Hai chính sách căn bản của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu từ giai đoạn lập quốc được cho là nền tảng đem lại chính sách đối ngoại độc lập của Singapore ngày nay.
The Straits Times ngày 6/10 đã đăng bài bình luận của Tiến sĩ Feng Zhang, một học giả Trung Quốc trợ giảng tại Viện nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) nhận định, Trung Quốc bắt đầu chính sách ngoại giao cưỡng chế đối với Singapore vì lập trường của quốc đảo này trong vấn đề Biển Đông.
Theo
Feng Zhang, các tranh cãi gần đây giữa Đại sứ Singapore tại Trung Quốc
Stanley Loh và Tổng biên tập Thời báo Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến là rất bất
thường trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Singapore.
"Hiểu
những đe dọa và nhận diện đúng tín hiệu từ Bắc Kinh sẽ rất quan trọng
đối với hai nước, để chỉ đạo mối quan hệ ổn định và ngăn chặn nó suy
giảm hơn nữa," ông viết.
Trước
nhận định Trung Quốc bắt đầu chính sách ngoại giao cưỡng chế đối với
Singapore, dư luận đặt câu hỏi : Phải chăng đây chính là lý do cố Thủ
tướng Lý Quang Diệu luôn cố gắng duy trì chính sách ngoại giao độc lập của nước này với Trung Quốc?
Đại
sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh (phải) bức xúc với Tổng biên
tập Hoàn Cầu Hồ Tích Tiến với việc tờ này xuyên tạc phát biểu của
Singapore tại Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Không liên kết ở Venezuela
hồi tháng 9. (Ảnh: SCMP)
Không chọn tiếng Hoa làm ngôn ngữ phổ biến cho Singapore
Theo
lịch sử Singapore, quốc gia này có 75% dân số là người gốc Hoa khi tách
khỏi Malaysia. Họ sử dụng tiếng Hoa để giao tiếp và làm ăn.
Nếu
chọn tiếng Hoa làm ngôn ngữ phổ biến trong giao tiếp xã hội thì cũng là
một sự hợp lý và tạo ra sự thuận tiện cho cả chính phủ lẫn người dân
Singapore lúc bấy giờ.
Với
những khó khăn của đảo quốc mới giành quyền độc lập, việc sử dụng tiếng
Hoa làm ngôn ngữ phổ biến chính thức có thể giúp Singapore dễ nhận được
sự chia sẻ từ Trung Quốc. Ngoài ra, cộng đồng người Hoa sinh sống và
làm việc khắp thế giới sẽ hướng về họ.
Nhưng
ông Lý Quang Diệu đã chọn tiếng Anh, nên sự giúp đỡ của cộng đồng người
Hoa đối với Singapore không còn là nhân tố chính nữa. Điều đó cho thấy
quốc gia này lựa chọn hướng đi độc lập hẳn với Trung Quốc.
Thủ
tướng Lý Quang Diệu là người gốc Hoa nhưng chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ
phổ biến tại Singapore, điều đó nhằm tránh cho nước này bị đồng hóa bởi
yếu tố "Trung Hoa" có thể biến họ thành một "phiên bản" của Trung Quốc.
Lập quan hệ ngay với Mỹ, nhưng từ từ với Trung Quốc
Nhân
dịp kỷ niệm 25 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Singapore – Trung
Quốc, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan đã viết một bài xã luận
trên China Daily ngày 29/2/2016.
Ông Balakrishnan nhấn mạnh rằng, Singapore được xem là người mở đường cho sự tham gia của Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á.
Bộ
trưởng Ngoại giao Singapore cho rằng, Singapore và Trung Quốc đã có sự
tương tác trong nhiều thế kỷ. Singapore luôn là một phần của con đường
tơ lụa hàng hải. Đa số các công dân của của Singapore có tổ tiên từ
Trung Quốc. Singapore và Trung Quốc có một mối quan hệ sâu rộng và lâu
dài, vượt qua những rào cản chính trị.
Năm
1976, Thủ tướng Lý Quang Diệu có chuyến thăm đầu tiên mang tính bước
ngoặt tới Trung Quốc và năm 1978, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình
có chuyến công du quan trọng tới Singapore. Kết quả các chuyến thăm đó
đã tạo nền tảng kết nối và phát triển quan hệ song phương.
Nhưng mãi đến năm 1990 thì quan hệ ngoại giao Trung Quốc – Singapore mới được chính thức thiết lập.
Lý Quang Diệu rất đắn đo và và cẩn trọng trong việc kết nối quan hệ với Trung Quốc. Nhưng nhà lãnh đạo này
gốc Hoa đã chọn thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ ngay khi Singapore
tuyên bố độc lập khỏi Liên bang Malaysia vào năm 1965, cùng lúc
Singapore gia nhập Liên Hợp Quốc.
Quan hệ với Mỹ là một trong những mối quan hệ quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất của Singapore ngay từ thời lập quốc.
Kinh tế phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc, nhưng luôn chọn ngoại giao độc lập
Biểu đồ phản ánh sự phụ thuộc của các nước vào kinh tế Trung Quốc. Nguồn : Oxford Economics
Theo Ngoại trưởng Balakrishnan, Singapore là nước châu Á đầu tiên ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Trung Quốc.
Singapore
là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc trong giai đoạn
2013-2015 và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Singapore.
Hai bên đã quyết định nâng cấp các FTA vào cuối năm 2016.
Nhìn
vào biểu đồ trên có thể thấy rằng Singapore là quốc gia duy nhất có giá
trị GDP phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc lớn hơn giá trị hàng hóa xuất
khẩu vào thị trường Trung Quốc, với gần 20% GDP của Singapore. Trong khi
kinh tế thương mại – dịch vụ chiếm tới 75% trong cơ cấu kinh tế của đảo
quốc.
Điều
đó cho thấy nếu quan hệ Trung Quốc – Singapore xấu đi thì kinh tế
Singapore sẽ thiệt hại lớn, thậm chí có thể rơi vào khủng hoảng, nếu Bắc
Kinh áp đặt các lệnh cấm vận.
Vậy nhưng, trong quan hệ đối ngoại của Singapore cho thấy quốc gia nhỏ bé này không hề lệ thuộc Trung Quốc, theo Straits Times.
Khi
xảy ra tranh chấp lãnh thổ và hàng hải tại Biển Đông giữa Trung Quốc và
một số quốc gia thành viên ASEAN, Singapore kêu gọi các bên kiềm chế và
tìm cách giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp
quốc tế, trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Biển
Đông là huyết mạch quan trọng cho sự sống còn của khu vực. Tất cả các
nước có hoạt động thương mại đi qua Biển Đông, có lợi ích hợp pháp phù
hợp luật pháp quốc tế, đều phải được tôn trọng.
Theo
quan điểm của Singapore, ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ Tuyên
bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nhanh chóng hoàn thiện
xây dựng Bộ quy tắc ứng xử (COC).
Khi
Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ra phán quyết ngày 12/7 với vụ
Phillipines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thì Singapore xem đó là
một cơ sở pháp lý quan trọng cho ứng xử của các bên.
Quan
điểm này của Singapore đến nay đã làm phật ý Bắc Kinh và kết quả là họ
có thể phải đón nhận hiệu ứng tiêu cực hơn của ngoại giao cưỡng chế từ
Trung Nam Hải.
Theo Tri Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét