mình đã khai ngộ, mình là Tổ
Sư hay là Bồ Tát. Đó là đại vọng ngữ, tương lai chết đi sẽ đọa địa ngục bạt
thiệt cắt lưỡi. Đây tuyệt hẳn không phải là những lời lý luận giỡn chơi. Chỉ
những hạng người vô tri, vô thức mới có thứ hành vi tự mãn như thế. Ví như
người nào đó thật sự giàu có, họ tuyệt đối sẽ không nói với người khác rằng:
“Các anh có biết không? Tôi có bấy nhiêu hột xoàn, bấy nhiêu ngọc quý nè. Tất
cả tài sản bảo vật của toàn thế giới, nếu so ra cũng không nhiều bằng của tôi
đâu.” Nếu quý vị tuyên truyền “nổ” như thế, tức làm mục tiêu cho bọn trộm cướp,
chúng nhất định sẽ chú ý đến quý vị và tìm cách cướp đoạt châu báu đó. Nếu có
ít mà nổ to là tự chuốc HỌA vào thân.
Tu đạo cũng
tương tự như thế, không nên nói với người khác rằng: “Tôi có thần thông. Tôi có
thể nghe Phật và Bồ Tát nói chuyện. Tôi có thể thấy Phật, Bồ Tát hiện ra trước
mặt”. Hoặc giả có như thế, tức là tạo cơ hội cho Ma Vương thừa dịp nhập vào hợp
tác với quý vị, chỉ huy quý vị để làm quyến thuộc của nó. Bất luận gặp cảnh
giới nào, người có đạo, tu hành cũng nên nhận rõ cảnh giới, chớ để cảnh giới
xoay chuyển và nên dùng định lực để chuyển cảnh giới. Không nên hồ đồ, nói năng
bừa bãi là mình chứng được thần thông gì, thấy được cảnh giới chi? Quý vị nên
hiểu đó là do ma tác quái, nó khiến quý vị mất đạo tâm mà phát cuồng. Đó chính
là hiện tượng bị “tẩu hỏa nhập ma,” chứ không phải là cảnh giới thật đâu. Trong
kinh Lăng Nghiêm có nói rất rõ về năm mươi loại ấm ma.
Tôi hy vọng
mọi người nên triệt để nghiên cứu thấu đáo để khỏi bị nhầm lẫn. Nếu không thì
sau này có hối hận cũng không kịp. Người tham thiền không nên chấp vào cảnh
giới, gọi là: “Phật đến thì chém Phật, ma đến thì chém ma”. Bất luận ai đến,
mình cũng chém hết. Đó là không chấp tất cả các pháp hữu vi, không chấp tất cả
các hình tướng. Người tu hành nên chuyên cần nhất tâm dụng công, nếu được vậy
thì còn thời gian đâu để lo những chuyện tào lao. Hơn nữa cũng không nên cống
cao ngã mạn, mà cũng đừng tham danh, tham lợi. Nếu như quý vị có thứ tư tưởng
và hành vi như thế, tức quý vị bị rơi vào cảnh giới của ma rồi. Người tu hành
dù ở trong hoàn cảnh nào cũng không nên tự mãn, không được kiêu ngạo, hoặc nghĩ
mình là nổi bậc, phi thường. Hãy cẩn thận, không nên sai lầm về nhân quả. Nếu
không, chúng ta không tưởng tượng nổi hậu quả sẽ như thế nào.
Người tu hành
chủ yếu là tu giới thanh tịnh, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý đều nên thanh
tịnh. Người có thần thông, tuyệt đối không được nói là mình có thần thông; hà
huống mình vốn không có thần thông chi mà nói bừa, nói láo, há đó không phải là
tạo nhân để đọa địa ngục sao? Điều đó quả thật là đáng sợ! Ai mà khẩu nghiệp
không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục. Vậy chúng ta chớ nên liều
lĩnh. Thời khắc nào cũng phải tự kềm chế mình, không nên buông thả hay nói năng
bừa bãi. Nếu chúng ta trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định
sẽ gặt quả không thanh tịnh.
Nên nhớ:
- Khẩu nghiệp: là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu
hành.
- Khẩu nghiệp: là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành
chứng đạo.
- Khẩu nghiệp: là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho
việc tu hành.
- Khẩu nghiệp: là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác
đạo.
- Khẩu nghiệp: là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng
sanh.
- Khẩu nghiệp: Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh,
thị phi không ngừng.
- Khẩu nghiệp: Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp
không hưng thịnh.
- Khẩu nghiệp: Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất
thiện căn làm người.
DANH
NGÔN VỀ SỰ DỐI TRÁ
1- Lời nói dối dễ chịu
hơn nghi ngờ, hữu ích hơn tình yêu, bền vững hơn sự thật.
Một lời nói dối có thể chạy quanh thế giới
trước khi sự thật kịp đi giày.
(Terry Pratchett)
2- Phải chăng tất cả
đều giả dối trừ những người đang khóc? (Dannie
Abse)
Tricks and treachery are the practice of fools, that don't
have brains enough to be honest.
You can fool some of the people all of the time, and
You can fool all of the people some of the time, but
You can't fool mom. (Khuyết danh)
You can fool all of the people some of the time, but
You can't fool mom. (Khuyết danh)
Falsehood has an infinity of combinations, but truth has
only one mode of being.
A man is never more truthful than when he acknowledges
himself a liar. (Mark Twain)
7- Chúng ta thường dễ tin vào người mà chúng ta không biết,
bởi vì họ chưa bao giờ lừa dối chúng ta.
We are inclined to believe those whom we do not know because
they have never deceived us. (Samuel Johnson)
A lie has no leg, but a scandal has wings. (Thomas Fuller)
Truth is not only violated by falsehood; it may be outraged
by silence.
A liar will not be believed, even when he speaks the truth.
(Aesop)
It is a double pleasure to deceive the deceiver. (La Fontaine)
Half a truth is often a great lie. (Benjamin Franklin)
Truth, like light, blinds. Falsehood, on the contrary, is a
beautiful twilight that enhances every object. (Albert Camus)
Nature never deceives us; it is we who deceive ourselves. (Jean Jacques Rousseau)
It is an affront to treat falsehood with complaisance. (Thomas Paine)
Nothing is more deceitful than the appearance of humility.
It is often only carelessness of opinion, and sometimes an indirect boast. (Jane Austen)
17- Người phụ nữ chưa từng dối trá là người phụ nữ không có trí
tưởng tượng và không có lòng trắc ẩn.
A woman who doesn't lie is a woman without imagination and
without sympathy.
Truth is beautiful,
without doubt; but so are lies. (Ralph Waldo Emerson)
Anyone who tells a lie has not a pure heart, and cannot make
a good soup. (Beethoven)
Who had deceived thee so often as thyself? (Benjamin Franklin)
Hồ Xưa sưu
tầm và chuyển
______________________________________________
______________________________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét