Thứ Hai, 10 tháng 10, 2016

Chuyện học Chữ Nho ở Đạo Đức Học Đường và trường Lê văn Trung- Tòa Thánh Tây Ninh - PH.


Xin thưa trước với các bạn đây chỉ là một hồi ức những năm tháng còn bé,hồi tôi còn học tại Đạo Đức học đường và Lê văn Trung.... viết để các bạn nào đã từng theo học tại 2 ngồi trường nầy nhớ lại những gì mình đã trãi qua.
Tôi vào học tại Đạo Đức Học Đường năm lớp Trung đẳng  (lớp 4 bây giờ ) .Đây là trường do đạo Cao Đài thành lập : trường nghèo-học sinh không phải đóng học phí  (*), lớp học : nền đất dậm,tường,mái đều lợp tranh,bàn ghế thô sơ. và chỉ có một tấm bảng đen
Xin vào học dễ dàng,không giới hạn tuổi tác (lớp tôi có nhiều anh chị  có lẽ đến 16,17 tuổi), không phải kèm học bạ ...chi hết,miễn cô,thầy lớp đó nhận là được
Xin kể sơ lược một chút về việc học hồi đó.
Thầy đến lớp thường mặc bộ bà ba trắng hoặc Âu phục ; áo sơ mi,quần tây.Cô thì luôn là áo dài trắng ,quần đen.Về các bài học (sau nầy tôi mới biết) lấy từ Quốc Văn Giáo Khoa Thư,bài học thuộc lòng luôn dạy về tình yêu Tổ quốc,Đồng bào,chia sẽ trách nhiệm với môi người chung quanh.Đó là thơ dịch ra TViệt của La Fontaine .
Năm đó tôi học lớp Trung Đẳng với cô Kiêm (tháng 9/1953).Cô người trung bình,búi tóc sau ót,tiếng nói  thanh,rõ,lớn.
Một tuần  chỉ nghĩ ngày chủ nhật.Lên lớp Trung Đẳng tôi có học thêm chữ nho,mỗi tuần 2 giờ.
Xin kể về chuyện học chữ Nho .Thầy dạy  chúng tôi.mọi người thường gọi thầy hai Nho .Thầy không bao giờ mặc Âu phục.Khi lên lớp thầy luôn  đạo mạo với áo dài đen,quần trắng., Thầy nói năng nhẹ nhàng từ tốn với  mọi học trò
Thầy chép bài học lên bảng bằng chữ Hán.Chúng tôi gò tay chép theo,sau đó là thầy cầm thước,chỉ từng chũ,chúng tôi răm rắp đọc theo : Quân,Sư,phụ ,Tử, Quốc ,Gia...
Học được một số chữ xong thì tới lúc học một đọan dài hơn sau nầy tôi mới biết đó là những đọan trích trong TAM TỰ KINH :
 Nhân chi sơ,tính bản thiện,
Nhân bất học bất tri lý,
Ngọc bất trác bất thành khí ......
........
  Hữu Từ Phụ : Có cha hiền lành
 Tất hửu hiếu tử : Ắt có con thảo thuận.
Chữ nho lằng ngoằng khó viết và hiểu nhưng những bài học  thường theo chủ đề Hiếu Nghĩa   bằng văn vần  tiếng Việt nên chúng tôi cứ vậy mà học thuộc lòng.Lâu lâu thầy gọi trả bài,cứ thế ngẩng đầu mà đọc liên tục,lảnh điểm cao về chỗ ngồi .
Đôi khi mở đầu giờ học,thầy viết 1 đọan chừng 7,8 chữ của bài trước và gọi 1 HS bắt nói đó là chữ gì,lúc đó chúng tôi phải lẩm nhẩm đếm : chữ đó ở hàng thứ tư trong câu rồi suy ra nhưng cũng có đứa  xui sẻo : tính sai vị trí chữ nên trả lời bây hoặc  im thít,.nếu không nhờ các bạn nhắc thì ăn đòn là cái chắc. vì làm sao mà biết "mặt chữ" được ?
Hết năm trung đẳng,nhà tôi dời ra cửa số 7 ngoại ô nên tôi lên lớp cao đẳng của thầy Đáng,vì cuối lớp Cao đẳng,học sinh  phải thi thi Cao đẳng Tiểu học nên chữ Nho chỉ học một đệ nhất luc cá nguyệt rồi  ngưng  (ko biết lý do....).
Sau nầy tôi có hỏi một số bạn cùng thời ở các tỉnh khác vào cùng học SPSG, các bạn nói không có học chữ Nho,một vài chỗ học chữ Pháp.
Tôi nghĩ trường Đạo Đức và Lê văn Trung  do đạo Cao Đài thành lập và do muốn HS. mai sau thành người lấy chữ Hiếu , Lể ,Nghĩa làm trọng nên mới dạy chữ Nho.
Qua thời gian  học chữ Nho ở Tiểu học,tôi cũng không thễ nhớ được mặt chữ nào nhưng những bài học thuộc lòng về hiếu nghĩa thì vẫn còn lại...Tôi nghĩ Thầy Cô ,nếu muốn  đặt nền tảng đạo đức cho HS.Tiểu học cũng có thể dạy những bài bằng Tiếng Việt,dễ nhớ,phù hợp với tuổi nhỏ,không gây khó cho Thầy lẫn trò

Viết để nhớ lại những kỷ niệm của riêng mình...Bây giờ nghe nói đem chữ Hán vào trường cho HS như 1 ngoại ngữ bắt buộc bản thân tôi thấy rất khó cho Thầy lẫn trò trong khi tiếng Anh là ngôn ngữ,dễ học,dể hiểu mà VN mình cũng  hoc chưa hết.

(*)  cuối năm 1956, hs.Lê văn Trung và Đạo Đức phải đóng học phí 10 đồng/tháng/hs.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

“Quẳng gánh lo đi” đâu quá khó? - Vi Lê

Quẳng gánh lo đi mà vui sống,” vượt qua cơn khủng hoảng tinh thần thực ra không hẳn là chuyện “nói nghe thì dễ, làm được mới khó.” Chỉ cần c...