Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

8 tác hại không ngờ của giấm táo

Tuy có rất nhiều tác dụng tuyệt vời nhưng việc uống giấm táo thường xuyên cũng có rất nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Giấm táo từ xưa đã được biết đến nhiều nhờ đặc tính chữa bệnh, giải độc và còn được coi là một phương thuốc tự nhiên giúp làm sạch, thải độc khỏi cơ thể. Bênh cạnh đó, khoa học cũng chứng minh giấm táo có tác dụng làm giảm huyết áp và làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Ngoài ra, giấm táo cũng là một phương pháp làm đẹp, giảm cân tự nhiên được rất nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Dưới đây là 8 tác hại thường thấy mà nhiều người không biết do việc sử dụng giấm táo trong thời gian dài.

Tương tác thuốc

Giấm táo được biết đến như một loại detox nhằm thanh lọc, thải độc cho cơ thể. Giấm táo lúc này có tác dụng như một loại thuốc lợi tiểu, bạn phải bổ sung nước thường xuyên hơn. Nếu bạn đang dùng một loại thuốc lợi tiểu thường xuyên như lasix thì bạn cần phải ngưng sử dụng giấm táo ngay lập tức vì nếu sử dụng đồng thời cả 2 loại này sẽ gây áp lực lớn lên thận, đường tiết niệu của bạn.

8 tác hại không ngờ của giấm táo

Xói mòn men răng

Giấm táo có tính axit cao, giống như tất cả các loại axit khác, giấm táo không có lợi cho men răng của bạn. Nếu sử dụng thường xuyên, khả năng cao là răng của bạn sẽ bị xỉn và ố vàng. Để ngăn chặn sự xói mòn men răng của giấm táo, bạn cần súc miệng thật kỹ sau khi sử dụng hoặc có thể uống giấm táo bằng 1 chiếc ống hút để hạn chế việc giấm táo tiếp xúc với men răng.

Giảm hàm lượng khoáng trong cơ thể


Giấm táo có tác dụng thải độc ra khỏi cơ thể. Trong quá trình thải độc này, một số loại vitamin và khoáng chất cũng sẽ bị đào thải ra ngoài. Nếu bạn thường xuyên sử dụng giấm táo như một loại thuốc giảm cân hãy chắc chắn rằng bạn đã bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất đã bị mất để tránh những tác dụng không mong muốn lên cơ thể.
8 tác hại không ngờ của giấm táo

Gây tổn thương niêm mạc miệng, thực quản, dạ dày

Khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày trong điều kiện bình thường luôn được bảo vệ bởi một lớp màng nhầy. Lớp màng nhầy này tương đối nhạy cảm, nếu bị tiếp xúc thường xuyên với axit chúng sẽ bị phá hủy, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn. Để tránh việc màng nhầy bị phá hủy, bạn hãy nhớ luôn pha loãng giấm táo trước khi sử dụng.

Gây loãng xương


Một trong những mối nguy hiểm của việc uống giấm táo là gây ra tình trạng loãng xương. Việc sử dụng quá nhiều giấm táo sẽ khiến cho xương của bạn yếu, dễ gãy. Cách tốt nhất để tránh khỏi tác dụng phụ này bạn nên sử dụng giấm táo một cách điều độ và thường xuyên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của xương.
8 tác hại không ngờ của giấm táo

Đau đầu, buồn nôn

Sau khi dùng giấm táo có thể bạn sẽ có cảm giác đau đầu, buồn nôn. Việc này thường xuyên xảy ra nếu bạn dùng giấm táo trực tiếp không pha loãng hoặc do sử dụng giấm táo lúc dạ dày đang trống trơn. Để tránh cảm giác này, bạn cần pha loãng giấm táo với nước. Đặc biệt lưu ý luôn dùng giấm táo khi đã ăn chút gì đó vào trong bụng.

Hạ đường huyết

Giấm táo có khả năng làm giảm lượng đường trong máu, do đó nó thường được sử dụng trong điều trị bệnh tiểu đường nhằm làm giảm nồng độ glucose trong máu. Ở người bình thường, nếu sử dụng giấm táo thường xuyên có khả năng bị hạ đường huyết và nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc là người có đường huyết thấp, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng loại giấm này.
8 tác hại không ngờ của giấm táo

Hạ Kali máu

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của việc tiêu thụ giấm táo là làm giảm nồng độ Kali trong máu. Việc Kali trong máu thấp gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhịp tim không đều, đau cơ, buồn nôn, chuột rút, tê liệt... Để tránh những mối nguy hiểm này, bạn cần trao đổi với bác sỹ trước khi quyết định sử dụng nó một cách thường xuyên.

Mỗi một loại nguyên liệu luôn có những mặt lợi và cũng có những mặt hại. Bạn nên cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhé!
 
(Nguồn: www.emdep.vn

1 nhận xét:

ThaiLy: ĐỘ (T.Vấn và Bạn Hửu )

                                             Trước Cơn Giông – Tranh (sơn dầu): MAI TÂM Đó là tên nhân vật của truyện! Tên một thằng bé...