Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Radio FM974 :A Phú Hản - Âu Châu: Chịu Nhận Người Mới Nhận Được Tiền



Chuyện Thế Giới Trong tuần




    Một tài liệu kín vừa bị tiết lộ ra ngoài, trước khi cuộc họp thượng đỉnh quốc tế, về việc viện trợ cho A Phú Hản, tại thủ đô Brussels vào đầu tháng mười bắt đầu, cho thấy các nước trong khối cộng đồng Âu châu có quyết định,  sẽ tạo áp lực với chính quyền A Phú Hản, về số người A Phú Hản di dân bất hợp pháp, mặc dù vấn đề an ninh và an toàn cá nhân ở nước này vẫn còn là điều mà LHQ và nhất là các nhóm nhân quyền lưu ý tới và lo ngại.

    Tuần tới, khi các quốc gia đã đồng ý góp phần tặng dữ, viện trợ và chính quyền A Phú Hản gặp nhau ở Brussels, khối cộng đồng Âu châu bí mật lập kế hoạch ép A Phú Hản, sẽ giảm số tiền trợ giúp, nếu chính quyền này không chịu nhận lại ít nhất 80 ngàn người dân tỵ nạn của họ, số người sẽ bị trục xuất khỏi các nước này trong nay mai. Theo tài liệu trên tiết lộ, khối cộng đồng Âu châu sẽ gây ra nhiều hệ lụy đáng tiếc, mặc dù họ nhìn nhận là tình hình an ninh ở A Phú Hản không mấy tốt đẹp, đồng thời ngay cả chính quyền A Phú Hản cũng đang rối rắm với những sự chống đối nội bộ và thất bại trong việc phục hồi kinh tế hay tạo ra công ăn việc làm cho giới trẻ, là số người đã bỏ nước ra đi hàng loạt. Sẽ là một thử thách lớn, cho A Phú Hản khi phải nhận lại con số 80 ngàn người bị trục xuất, cho tới hôm nay, năm 2016, có khoảng 5 ngàn người đã tình nguyện hồi hương từ Âu châu. Người A Phú Hản là nhóm có số người tỵ nạn đông thứ nhì trong số người di dân bất hợp pháp đến được Âu châu, 196,170 người đã nộp đơn xin tỵ nạn trong năm qua.
   Tại cuộc họp hai ngày ở Brussels, bắt đầu vào ngày 4 tháng 10, những tổ chức tặng dữ quốc tế được xem là, sẽ bàn thảo chi tiết con số 4 tỷ Mỹ kim viện trợ hàng năm cho A Phú Hản như đã hứa trong kỳ họp ở Tokyo năm 2012 cho thời hạn bốn năm tới. Tạo áp lực với chính quyền A Phú Hản là một phần trong chiến lược “viện trợ có điều kiện”, có nghĩa là, các quốc gia nghèo phải chấp nhận nhận lại người di dân bất hợp pháp bị trục xuất. Thí dụ điển hình nhất là vụ thỏa thuận 6 tỷ đồng Âu châu tặng cho Thổ Nhĩ Kỳ, để nước này nhận lại số người tỵ nạn và cải thiện việc kiểm soát biên giới. Những nước khác mà cộng đồng Âu châu nhắm tới nữa là Niger, Ethiopia, Nigeria, Lebanon và Libya, họ cũng đang thương lượng phương cách này với Eritrea và Sudan, chính quyền hai nước đã bị cáo buộc tội chà đạp nhân quyền và tội phạm chiến tranh.
    Yousuf trốn chạy khỏi A Phú Hản năm 2011, cha anh là một người công an của chế độ cộng sản trong những năm 1980, Yousuf, 28 tuổi, cũng là một người theo cộng sản, đã nhận nhiều sự đe dọa lên mạng sống và gần như suýt chết vì bom của quân Taliban, anh trốn tới Nga sô, ở đây anh bắt đầu đọc “thánh kinh” của Thiên chúa giáo mặc dù là người đạo Hồi, anh cho rằng mình tìm thấy câu chuyện của chúa Jesus đáng tin tưởng và lương thiện, đầu năm 2016, anh rời Nga sô và tạm sống ở Na Uy, nơi anh chính thức cải đạo thành con chiên thiên chúa giáo, cho nên anh chắc chắn sẽ bị người hồi giáo quá khích thiêu sống mình, nếu trở lại A Phú Hản, nhưng không may, vừa rồi anh đã bị tống xuất, theo anh, hoặc chính quyền Na Uy không tin việc cải đạo của anh là thành thật và hay là họ không cảm thấy làm như vậy sẽ đưa anh vào chỗ chết, ngày 19 tháng 9 Yousuf về tới thủ đô Kabul, trả lời với báo chí, anh cho biết “đời sống ở đây rất khó khăn, anh có nhiều rắc rối bản thân với quân Taliban nhưng cũng lo ngại cho những người khác đang sống trong xã hội này, Thiên chúa giáo không có một chút giá trị gì cả”.
    Con số những vụ tấn công của quân Taliban ngày càng tăng thêm, dẫn tới  số thường dân chết cũng nhiều hơn, theo LHQ, nội trong năm rồi, đã có 11 ngàn người bị giết, ngay cả tại thủ đô Kabul, tháng 7, một vụ đặt bom cảm tử gây cho ít nhất 80 người biểu tình thiệt mạng, hàng chục sinh viên và nhân viên của một trường đại học chết do quân Taliban tấn công vào tháng 8. Ngay cả tại các thành phố tương đối có an ninh, việc tìm kiếm công ăn việc làm cũng không dễ dàng, nếu không có sự liên hệ xã hội nào đó, phần lớn những người tỵ nạn A Phú Hản đều sống ở ngoại quốc nhiều năm, không nói là nhiều thập niên, như ở Ba Tư, Tây Hồi...trước khi tìm đến Âu châu, do đó, hầu hết những người bị trục xuất, đã không ở lại A Phú Hản mà, hoặc ra đi tìm may mắn một lần nữa tới Âu châu hay định cư ở các nước láng giềng, theo lời của ông Abdul Ghafoor, giám đốc của tổ chức cố vấn và hỗ trợ di dân A Phú Hản, cũng đã có lần xin tỵ nạn ở Na Uy, đa số người hồi hương mà ông ta gặp đều đã rời bỏ nơi này bằng nhiều cách khác nhau.
    Tập tài liệu bị tiết lộ, còn xác nhận một điều đáng nói là “Âu châu nhận biết tình hình an ninh ở A Phú Hản không mấy sáng sủa và những hiểm nguy mà dân chúng phải gánh chịu cũng như A Phú Hản đang đối mặt với mức độ khủng bố tấn công và người chết kỷ lục nhưng, theo Âu châu, 80 ngàn người cần phải hồi hương trong tương lai gần đây”. Một viên chức của khối cộng đồng Âu châu, viết trong một điện thư của họ, ông không bình luận gì hết về chuyện tài liệu bị tiết lộ và thêm, hai bên, chính quyền A Phú Hản và Khối cộng đồng Âu châu đã có một cuộc đối thoại hết sức xây dựng về vấn đề di dân. Trong một bản thăm dò ý kiến về hiện tình đất nước A Phú Hản, vừa được phổ biến bởi cơ quan Asia Foundation hôm thứ ba, có 36.7% trả lời nước này đang trên đường đúng chiều hướng tiến lên, giảm từ con số 54.7% có được năm 2014, thêm vào đó, 40% nói rằng, họ sẽ rời khỏi A Phú Hản nếu có dịp may hay gặp cơ hội. Hai lý do trước nhất, đưa đến sự mất niềm tin của người dân là tình trạng an ninh và nạn thất nghiệp, sau đó là chuyện tham nhũng, quản lý kinh tế kém cỏi và sự chán nản về khả năng điều hành đất nước của chính quyền hiện tại, mặc dù có sự kiên quyết bài trừ tham nhũng của chính phủ Ghani, 90% người được hỏi ý kiến cho biết, tham nhũng là việc họ phải đối đầu trong đời sống hàng ngày trong khi 94% nói rằng, tham nhũng hiện hửu tại cấp chính quyền địa phương tỉnh. Về phần mình, chính phủ các nước Âu châu đã đưa ra nhiều phương cách, khả dỉ có thể làm được,  nhằm ngăn chận người A Phú Hản, đừng nghĩ đến chuyện bỏ nước ra đi bằng các chuyến hành trình đi đầy mạo hiểm.

    Chủ nhật vừa qua, một phái đoàn đặc nhiệm của chính phủ Na Uy đã đến thăm Kabul, để bàn thảo một sự thỏa thuận chính thức, về việc cho hồi hương 90% số người đi tỵ nạn tại Na Uy, bên cạnh đó, Đức quốc cũng vậy, họ cũng cố thuyết phục người A Phú Hản nên ở lại nhà với những hình ảnh, biểu ngữ dán tại nhiều thành phố, một số đọc được như “Rời bỏ A Phú Hản - Bạn có chắc không?hay “Đừng coi thường mạng sống của mình để cố chạy trốn đến Âu châu”.

   
Thuyên Huy
Monday 03.10.2016
A phú Hản: Afghanistan
    
   






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

GIẬN HỜN - Thơ Sông Thu Và 18 Bài Họa Của Các Thi Hửu

GIẬN HỜN Em giận chi mà chả nói năng Suốt ngày thần sắc lạnh như băng Quay lưng né mặt không thèm ngó Buông đũa rời mâm chẳng muốn ăn Lặng l...