Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016
Cách chào hỏi khác biệt giữa các nền văn hóa (Từ DânNews)
Ở mỗi nơi trên thế giới lại có những phong tục, cách chào hỏi khác nhau. Bên cạnh những cách chào hỏi phổ biến như bắt tay, vẫy tay… vẫn còn nhiều cách chào vô cùng độc đáo mà chúng ta không ngờ tới.
Chào hỏi thể hiện sự thân thiện, mối quan hệ, mức độ tình cảm của mọi người dành cho nhau. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng như rất đơn giản này lại trở nên vô cùng phức tạp nếu bạn không biết được kiểu chào “ truyền thống” của vùng đất mà bạn đang đến.
Việt Nam
Cách chào truyền thống của người Việt là vòng 2 tay trước ngực và cuối đầu trước người còn lại. Cách chào này thể hiện sự khiêm tốn, lắng nghe và trân trọng người đối diện.
Người nhỏ tuổi hơn, cấp bậc thấp hơn sẽ chào trước. Người lớn tuổi hơn, cấp bậc cao hơn sẽ chào lại đáp lễ, cùng trân trọng và lắng nghe.
Thái Lan
Cách chào của người Thái Lan bị ảnh hưởng một phần từ Phật giáo, được gọi là Wai. Khi chào, người Thái sẽ chắp tay ở vị trí ngang lồng ngực giống tư thế vái lạy và cúi người. Nếu muốn thể hiện sự tôn trọng hơn nữa, người chào sẽ nâng cao vị trí chắp tay đến cổ, mặt, trán.
Bàn tay đặt càng gần mặt càng chứng tỏ sự tôn trọng người được chào. Tư thế này cũng được sử dụng khi họ muốn bày tỏ sự “ Xin lỗi” và “ Cảm ơn”.
Nhật Bản
Cúi gập về phía trước với thái độ cung kính, lịch sự, 2 tay thẳng nép quần là cách chào truyền thống của người Nhật cũng như Hàn Quốc. Nếu muốn thể hiện sự tôn trọng với đối phương, họ sẽ cúi thấp hơn, thường là góc chào 90 độ.
Người Nhật rất coi trọng các nghi thức chào hỏi xã giao. Nếu chào một cách hời hợt thường sẽ bị quở trách. Cách chào phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng, thời gian nào trong ngày và ý định là gì. Lưu ý khi chào một người Nhật, hãy nói rằng bạn mong muốn gặp lại họ trong thời gian tới.
TÂY TẠNG
Cách chào thè lưỡi của người Tây Tạng có từ thế kỉ 9 khi vua Lang Darma – người được cho là có lưỡi màu đen, trị vì. Để chứng minh mình không phải là hiện thân của vị vua này, mọi người phải thè lưỡi ra khi chào hỏi nhau.
Mông Cổ
Người Mông Cổ có cách chào rất khác biệt, giang rộng cánh tay và mắt nhắm nghiền lại. Cách chào này thể hiện sự chào đón một cách niềm nở và không quan tâm địa vị xã hội của đối phương, mà thực sự coi là một người bạn.
Khi chào hỏi, người Mông Cổ thường sử dụng hada ( tấm vải bằng lụa hoặc coton) cho những lần gặp mặt người quen hay khách lạ đến nhà. Khi đó, mỗi người phải nhẹ nhàng cầm dải lụa bằng cả hai tay và từ từ cuối thấp người xuống. Đây là một kiểu chào đậm chất truyền thống và rất quan trọng đối với người bản địa, thể hiện sự tôn trọng văn hóa Mông Cổ.
Pháp
Lời chào thường phức tạp hơn. Ở thành phố Nantes, người dân thường chào bằng bốn nụ hôn, hai nụ hôn ở Toulouse, hoặc nụ hôn duy nhất vào má khi bạn tới thành phố Brest. Tuy vậy, nguyên tắc chung là môi không chạm má, và chỉ nên hơi tạo âm gió khi hôn.
Người Maori
Áp nhẹ mũi vào mũi đối phương và kết thúc lời chào bằng cái nắm tay. Chạm mũi mang ý nghĩa là truyền cho nhau hơi thở của sự sống.
Zimbabwe
Vỗ tay là cách chào hỏi phổ biến của người dân Zimbabwe. Hành động này được sử dụng để chào hỏi và tạm biệt nhau. Khi chào thì vỗ tay mạnh liên tục, còn khi tạm biệt thì vỗ nhẹ và thưa hơn.
(Nguồn ảnh: internet)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
EM MÙA THU, CHIỀU MƯA THÁNG MƯỜI - Thơ Ngọc Ánh
Tranh Hứa Xuân Trường EM MÙA THU Em ďi dưới nắng Xuân hồng đó Mái tóc mây trời trong trắng bay Má đào đã ửng hây hây đỏ Em thướt tha ngời tr...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
mỗi nước có nét riêng chứ
Trả lờiXóa