Bạn sẽ run sợ nếu nhớ lại đã uống rất nhiều phin
cà phê không sủi bọt. Và nếu đó chỉ là đỗ tương, ngô rang cháy pha hương
liệu độc thì hẳn bạn sẽ run sợ lần nữa vì nguy cơ ung thư.
Trước thực trạng cà phê bẩn tràn ngập thị trường Việt Nam ở mức báo
động nguy hiểm, chúng tôi đã từng thực nghiệm 1 biện pháp: Dùng 3 ly
nước lọc nguội, lật mặt loại cà phê độc hại.
Ở bài này, chúng tôi xin cung cấp đến quý độc giả biện pháp thực nghiệm thứ hai là: Dùng 2 phin pha cà phê hoặc đổ bột cà phê ra giấy – từ đó chỉ cần quan sát bằng mắt thường là nhận diện được.
Với cách này, bất kỳ ai cũng có thể nhận biết, lật mặt loại bột cà phê bẩn, rất độc hại cho cơ thể, bảo vệ chính bản thân và gia đình chúng ta.
Biện pháp của chúng tôi được sự giúp đỡ trực tiếp của một chuyên gia hiển nhiên rất sành cà phê – ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa).
Theo ông An, cách dùng 3 ly nước lọc khá hay và dễ làm, tuy nhiên chưa bộc lộ thật rõ nét cho sự đối lập, phân biệt giữa 2 loại: cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả).
Thay vào đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận biết dựa vào bọt của cà phê khi pha trong phin, cũng rất dễ làm. Tại văn phòng của ông An, thực nghiệm đã được tiến hành ngay trước mặt phóng viên Trí Thức Trẻ.
1. Phân biệt cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả) qua 2 phin pha cà phêỞ bài này, chúng tôi xin cung cấp đến quý độc giả biện pháp thực nghiệm thứ hai là: Dùng 2 phin pha cà phê hoặc đổ bột cà phê ra giấy – từ đó chỉ cần quan sát bằng mắt thường là nhận diện được.
Với cách này, bất kỳ ai cũng có thể nhận biết, lật mặt loại bột cà phê bẩn, rất độc hại cho cơ thể, bảo vệ chính bản thân và gia đình chúng ta.
Biện pháp của chúng tôi được sự giúp đỡ trực tiếp của một chuyên gia hiển nhiên rất sành cà phê – ông Nguyễn Văn An, Chủ tịch HĐQT, TGĐ Công ty CP Tập đoàn Thái Hòa Việt Nam (chủ nhãn hiệu cà phê Thái Hòa).
Theo ông An, cách dùng 3 ly nước lọc khá hay và dễ làm, tuy nhiên chưa bộc lộ thật rõ nét cho sự đối lập, phân biệt giữa 2 loại: cà phê sạch (thật) và cà phê bẩn (giả).
Thay vào đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận biết dựa vào bọt của cà phê khi pha trong phin, cũng rất dễ làm. Tại văn phòng của ông An, thực nghiệm đã được tiến hành ngay trước mặt phóng viên Trí Thức Trẻ.
Hai phin cà phê, một chứa bột cà phê nguyên chất (phin số 2), một chứa bột cà phê đang bán tràn lan trên thị trường – theo như truyền hình VTV phản ánh là làm từ ngô rang, đậu tương rang cháy khét (phin số 1).
Đổ nước sôi 100 độ C vào 2 phin này.
Khi đó, trong phin chứa cà phê nguyên chất (phin số 2) lập tức bột cà phê sẽ nở phồng lên, sủi bọt mạnh, thậm chí, tràn ra cả ngoài phin.
Nhưng ở phin còn lại (phin số 1), bột cà phê không nở phồng lên, trái lại còn bẹp xuống, lịm dần, nước ngấm vào bột và bốc mùi thơm nồng nặc.
Trong loại bột cà phê bẩn trên thị trường sẽ pha trộn tỷ lệ phần trăm rất nhiều bột của các loại hạt khác được tẩm hương liệu nhân tạo nồng độ cao như bột ngô (bắp), bột đậu tương rang, cùng nhiều tạp chất khác, hại cho sức khỏe.
2. Ngoài cách dùng 2 phin pha, chúng tôi cũng thực nghiệm cách đổ bột cà phê ra để quan sát.
Nhìn bằng mắt thường và lấy tay sờ vào từng loại, thì bột cà phê nguyên chất rất nhẹ, có độ xốp, tơi và rời.
Do hạt cà phê rang thật rất giòn, có cấu trúc sợi cellulose đồng đều, dễ vỡ và vỡ đều trong cối xay nên bột cà phê xay ra có độ xốp, mịn tương đối đồng đều.
Trái lại, bột cà phê có pha trộn bột rang cháy các loại hạt khác thường vón cục, ẩm ướt, ít tơi bong hơn, có phần bết dính.
Theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét