Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

Hàng chục ngàn người Trung Quốc chết vì thực phẩm độc hại trong năm 2015

Người dân Trung Quốc đang trả giá cho thực phẩm độc hại bằng chính mạng sống của mình.

Theo CCTV, một báo cáo mới của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), thực phẩm không an toàn đã gây ra hàng chục ngàn trường hợp tử vong trong năm 2015, gây thiệt hại 5 tỷ nhân dân tệ (khoảng 17 nghìn tỷ đồng) cho nền kinh tế nước này.
Ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước và việc lạm dụng kháng sinh và phân bón hóa học là những nguyên nhân chính của thực phẩm không an toàn, báo cáo này kết luận.

Báo cáo cho biết ít nhất hai triệu mẫu đất nông nghiệp trên toàn Trung Quốc đã bị ô nhiễm. 80% thuốc trừ sâu ngấm trực tiếp vào đất, từ đó đặt ra một mối đe dọa trực tiếp đối với các loại rau và cây trồng.
Trong khi đó, lượng phân bón mà nước này tiêu thụ chiếm đến 35% tổng lượng toàn cầu mỗi năm, tương đương với cả Mỹ và Ấn Độ gộp lại.
Bên cạnh ô nhiễm đất đai và cây trồng, một vấn đề đáng báo động khác là dầu bẩn làm từ nước cống.
“Dầu làm từ nước cống  gây ung thư. Nhưng mỗi năm, 2 đến 3 triệu tấn dầu làm từ nước cống được đưa trở lại bàn ăn của người dân“, ông Li Chunhua, cán bộ Viện CASS nói.
Vào năm 2015, gần ba phần tư số người Trung Quốc coi an toàn thực phẩm là một vấn đề lớn, theo một cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes. Báo cáo mới của Viện CASS càng làm tăng mối lo ngại trong dân chúng.
“Tôi chỉ muốn hỏi: Có bao nhiêu người đã bị trừng phạt vì thực phẩm không an toàn“, một người dùng có nick Sanqingjingtu đăng trên trang mạng xã hội Sina.com.
“Nhiều doanh nhân đã mất tâm trí khi nói đến lợi nhuận!“, cư dân mạng Jinyanshenxing567 bình luận.
Guanwh610125 thì đổ lỗi cho việc xử lý rác không đúng cách đã gây ra nhiều vấn đề ô nhiễm: “Bên cạnh những gì đã nói trong báo cáo, chúng ta còn bị bao bọc bởi quá nhiều rác mỗi ngày. Đơn giản là bị chôn vùi trong đất. “
“Nhờ có thuốc kháng sinh, một con gà có thể tăng trưởng đến gần 2 kg chỉ  trong một tháng – và lợn lớn lên với ít chất béo nhưng rất nhiều thịt nạc. Có ai từng nghĩ rằng điều đó có hại đối với sức khỏe của chúng ta như thế nào không?”, cư dân mạng có nick Qieertuola viết.

Mai Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vô Cảm : Chuyện kể: Tại một Trường Luật nước ngoài,

  Chuyện kể: Tại một Trường Luật nước ngoài, Bài giảng nhập môn: LUẬT PHÁP ĐỂ LÀM GÌ . Giảng viên bước vào giảng đường, tất cả sinh viên đứn...