Chiều tối 16-12, lũ trên hầu hết sông ở tỉnh Bình Định đang tiếp tục
lên rất nhanh, trên mức báo động 3. Riêng lũ sông Kôn dưới lũ lịch sử
năm 2013 chỉ 0,1 m. Bình Định lại có thêm sáu người chết, năm người mất
tích, hơn 70.800 ngôi nhà bị ngập, gần 5.000 hộ phải sơ tán. Trong đó,
nặng nhất là huyện Tuy Phước có đến hơn 27.500 ngôi nhà bị ngập, gần
1.000 hộ dân phải sơ tán tránh lũ.
Bình Định: Hơn 90 xã cần tiếp tế
Từ 2 giờ sáng 16-12, gia đình chị Trần Thị Thanh Tuyền, khu vực Kim
Châu, phường Bình Định, thị xã An Nhơn tất bật kê dọn đồ đạc trong nhà
để tránh nước. Chị cho hay: “Gà đưa lên chuồng cao hơn, lúa giống cho
lên ghế kê lên giường, đồ điện thì cho lên bàn… Cả đêm qua, mọi người
chẳng ai chợp mắt, ai cũng thức dọn dẹp xuyên đêm”.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Châu, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Bình Định, cho biết tình trạng lũ dâng cao, gây ngập nặng xảy
ra ở hầu khắp các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh. Toàn tỉnh đã có hơn
90 xã bị cô lập, người dân không thể di chuyển ra ngoài. Địa phương huy
động nhiều lực lượng, tổ chức đi thuyền đến tiếp tế lương thực, mì ăn
liền, nước uống… cho người dân đang bị lũ cô lập.
Lực lượng thanh niên xung kích xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước (Bình Định) đưa người dân đi tránh lũ. Ảnh: DC
Đèo Cả: Tắc đường nghiêm trọng
Tối 16-12, ông Lê Hồng Sơn, Phó Giám đốc Chi nhánh Vận tải đường sắt
Nha Trang, cho biết đường sắt Bắc-Nam đoạn Lương Sơn – Phong Thạnh ở
phía bắc TP Nha Trang, Khánh Hòa đã thông tuyến. Hàng chục đoàn tàu nằm
chờ tại các ga đã chuyển bánh sau khi lực lượng chức năng khắc phục sự
cố đường ray bị lũ cuốn.
Trước đó, nước mưa từ trên núi đổ xuống rất lớn cuốn trôi gần hết nền
của rất nhiều đoạn đường sắt các đoạn ở phía bắc đèo Cả, thuộc thôn Hảo
Sơn, xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, Phú Yên… Nhiều đoạn hai đường ray
bị treo lên cao, bên dưới lũ chảy mạnh.
Chiều 16-12, quốc lộ 1 đoạn qua đèo Cả thuộc tỉnh Phú Yên mới tạm
thông xe trở lại sau nhiều tiếng đồng hồ bị tê liệt, ách tắc vì cả ngàn
khối đất đá từ trên núi đổ xuống, chắn lấp hết mặt đường. Trước đó, ô tô
phải cắn đuôi nằm chờ kéo dài hàng chục cây số trên quốc lộ 1 và quốc
lộ 29. Công ty CP Đầu tư Đèo Cả đã mở cửa hầm đường bộ qua đèo Cổ Mã vừa
xây dựng xong, điều tiết cho xe lưu thông qua hầm để giải phóng bớt
lượng xe.
Toàn phố cổ Hội An ngập sâu
Tại Quảng Nam, nhiều xã của huyện Đại Lộc như Đại Nghĩa, Đại Quang,
Đại An, Đại Cường, Đại Lãnh, Đại Hưng… bị nước lũ bủa vây, có nơi ngập
sâu 1,5-2 m khiến hàng ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước lũ. Nước lũ
chia cắt tuyến đường ĐT609 tại thị trấn Ái Nghĩa.
Một số xã nằm ven sông Thu Bồn như xã Điện Hồng, Điện Thọ, Điện Tiến cũng bị nước ngập chia cắt cục bộ.
Tại thị xã Điện Bàn, tuyến đường TL610B dẫn lên các xã Điện Quang,
Điện Phong, Điện Trung thuộc khu vực Gò Nổi đã bị nước lũ chia cắt từ
ngày 15-12.
Toàn bộ phố cổ Hội An ngập sâu trong nước lũ sau liên tục hai ngày
mưa không ngớt. Sông Hoài nước lên nhanh và chảy xiết. Các bến đò tạm
mọc lên xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân và du khách bị cô
lập. Chợ Hội An hoàn toàn đóng cửa.
Để đảm bảo an toàn về tính mạng cho người dân và du khách tham quan
phố cổ trong mùa lũ, thành phố đã ban hành lệnh cấm người dân chèo
thuyền chở khách tham quan trong khu vực nguy hiểm.
Dòng nước lũ cuồn cuộn đổ về Ninh Thuận. Ảnh: TVT
Lũ dữ cuồn cuộn đổ về Ninh Thuận
Cũng trong chiều 16-12, xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận
bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Lũ lớn lên cao và nhanh, dòng nước chảy
xiết. Tỉnh Ninh Thuận cho di dời khoảng 100 hộ dân ở huyện Ninh Hải đến
nơi an toàn do dự báo sẽ tiếp tục mưa lớn. Hiện lũ trên sông Cái Phan
Rang ở mức báo động 1 và sông Lu ở mức báo động 2. Dung tích của 20 hồ
chứa trên địa bàn tỉnh đạt 99,6%, hiện có 19/20 hồ xả lũ với lưu lượng
18-89 m3/giây.
Tại Phú Yên, lũ đang cô lập hàng chục xã thuộc các huyện Đồng Xuân,
Tuy An, thị xã Sông Cầu. Hầu hết tuyến giao thông trọng yếu của các địa
phương này đều bị ngập sâu trong nước. Hơn 3.000 hộ ở các địa phương đã
sơ tán đi tránh lũ…
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, tình trạng ngập
lụt sâu, diện rộng nghiêm trọng xảy ra tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế
đến Ninh Thuận và Gia Lai. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông suối
nhỏ, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng, ven sông và mưa lũ
ảnh hưởng đến an toàn các hồ chứa ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh
Thuận và Gia Lai. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.
Theo thông báo chủa tổng kết đã có rất nhiều người chết trong đợt lũ
này. Bình Định 9 người chết mất tích, Huế 4 người, Quảng Nam 3 người.
(Từ Dannews)
Xem Thêm :Khiêng quan tài lội bì bõm trong nước lũ trên đường phố Hội An
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Thơ MP.Trường Giang Thủy : TÓC DÀI TÓC NGẮN , HOA LÒNG
TÓC DÀI TÓC NGẮN Tóc dài xưa nợ bàn tay, Gỡ từng sợi rối thẹn ngày gió thu... Nắng hồng dính vệt sương mù Soi trên tóc ngắn bạc từ hôm qua...
-
CON MỂN VÀ ĐIỀM BÁO KHÔNG MAY MẮN Con thú rừng có tên “ Mển ” hay“ Mang” , còn gọi là hoẵng , kỉ , là mộ...
-
Năm nào cũng vậy, do thức dậy sớm đi chợ sớm, nên má là người đầu tiên mở ngày ba mươi Tết ra. Không biết có phải số má cực, vía má cực kh...
-
Bối cảnh lịch sử: Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; sinh ngày 3 tháng 1 năm 1766–1820), tên tự Tố Như (素如), hiệu Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu Hồ...
khủng khiếp quá
Trả lờiXóa