元夜空庭月滿天
依依不改舊嬋娟
一天春興誰家落
萬里瓊州此夜圓
鴻嶺無家兄弟散
白頭多恨歲時遷
窮途憐汝遙相見
海角天涯三十年。
(阮攸)
Phiên âm Hán Việt:
Quỳnh Hải Nguyên Tiêu
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên,
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thì thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nhai tam thập niên.
Y y bất cải cựu thuyền quyên.
Nhất thiên xuân hứng, thuỳ gia lạc,
Vạn lý Quỳnh Châu thử dạ viên.
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thì thiên.
Cùng đồ liên nhữ dao tương kiến,
Hải giác thiên nhai tam thập niên.
(Nguyễn Du)
Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) sinh ra trong một
danh gia vọng tộc, phú quý bậc nhất cuối đời Vua Lê chúa Trịnh. Dinh cơ nhà họ
Nguyễn thật đồ sộ, người ăn kẻ ở, ngựa xe, võng lọng vào ra suốt ngày. Cuộc sống
sum hợp tưởng bền lâu nào ngờ tai ương biến cố đổ ập xuống khiến gia đình họ
Nguyễn tan nát. Việc riêng trong gia đình cộng với vận nước điêu linh đã xô đẩy
đời ông vào cảnh phong ba bão táp khiến ông phải lang bạt giang hồ rày đây mai
đó trong cảnh nghèo khổ một thời gian dài, ông gọi là "Mười năm gió bụi"
(1786-1796). Năm lên mười thì cha ông, Tể Tướng Nguyễn Nghiễm mất,ba năm sau mẹ
ông là thứ thất cũng lìa đời. Mồ côi cha lẫn mẹ năm mưòi ba tuổi. Lúc nầy ông
buộc lòng phải ra đi sống nương nhờ nhà người anh cả cùng cha khác mẹ là Quận
Công Nguyễn Khản, lớn hơn ông 30 tuổi. Được mấy năm thì trong nước có loạn,
chúa Trịnh Sâm âm mưu định bỏ trưởng lâp thứ làm sinh ra loạn kiêu binh khiến
triều đình bất ổn, dân sinh ta thán. Quân Tam Phủ ỷ có công trong việc giúp người
con trưởng là Trịnh Khải giành lại được ngôi chúa (1782)nên đâm ra lộng hành quấy
phá, giết hại công thần, cướp của nhà dân, gây biết bao đau khổ. Lúc bấy giờ
dinh cơ họ Nguyễn ở phố Bích Câu cũng bị đốt sạch, bản thân Nguyễn Khản cũng phải
bỏ chạy về Sơn Tây lánh nạn, còn Nguyễn Du thì về nguyên quán ỏ Hà Tỉnh...
Bài thơ được sáng tác trong trường hợp nào?
Bài
thơ Quỳnh Hải Nguyên Tiêu được sáng tác trong năm cuối của "Mười năm
gió bụị". Cuộc sống đói khổ, bịnh hoạn kéo dài ba năm mà không tiền
mua thuốc làm ông suy sụp tinh thần, tam sinh tích bệnh bần vô dược.
Đối với ông mùa xuân theo lẽ từ trên Trời rơi xuống phải chan đều khắp
mọi nhà nhưng sao lại rơi lạc phương trời nào? Ngày 15 Tết, nhiều nhà
vui đón Xuân, riêng ông chỉ biết thở dài nhìn Xuân từ từ đi qua một cách
lặng lẽ, có chăng là ánh trăng mờ tỏ của ngày xưa thơ ấu mà thôi. Ông
ngắm vầng trăng mà lòng xót thương cho dân nghèo bị cường hào ác bá quấy
nhiễu, hành hạ, còn triều đình thì rối ren, ngoại xâm dòm ngó. đồng
thời xót thưong cho thân phận của mình, đã ba mươi tuổi đời mà vẫn còn
phiêu bạt đó đây, ăn nhờ ở đậu bên vợ. Ngày Tết tác giả nhớ nhà, nhớ cha
mẹ amh em, tâm trạng thật buồn, chỉ còn vầng trăng sáng là bạn đến thăm
mà thôi. "Trăng" là một biện pháp tu từ hoán dụ thay thế cho người,
bạn. Trăng là giống hữu tình, chủ động tìm đến thăm ông trong lúc ông cô
đơn. Càm xúc dâng trào nên ông viết lên những vần thơ trác tuyệt.
Bài
thơ chữ Hán Quỳnh Hải Nguyên Tiêu mở đầu cho tập thơ Thanh Hiên Tiền
Hậu Tập của tiên sinh. Bài thơ nầy không phải sáng tác trứơc mà có sau
các bài: Sơn Trung Mạn Hứng, Tự Thán, Khất Thực, trong tập sách kể trên.
Các
nhà nghiên cứu văn học Việt Nam có nhận xét: Truyện Kiều là một kiệt
tác của văn học Việt Nam, đựợc viết bằng chữ Nôm nhưng xét cho cùng thì
vẫn cón thua thơ chữ Hán của ông. Ngoài tập thơ đó ra ông còn sáng tác
các tập thơ khác bằng chữ Hán như: Nam Trung Tạp Ngâm, Thanh Hiên Thi
Tập, Bắc Hành Tạp Lục. So với các nhà thơ đời Thịnh Đường bên Trung
Quốc, ông đâu có thua gì các bậc thi bá kia! Để kết luận về giá trị nghệ
thuật của bài thơ nầy cũng như tài năng của Nguyễn Du, tôi xin trích
lời nhận xét của nhà thơ Thảo Nguyên về bài thơ Quỳnh Hải Nguyên Tiêu:
"Bài thơ toàn bích, có bố cục chặt chẽ, đẹp như một viên ngọc. Vớí những
ý tưởng hoàn toàn mới lạ, khác hẳn với những bài thơ Đường xưa cũ, có
thể nói đây là một trong những bài "thơ trăng" đẹp, lạ nhất của văn học
Việt Nam".
Dịch nghĩa:
Quỳnh Hải đêm rằm tháng giêng
Đêm
rằm tháng giêng, sân vắng, trăng sáng đầy trời.
Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.
Cả một bầu trờì xuân rơi xuống, nơi cửa ngõ nhà ai?
Vầng trăng vẫn đẹp như xưa, không hề thay đổi.
Cả một bầu trờì xuân rơi xuống, nơi cửa ngõ nhà ai?
Chỉ
có ánh trăng đêm nay tỏa sáng khắp nẻo Quỳnh Châu xa xôi ngoài nghìn dặm này
Nơi quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em ly tán .
Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng trôi mau.
Cảm động biết bao, giữa lúc cùng đường, ngươi (trăng) từ xa xăm vẫn tới thăm
Nơi quê hương Hồng Lĩnh, chẳng còn nhà cửa, anh em ly tán .
Đầu đã bạc, càng giận cho ngày tháng trôi mau.
Cảm động biết bao, giữa lúc cùng đường, ngươi (trăng) từ xa xăm vẫn tới thăm
Nơi
chân trời góc biển, bạn (trăng) đến cùng ta chia nhau buồn vui những ba mưoi
năm rồi.
Chú
thích:
1/.
Quỳnh Hải tức Quỳnh Châu thuộc trấn Sơn Nam xưa, nay là huyện Quỳnh Côi, tỉnh
Thái Bình, quê vợ của Nguyễn Du. Năm 1786, sau khi Nguyễn Khản thất lộc, Nguyễn
Du lánh nạn về Quỳnh Côi ở nhà anh vơ là Đoàn Nguyễn Tuấn ở xã Hải An (lúc này
Lê Chiêu Thống chưa chạy sang Trung Quốc).
2/.
Nguyên tiêu: rằm tháng giêng âm lịch, nguòi Tàu làm lễ cúng kiếng rộn rịp.
3/. Thuyền quyên: chỉ dáng đẹp đẻ dễ thương. Nói chung chỉ
người lẫn vật nhưng quen dùng chỉ người phụ nữ . Ở đây chỉ mặt trăng.
4/.Hồng Lĩnh: Núi ở Nghệ An. Nguyễn Du có chính quán ở Hà Tỉnh.
Bản Dich của : Quách Tấn
Rằm tháng giêng trăng vàng lai
láng,
Nghìn xưa không đổi dạng thuyền quyên.
Quỳnh Châu muôn dặm đoàn viên,
Một trời xuân hứng xuân riêng nhà nào?
Cảnh Hồng Lĩnh biết bao ly tán!
Bạc mái đầu ngày tháng đổi thay.
Đường cùng mừng thấy nhau đây,
Phương trời lận đận tuổi đầy ba mươi.
Nghìn xưa không đổi dạng thuyền quyên.
Quỳnh Châu muôn dặm đoàn viên,
Một trời xuân hứng xuân riêng nhà nào?
Cảnh Hồng Lĩnh biết bao ly tán!
Bạc mái đầu ngày tháng đổi thay.
Đường cùng mừng thấy nhau đây,
Phương trời lận đận tuổi đầy ba mươi.
Bản Dịch của Nhất Uyên Phạm Trọng Chánh
Trăng sáng đầu xuân toả ngập tràn,
Bao giờ trăng chẳng nhạt thuyền quyên.
Một trời xuân hứng nhà ai lạc,
Muôn dặm Quỳnh Châu nguyệt sáng ngần.
Hồng Lĩnh không nhà huynh đệ vắng,
Bạc đầu đa hận tháng ngày nhanh.
Đường cùng trăng vẫn còn soi đến,
Góc biển chân trời, ba chục năm.
Bao giờ trăng chẳng nhạt thuyền quyên.
Một trời xuân hứng nhà ai lạc,
Muôn dặm Quỳnh Châu nguyệt sáng ngần.
Hồng Lĩnh không nhà huynh đệ vắng,
Bạc đầu đa hận tháng ngày nhanh.
Đường cùng trăng vẫn còn soi đến,
Góc biển chân trời, ba chục năm.
Phạm Trọng Chánh
Bản Dịch của Nguyễn Cang.
Quỳnh Hải Đêm Rằm Tháng Giêng
Trăng sáng nguyên tiêu sân vắng người
Trăng xưa không đổi vẻ xinh tươi
Trăng treo xuân đến rơi ngoài ngõ
Muôn dặm Quỳnh Châu dạ rối bời
Hồng Lĩnh tan nhà huynh đệ tán
Bạc đầu thêm hận tháng ngày trôi
Đường cùng bạn đến vui mừng gặp
Góc bể chân trời, đã mấy mươi!
Nguyễn Cang
rất tuyệt
Trả lờiXóa