1- LỊCH SỬ:
Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam
lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn
với tư cách là trang phục phụ nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn;
hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh
tại một số trường trung học cơ sở hay đại học; hoặc đại diện cho trang phục
quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho
phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.
Trước đây, áo dài thường được mặc kết
hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo
dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát
là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt
Nam.
Chính do sự di cư của người Minh Hương mà chúa Nguyễn Phúc Khoát đã cho ra
đời chiếc áo dài giao lãnh để tạo nét riêng cho dân tộc Việt.
ân.
ân.
Danh từ "Áo dài" (ao dai /ˈaʊ
ˌdʌɪ/) được đưa nguyên bản vào từ điển Oxford và
được giải thích là một loại trang phục của phụ nữ Việt Nam với thiết
kế hai tà áo trước và sau dài chấm mắt cá chân che bên ngoài chiếc quần dài.
Căn cứ theo những chứng liệu này, có
thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được
công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).
Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm.
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời
của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc
Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ
về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú
mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai
ống). Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo chít,
bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau được
phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều
Nguyễn.
Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên
thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và
chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những
hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ
cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo
xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết,
"Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về
bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những
lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà
sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải".
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất
là áo giao lãnh, tương
tự như áo tứ thân nhưng khi
mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm
lót, váy tơ đen, thắt lưng màu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh
đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội
khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang
guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh
được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải,
vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra
ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi
vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ
miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh
thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế
nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ
thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở
thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che
kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành
bốn) tượng trưng cho tứ cha mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân
thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có
bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan
điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. Chịu ảnh
hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn
thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón
nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là
người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người
Việt cũng có lối ăn mặc riêng.
Trước làn sóng xâm nhập mới này, để
gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn
mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ
đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau:
"Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay
rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không
được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm
việc thì được phép..." (sách Đại Nam Thực lục từ Thái Tổ đến nay
vừa đúng con số ấy, bèn thay đổi y phục, đổi phong tục, cùng dân đổi mới, bắt
đầu hạ lệnh cho nam nữ sĩ thứ trong nước, đều mặc áo nhu bào, mặc quần, vấn
khăn, tục gọi quần chân áo chít bắt đầu từ đây. Trang phục nhà cửa đồ dùng hơi
giống thể chế Minh Thanh, thay đổi hết thói cũ hủ lậu của Bắc Hà, thay đổi quan
phục tham khảo chế độ của các triều đại Trung Quốc, chế ra phẩm phục Thường
triều, Đại triều, lấy làm mô thức, ban hành trong nước, văn chất đủ vẻ, trở
thành nước áo mũ văn vật vậy!.
Tổng hợp các ghi chép vừa rồi có thể
thấy, cải cách năm 1744 là một cuộc cải cách lớn về y phục cung đình chính để
đặt định y phục là các sách Hội điển ghi chép điển chương chế độ của các triều
đại Hán, Đường, Tống, Minh, Thanh và đặc biệt là Tam tài đồ hội của Vương kỳ
thời Minh. Năm 1744 cũng là thời điểm đánh dấu sự xuất hiện của quần chân áo
chít, bộ trang phục ban đầu áp dụng tại hai vùng Thuận Hóa, Quảng Nam, về sau
được phổ biến rộng rãi trong toàn quốc, từng bước trở thành quốc phục của triều
Nguyễn.
Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở
Việt Nam như đã ghi trong sách Lê Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665
với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần
không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế...". Vậy có thể
nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819). Sở dĩ có sự ước đoán này,
vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chứ không thể mặc váy. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu
chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện
câu ca dao than vãn:
Tháng
Tám có chiếu vua ra,
Cấm
quần không đáy, người ta hãi hùng!
2- ÁO DÀI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI:
Đạo Cao Đài có qui định tất cả tín
đồ nam hay nữ đều mặc đạo phục áo dài trắng, một nét vô cùng đặc biệt chỉ riêng
có Đạo Cao Đài. Nó thể hiện ý nghĩa rất sâu sắc. Đó là bản tánh thâm trầm, giản
dị, khiêm tốn, nói riêng của người tín đồ Cao Đài. Khi mặc chiếc áo dài trắng,
đó là màu tượng trưng cho bản tánh giản dị, thanh cao về tinh thần, trong sạch
về phẩm chất của Cao Đài, đồng thời nói lên cái quốc hồn quốc túy của dân tộc Việt
và cái văn hóa tốt đẹp của người tín đồ Cao Đài. Từ đó, đạo Cao Đài được truyền
bá ra khắp thế giới, đều biết và chấp nhận văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
là dân tộc được Đức Chí Tôn Thượng Đế chọn và họ sẽ giao hòa với tánh thâm trầm
tinh túy của người Việt.
Ngoài ra, chiếc áo dài trắng của Cao
Đài còn có một ý nghĩa sâu sắc của Đức Chí Tôn đã kín đáo ban cho nó. Ý nghĩa
như thế nào?
a/. Trước hết xin nói: Màu trắng là “Màu của Tình Thương”:
a/. Trước hết xin nói: Màu trắng là “Màu của Tình Thương”:
Đức Chí Tôn dạy mọi người phải thương
yêu nhau như ruột thịt. Sự thương yêu đó thể hiện tình huynh đệ đồng đạo, ở
tình nhơn loại giữa con người với nhau.
Đức Chí Tôn dạy rằng: “Giáo lý
của Thầy là Đại Đồng”. Lấy sự thương yêu làm gốc và nếu không có sự
thương yêu thì Đạo không thành. Cho nên, từ sự thương yêu, lấy giáo lý Cao Đài
để thể hiện từ:
- Lòng bác ái khoan dung của Thiên
Chúa,
- Lòng Từ Bi Hỉ Xả của Phật,
- Tánh Ái Nhơn Hòa Thuận của Khổng.
b/. Màu trắng là màu của sự vô tội:
b/. Màu trắng là màu của sự vô tội:
- Màu trắng tượng trưng cho sự
trong trắng của người con gái có nề nếp, gia phong giữ gìn trinh tiết.
- Màu trắng tượng trưng cho sự
ngây thơ, hồn nhiên không chút bợn nhơ của trẻ thơ.
- Màu trắng tượng trưng cho con
người đạo đức hiền lương không làm gì tội lỗi.
- Màu trắng nói lên sự thanh cao
trong sạch của con người.
Nói
chung: màu trắng là màu của sự vô
tội. Chiếc áo dài trắng của Đạo Cao Đài nói lên ý nghĩa vô tội đó. Bởi vì sứ
mạng của người tín đồ Cao Đài là phổ độ chúng sanh, để mọi người lo tu hành,
trau dồi đạo đức, làm sao để được sống vào đời Thượng Nguơn Thánh Đức, tức là nguơn
vô tội, cho nên người tín đồ Cao Đài trước hết phải là con người vô tội để được
sống vào đời Thượng Nguơn tới, vì đời Hạ Nguơn sắp mãn, nhơn loại sẽ chịu sự
sang sảy của luật Thiên điều, ai hữu căn hữu kiếp sẽ được tồn tại, ai hung tàn
tội lỗi sẽ bị hủy diệt.
Bởi vậy, khi mặc y phục trắng của Đạo,
người tín đồ luôn giữ ý, tâm, hướng định cho trong sạch và tránh làm những việc
xấu xa, ô uế cho bản thân, cho uy tín của Đạo.
c/. Màu trắng là màu của nước:
c/. Màu trắng là màu của nước:
Nước ở đâu cũng có, thời buổi nào cũng
có. Nước vô tận vô biên. Nước chảy từ sông ra biển từ biển trở vào sông, nước
ròng nước lớn, đều do một quy luật thiên nhiên của vũ trụ. Người tín đồ Cao Đài
đi tầm đạo giống như dòng nước chảy theo quy luật tự nhiên, cũng như người tín
đồ Cao Đài tuân theo luật đại hóa lưu hành của Trời Đất. Bởi vậy trong Kinh
Ngọc Hoàng Thượng Đế có đoạn:
Bất ngôn nhi mặc, tuyên đại hóa,
Thị không thị sắc, Vô Vi nhi dịch sử quần linh.
Thị không thị sắc, Vô Vi nhi dịch sử quần linh.
Người tín đồ Cao Đài trầm lặng không
nói, để mặc cho cuộc đại biến hóa của vũ trụ và “không làm” (vô vi) để tùy theo
các quần linh chuyển dịch.
Theo đức Lão Tử và phái Đạo Gia, Vô Vi
có nghĩa là “không làm”, nhưng không có gì là không làm (Vô Vi nhi Vô Bất Vi)
hay là “không làm gì trái với luật tự nhiên”.
Đức Lão Tử bảo “Vi Vô Vi” tức là
“Hãy làm cái Vô Vi”. Như vậy, Lão Tử nào có chủ trương sự không làm gì cả, mà
bảo nên làm theo phép “Vô Vi”
Dòng nước âm thầm chảy ngày này qua
ngày nọ, tháng này qua tháng nọ, năm này qua năm nọ theo sức hút của mặt trăng
và do sự chuyển động không ngừng của trái đất chạy quanh nó và quanh mặt trời,
mà nào có ai để ý đến đây!
Thánh Nhơn có bảo rằng: “Đạo-Pháp phải trường
lưu như dòng thủy triều không ngừng nghỉ”.
Đức Lý Giáo Tông dạy: ”Thái Thượng vô
ngôn hữu đạo thành” (TNHT – 34)
Đức Chí-Tôn thì dạy: ”Đạo vốn Vô
Vi” (TNHT – 175) và “Thời kỳ Mạt Pháp nầy mới có Tam Kỳ Phổ Độ, các sự hữu-hình
phải hủy phá tiêu diệt. Thầy đến chuyển Đạo, lập Vô Vi” (TNHT – 121).
d/. Màu trắng là không màu
mà cũng gồm 7 màu góp lại:
Ánh sáng màu trắng nhưng thật ra gồm có
7 màu chính yếu mà cũng có thể nói là nó không có màu nào hết. Bằng một cuộc
thí nghiệm quang học, người ta phân tách màu trắng của ánh sáng ra 7 màu bằng
cách chiếu qua một lăng kính. Bảy màu này chiếu qua một lăng kính thứ hai thì trở
lại màu trắng. Bằng một thí nghiệm khác, người ta vẽ 7 màu nầy lên một cái dĩa
carton tròn rồi đem quay nhanh cái dĩa, thì người ta sẽ chỉ thấy toàn là màu
trắng. Như vậy, màu trắng của Đạo Cao Đài nói lên:
- Nhứt bản biến vạn thù và vạn thù
quy nhứt bản, theo thí nghiệm về phân tích ánh sáng trên.
- Có đó rồi không có. Màu trắng
biến thành 7 màu, rồi trở lại màu trắng, tức là “Sắc sắc không không.
Hư Hư Thiệt Thiệt”. Bởi vậy trong Kinh Ngọc Hoàng có câu:”Nhược thiệt,
nhược hư… Thị không, Thị Sắc”. Vì thế, Màu Trắng là không màu, vậy Đạo tức là
“Vô”.
e/. Màu trắng là Đạo, Đạo vốn là Vô:
e/. Màu trắng là Đạo, Đạo vốn là Vô:
Theo Vũ Trụ Quan của Đạo Cao Đài thì:
“Khí
Hư Vô sanh ra có một Thầy – Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực.
Thầy mới phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi – Lưỡng Nghi phân ra
Tứ Tượng.
Tứ Tượng biến thành Bát Quái – Bát Quái biến hóa vô cùng
mới lập ra Càn Khôn thế giái.
Thầy lại phân
Tánh Thầy sanh ra vạn vật: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm; gọi là chúng
sanh (TNHT – 170) và
Nếu không có Thầy
thì không có chi trong Càn Khôn Thế Giái nầy, mà nếu không có Hư Vô Chi Khí thì
không có Thầy” (TNHT – 28)
Con người là
một phần Chơn Linh của Thượng Đế, vậy con người cũng từ Hư Vô Chi Khí mà ra, cho
nên khi con người đắc đạo trở về hội hiệp cùng Thầy tức là trở lại “Vô Vi Chi
Khí” chính là Niết Bàn đó vậy (TNHT – 44)
Bởi vậy trong Đại Thừa Chơn Giáo có
viết: “Luyện Tinh hoá Khí, luyện Khí hóa Thần”, “Luyện
Thần huờn Hư, luyện Hư huờn Vô” (ĐTCG – 61), thì Huyền Quan Nhứt Khí
sẽ được mở toát ra.”
Người tín đồ Cao Đài giáo mặc áo dài
trắng là nói lên cái “Vô của Đạo, vì Đạo chính là Vô”. Nói cách khác “màu trắng
thể hiện cái Đạo”. Do đó màu trắng có ý nghĩa rất sâu xa và còn có thể nói là
rất “Huyền diệu”.
Chúng ta hãy liên tưởng đến việc: “Tại
sao đức Giáo Tông và Thượng Chưởng Pháp mặc áo trắng, trong khi các chức sắc
Đại Thiên-Phong khác lại có phẩm phục màu khác?”
Bởi vì áo của Giáo-Tông màu trắng
tức là “màu nguồn gốc của Đạo”. Đạo không màu sắc hay tượng trưng một màu rất
trong sạch là màu trắng, màu trắng có thể biến ra các màu vàng, xanh, đỏ.
Trở lại màu trắng tức là “Qui Hồi Căn
Bổn” vậy. Còn Thượng Chưởng Pháp mặc phẩm phục trắng vì Thượng Chưởng Pháp có
quyền thay thế cho Giáo Tông khi Ngài vắng mặt (CTĐ – 44)
3- KẾT LUẬN:
3- KẾT LUẬN:
Chiếc áo dài Việt Nam mang nét đẹp truyền thống, chứa đựng tâm hồn
dân tộc, vừa duyên dáng vừa quyến rũ, làm tôn vẻ đẹp cho người phụ nữ Việt Nam và
được nhiều người nước ngoài ưa thích. Áo dài đã đi sâu vào trong lòng con người
Việt Nam.
Áo dài nam nữ là một biểu tượng văn hóa dân tộc của người Việt Nam.
“Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc
áo nhiệm màu, dù ở đâu Paris, Luân Đôn hay những miền xa, thoáng thấy áo dài
bay trên đường phố sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi”.
Áo dài, chiếc áo cổ truyền thướt tha
mang đậm nét dân tộc của con người Việt Nam. Dù ở bất cứ nơi đâu, chiếc áo
dài truyền thống luôn là niềm tự hào của người Việt Nam.
Khi mặc áo dài trắng, người tín đồ nam nữ
Đạo Cao Đài luôn tâm niệm phải nên hiểu là mình đang mang trong người không
biết bao nhiêu ý nghĩa sâu xa của người Việt, của Đạo mình mà Đức Chí Tôn đã
kín đáo gởi vào đó. Chúng ta phải hiểu bổn
phận và trách nhiệm của chúng ta khi ta mặc chiếc áo dài trắng nầy để không làm
trái giáo lý của Đức Chí Tôn.
Vào
những ngày Đại lễ, rừng áo dài trắng của tín đồ Cao Đài đang đi vào ngôi nhà
thờ Thầy Mẹ, in sáng một vùng không gian rộng lớn sáng chói như một bức tranh
phù điêu tuyệt mỹ không bút mực nào tả hết ý nghĩa, vừa nhẹ nhàng, lung linh,
huyền ảo, trong trắng, thướt tha, dịu dàng và thanh cao vừa đầy vẻ kín đáo,
đáng tôn kính.
Đẹp
đẽ thay chiếc áo dài! Quý hóa thay bộ Đạo phục Cao Đài!
Tài liệu
do Hồ Xưa sưu tầm, bố cục lại___________________________
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét